I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Hình ảnh của Bác Hồ; phiếu HT; Bảng phụ.
2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
b. Kiểm tra bài mới
H: Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em đã học bài thơ nào viết về Bác Hồ kính
yêu? Em hãy đọc một khổ thơ em yêu thích nhất?
26 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 81 đến 86 - Năm học 2019-2020 - Đinh Hồng Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
Ngày giảng: 7A1, 7A6: 13/01/2020 7A2: 14/01/2019
TIẾT 81 - Văn bản:
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
- Phạm Văn Đồng-
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Hình ảnh của Bác Hồ; phiếu HT; Bảng phụ.
2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
b. Kiểm tra bài mới
H: Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em đã học bài thơ nào viết về Bác Hồ kính
yêu? Em hãy đọc một khổ thơ em yêu thích nhất?
3. Bài mới
* HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân
- Đọc lại những câu thơ em còn nhớ trong BT Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ?
- Qua bài thơ, em thấy được những phẩm chất gì của Bác?
GV: Ở bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động
trước hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc, suốt đêm đốt lửa cho anh nằm,...Còn
hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nữa nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Người
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
thông qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - người
học trò xuất sắc - người cộng sự gần gũi nhiều năm của Bác.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Dựa vào phần chú thích*, em hãy nêu
một vài nét về tác giả ?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
GV: HD đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi
nổi, lưu ý những câu cảm.
+ Giải thích từ khó: Kết hợp phần II
? VB đề cập đến nội dung gì?
? Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp
các kiểu nghị luận: chứng minh, giải
thích, bình luận. Theo em kiểu nghị
luận nào là chính?
? Vấn đề mà tác giả nghị luận là gì?
? Tác giả đã lập luận theo trình tự nào?
- Từ nhận xét khái quát đến những biểu
hiện cụ thể.
HĐ nhóm đôi 2’
? Dựa vào trình tự lập luận, em hãy
xác định bố cục của bài văn?
- Vì là đoạn trích nên văn bản này
không đủ 3 phần như trong bố cục
thông thường của bài văn nghị luận.
HS đọc đoạn 1,2.
? Tác giả đã nhận định như thế nào về
đức tính giản dị của Bác Hồ?
? Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) - một học trò
xuất sắc của chủ tịch HCM.
- Là thủ tướng chính phủ trên 30 năm.
- Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
- Các TP của ông có tư tưởng sâu sắc, tình cảm
sôi nổi, lời văn trong sáng.
b. Tác phẩm:
- Trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh
hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của
thời đại” - Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch
HCM (1970).
2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
3. Thể loại: Nghị luận chứng minh.
4. Bố cục: 2 phần.
+ P1 (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức
tính giản dị của Bác.
+ P2 (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện
cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng
minh sự giản dị)
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của
Bác:
- Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa
đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với
đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ
Chủ Tịch.
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
câu? Tác dụng của sự đối lập đó là gì?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận
của tác giả ở đoạn văn này?
? Câu văn nêu luận điểm chính của bài
cho ta hiểu gì về Bác?
HĐ cá nhân – động não 1’
? Đức tính giản dị của Bác được tác giả
nhận định bằng những câu văn nào?
- Rất lạ lùng... là trong 60 năm của
cuộc đời ... tuyệt đẹp.
? Lời giải thích này có tác dụng gì?
- Giải thích và nhấn mạnh thêm nét đặc
trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời
và phong cách sống của Bác.
? Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ
gì của tác giả?
HS: đọc đoạn 3
? Ở đoạn 3, tác giả đã đề cập tới 2
phương diện trong lối sống giản dị của
Bác. Đó là những phương diện nào?
HS: HĐN bàn/4’, mỗi nhóm 1 ND:
N1,2/ phiếu học tập
? Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của
Bác, tác giả đã đưa ra chứng cớ nào?
- Bảng phụ các dẫn chứng.
? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng
mà tác giả đưa ra ở đây?
? Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm
gì về Bác?
N3,4/ phiếu học tập
? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị
của Bác trong quan hệ với mọi người,
tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể nào?
- Bảng phụ các dẫn chứng.
? Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn
chứng ở đây?
? Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý
nghĩa gì?
GV: Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầm
trong thế giới ngày nay” là câu sơ kết
-> Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ
sung cho nhau.
-> Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
=> Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi
thường vừa là người bình thường, rất gần gũi
thân thương với mọi người.
=> Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao
đẹp của Bác.
2. Chứng minh sự giản dị của Bác:
a. Giản dị trong lối sống:
* Trong sinh hoạt, làm việc:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món...
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
- Bác suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc
nhỏ.
-> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời
thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu,
dễ thuyết phục.
=> Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng
như trong công việc.
* Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
-> Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.
=> Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu
quý tất cả mọi người của Bác.
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
đoạn vừa có giá trị khái quát nhấn
mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học.
? Nói như vậy nhằm mục đích gì?
- Khẳng định lối sống giản dị của Bác,
bày tỏ tình cảm quý trọng đối với Bác.
N5,6/ Phiếu học tập
? Đoạn cuối chứng minh sự giản dị của
Bác ở mặt nào?
? Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách
nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn
những câu nói nào của Bác?
? Vì sao tác giả lại dẫn câu nói này?
? Em có nhận xét gì về những câu nói
này của Bác?
- Giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ.
? Khi nói và viết cho quần chúng nhân
dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị,
vì sao?
- Để quần chúng hiểu được, nhớ được,
làm được.
? Những lời nói và viết của Bác có tác
dụng gì?
? Qua bài tác giả khẳng định điều gì?
? Khái quát nghệ thuật lập luận của tác
giả khi xây dựng văn bản?
? Nêu nội dung của bài?
? Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
? Em học tập được gì về cách nghị luận
của tác giả?
- Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dẫn
b. Giản dị trong cách nói và viết:
- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn...
-> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác,
mọi người dân đều biết.
=> Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng
người.
=> Ca ngợi đức tính giản dị của Bác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc,
có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Nội dung:
- Qua văn bản, tác giả ngợi ca đức tính giản dị
của Bác trong đời sống hàng ngày. Đồng thời,
thể hiện tình cảm chân thành của tác giả đối
với Bác.
3. Ý nghĩa:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị
của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo
tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
chứng toàn diện, phong phú, xác thực;
xen giữa dẫn chứng là giải thích, bình
luận nhẹ nhàng, sâu sắc.
? Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm
của tác giả đối với Bác?
- Tác giả: Là người luôn kính yêu và
trân trọng Bác.
HS: đọc ghi nhớ.
? Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản
dị của Bác?
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
- Tôi nói đồng bào nghe rõ không? (Tuyên
ngôn độc lập).
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh
Pác Bó).
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Nêu ý nghĩa và rút ra bài học của em khi học xong văn bản?
? Em học tập được những đức tính gì ở Bác qua văn bản này?
- Ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm, không lãng phí.
- Luôn gần gũi quan tâm đến mọi người.* HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
Qua văn bản cho ta thấy Bác là người có những đức tính gì? Đức tính đó được thể hiện ở
những khía cạnh nào?
GV kể câu chuyện về đức tính giản dị của Bác.
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng-
? Nhận xét về cách lập luận và ý nghĩa của văn bản?
? Thế nào là giản dị? Giản dị khác với keo kiệt không?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Về nhà tìm thêm một số bài viết nói về đức tính giản dị của Bác.
- Chuẩn bị bài: Ý nghĩa văn chương cần tìm hiểu:
+ Những nét chính về Hoài Thanh.
+ Nội dung và nghệ thuật chính của văn bản.
Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu luận điểm, cách chứng minh và ý nghĩa của văn bản.
............................ * * * ...........................
Ngày giảng: 7A1,2,6: 16/1/2019
TIẾT 82 - Văn bản:
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản
nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Có tinh thần yêu mến văn chương hơn.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số nét chính về Hoài Thanh.
- Chân dung Hoài Thanh.
2. Học sinh: - Soạn bài theo các câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hàng
ngày?
b. Kiểm tra bài mới
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
* HĐ 1: Khởi động
Chúng ta có bao giờ tự hỏi: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, nhiệm vụ của văn chương là
gì và văn chương có công dụng như thế nào trong cuộc sống......
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật,
muôn loài.Lý do vì sao cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
* HĐ2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Treo chân dung Hoài Thanh.
? Dựa vào chú thích*, em hãy nêu hiểu
biết của mình về tác giả Hoài Thanh?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Hoài Thanh (1909 - 1982).
- Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc ở thế kỉ
XX.
- Là tác giả của Tập thi nhân Việt Nam một
công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
GV: HD đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng,
rành mạch, biểu lộ cảm xúc.
GV: đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
? Văn bản được viết theo thể loại gì?
? Ta có thể chia bài văn thành mấy
phần, ý của từng phần là gì?
GV: VB thuộc thể nghị luận văn chương,
bàn về vấn đề thuộc văn chương.
HS: đọc đoạn 1,2.
? Ở đoạn 1, tác giả đi tìm nguồn gốc của
văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì?
? Đây có phải là dẫn chứng không?
? Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ?
? Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến kết
luận ntn? Đây có phải là LĐ không?
HĐ nhóm đôi 2’
? Em có nhận xét gì về vị trí của luận
điểm trong đoạn văn?
- Luận điểm ở cuối đoạn
? Vị trí ấy cho thấy luận điểm đã được
trình bày theo cách nào?
- Thể hiện cách trình bày theo lối quy
nạp, từ cụ thể đến khái quát.
? Nhận xét về cách dẫn dắt luận điểm
của tác giả?
? Em hiểu luận điểm ấy ntn?
? Theo em quan niệm như thế có đúng
không?
- Rất đúng nhưng chưa đủ: văn chương
có thể bắt nguồn từ lao động, tôn giáo...
GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện
hoang đường, song không phải là
không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để
chuyển tiếp đến luận điểm.
Thơ mới.
b. Văn bản:
- Viết 1936, in trong sách "Văn chương và
hành động”.
2. Đọc và chú thích.
3. Thể loại: Nghị luận văn chương
4. Bố cục: 2 phần.
- Đoạn 1,2: Nguồn gốc của văn chương.
- Đoạn 3,4,5,6,7,8: Ý nghĩa và công dụng của
văn chương.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nguồn gốc của văn chương:
- Chuyện con chim bị thương - Tiếng khóc của
thi sĩ.
-> Dẫn chứng thực tế.
- Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là
nguồn gốc của thi ca.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người và rộng ra thương cả muôn vật,
muôn loài. ( LĐ)
-> Cách dẫn dắt luận điểm tự nhiên, xúc
động.
=> Văn chương xuất hiện khi con người có
cảm xúc mãnh liệt.
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
HS: đọc đoạn 3,4,5,6,7,8.
HĐ cá nhân động não:
? Hoài Thanh bàn về ý nghĩa của văn
chương qua câu văn nào?
G: Nhấn mạnh.
? Theo dõi đoạn tiếp theo, em hãy cho
biết văn chương có công dụng gì?
HS: HĐN bàn 3’
? CM cho công dụng đó của văn
chương tác giả đưa ra dẫn chứng nào?
- Một người hàng ngày... hay sao?
GV: Như vậy, văn chương đã khơi dậy
những trạng thái xúc cảm cao thượng
của con người.
GV: Liên hệ Tác phẩm Dế Mèn phiêu
lưu kí - Tô Hoài.
? Văn chương có tác động như thế nào
đến tình cảm của con người?
GV: Văn chương giúp rèn luyện và mở
rộng thế giới tình cảm của con người.
? Đoạn “ Có kẻ nói... quá đáng” nói
đến công dụng nào của văn chương?
GV: Liên hệ VB Mùa xuân của tôi - Vũ
Bằng
- Văn chương làm đẹp cho cuộc đời,
cuộc đời đáng yêu hơn. (Côn Sơn Ca -
Nguyễn Trãi )
? Kết thúc bài tác giả đưa ra giả định
gì? Giả định đó nói đến công dụng nào
của văn chương?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị
luận của tác giả?
? Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng
nào của văn chương đối với con người?
? Khái quát nghệ thuật lập luận của văn
bản?
2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương
a. Ý nghĩa:
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống
muôn hình vạn trạng.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
b. Công dụng:
- Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị
tha.
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn
có. Văn chương làm giàu tình cảm của con
người.
- Văn chương làm đẹp cho cuộc đời, cuộc đời
đáng yêu hơn.
- Các thi sĩ, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử
nhân loại.
-> Dẫn chứng thực tế, lí lẽ sắc bén, giàu cảm
xúc nên có sức thuyết phục.
=> Văn chương làm giàu thêm cho tình cảm của
con người; làm cho tình cảm của người đọc trở
nên phong phú, sâu sắc tốt đẹp hơn.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh
bạch và đầy sức thuyết phục.
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
? Nêu nội dung của văn bản?
? Nêu ý nghĩa văn bản?
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước,
khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu
chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh,
cảm xúc.
2. Nội dung:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là là lòng
yêu thương. Văn chương là hình ảnh của sự
sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự
sống, làm giàu tình cảm con người.
3. Ý nghĩa
- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà
văn về văn chương.
HĐ 3: Luyện tập
? Bài văn đã cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của văn chương? Em học tập được gì về
cách nghị luận của tác giả?
- Nhờ có học truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian
truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương
yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay. Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn
chương đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh
đến mức nào.
*HS hoạt động nhóm:
GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ:
? Nội dung và nghệ thuật chính của văn bản. Tổ nào trả lời nhanh đúng hơn thì thắng
GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
? Em có nhận xét gì về bài văn nghị luận của Hoài Thanh?
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương. Văn chương là hình ảnh của sự
sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, làm giàu tình cảm con người. Em thấy
đúng k?
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng
? Em đã hiểu hết về cội nguồn của văn chương chưa ?
?Trong những bài văn, bài thơ đã học, em tâm đắc nhất bài thơ bài văn nào? Tại sao?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Về nhà đọc lại văn bản và tìm các dẫn chứng, lí lẽ trong văn bản trên.
- Đọc chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản nghị luận theo hướng dẫn sgk/66,67.
Yêu cầu: Soạn bài theo 3 câu hỏi SGK - Trang 66.
Bỏ bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng việt.
Câu 1 kẻ bảng và ghép câu 2 cùng bảng câu 1
............................ * * * ..........................
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
Ngày giảng: 7A2: 16 /01/2020 7A1 : 18/01/2020; 7A6: 17/01/2020
TIẾT 83 – Văn học
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại.
- Nắm được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Thấy được sự khác nhau cơ bản giữa kiểu văn bản nghị luận với kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa các văn bản đã học.
- Nhận diện được các luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản.
- So sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Kĩ năng trình bày, lập luận có lí, có tình.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc khi ôn tập.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Soạn theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
C. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: 15’
Đề bài:
Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở những phương diện nào? Chứng minh
sự giản dị đó của Bác. Nêu ý nghĩa của văn bản?
Đáp án + Biểu điểm:
a. Giản dị trong lối sống: 0,5
* Trong sinh hoạt, làm việc: 0,5 đ
- Bữa cơm chỉ có vài ba món... 0,5 đ
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng... 0,5 đ
- Bác suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ. 0,5 đ
* Trong quan hệ với mọi người: 0,5 đ
- Viết thư cho một đồng chí. 0,5 đ
- Nói chuyện với các cháu miền Nam. 0,5 đ
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân. 0,5 đ
b. Giản dị trong cách nói và viết: 0,5 đ
- Cách nói và viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá
lòng người: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Sông có thể cạn.....không bao giờ thay đổi.
1,0 đ
* Ý nghĩa:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. 2,0 đ
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch HCM. 2,0 đ
b. Kiểm tra bài mới
H: Hãy kể tên các tác phẩm thuộc thể loại văn nghị luận em đã học?
3. Bài mới
* HĐ 1: khởi động:
- Nêu tên VB, tên tác giả các Vb NL đã học?
Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu
được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: điền bảng theo yêu cầu (câu 1) thêm
nghệ thuật của ba văn bản nghị luận (câu 2)
HS: HĐN bàn/bảng nhóm, mỗi nhóm 1
bài (5 phút)
HS: đại diện lên bảng trình bày.
GV: đưa bảng chuẩn KT để đối chiếu.
I. Nội dung cơ bản và nghệ thuật
(Theo bảng phụ)
T
T
Tên bài
Tác
giả
Đề tài
nghị
luận
Luận điểm
PP
lập
luận
Nghệ thuật
1
Tinh
thần yêu
nước
của nhân
dân ta
Hồ
Chí
Minh
Tinh
thần
yêu
nước
của
dân tộc
VN
Dân tộc ta có một
lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một
truyền thống quý
báu của ta
Chứng
minh
- Lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng chọn lọc, toàn diện,
sắp xếp hợp lí; từ ngữ giàu
hình ảnh; Sử dụng phép liệt
kê, so sánh đặc sắc
Đức tính
giản dị
của Bác
Hồ
Phạm
Văn
Đồng
Đức
tính
giản dị
của
Bác Hồ
Bác giản dị trong
mọi phương diện:
Giản dị trong đời
sống, trong quan
hệ với mọi người,
CM
kết
hợp
giải
thích
- Dẫn chứng cụ thể, xác
thực, toàn diện, kết hợp
chứng minh, giải thích và
bình luận, lời văn giản dị và
giàu cảm xúc
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
2 trong lời nói và
bài viết
và
bình
luận
- Lí lẽ bình luận sâu sắc,
thuyết phục
- Lập luận theo trình tự
3
Ý nghĩa
văn
chương
Hoài
Thanh
Văn
chương
và ý
nghĩa
của nó
đối với
con
người
Nguồn gốc của văn
chương là ở tình
thương người, thương
muôn vật muôn loài.
Văn chương hình
dung và sáng tạo ra
sự sống, nuôi dưỡng
và làm giàu tình
cảm con người, làm
đẹp cho cuộc sống.
Giải
thích
kết
hợp
bình
luận
- Kết hợp CM với giải
thích và bình luận ngắn
gọn.
- LĐ rõ ràng, luận chứng
minh bạch đầy sức thuyết
phục
- Cách nêu dẫn chứng đa
dạng.
- Lời văn giản dị, giàu
hình ảnh và cảm xúc.
HS: HĐN bàn (3 phút) Điền vào
bảng đã chuẩn bị.
? Qua bảng thống kê đó em hãy nêu
sự khác nhau giữa văn bản nghị luận
và các thể loại tự sự, trữ tình?
? Vậy những câu tục ngữ có thể xem
là những văn bản nghị luận đặc biệt
hay không? vì sao?
HS: Đọc ghi nhớ
II. So sánh đối chiếu các yêu tố tự sự,
trữ tình với văn nghị luận:
1. Bảng hệ thông, so sánh đối chiếu các
yếu tố tự sự, trữ tình với văn NL
(Theo bảng bên dưới)
- Văn nghị luận: Chủ yếu dùng lí lẽ,
dẫn chứng và cách lập luận để thuyết
phục người đọc.
- Văn tự sự: Chủ yếu để kể chuyện,
thơ tự sự có vần, nhịp, văn thơ trữ
tình chủ yếu là bộc lộ cảm xúc.
- Các câu tục ngữ có thể coi là là văn
bản nghị luận đặc biệt vì mỗi câu tục
ngữ là một luận đề, hình ảnh chưa
được chứng minh.
* Ghi nhớ : SGK
Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận
STT Thể loại Yếu tố chủ yếu
1
Truyện
- Cốt truyện
- Nhận vật
- Nhân vật kể
Đinh Hồng Nhung – Giáo án Văn 7 – Năm học 2019-2020
2 Thơ trữ tình
- Tâm trạng, cảm xúc
- Hình ảnh, vần nhịp, nhân vật trữ tình
3 Kí - Nhân vật, nhân vật tự kể
4 Thơ tự sự - Nhân vật, nhân vật tự kể, vần nhịp
5 Tuỳ bút - Thường có tác giả biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc
6 Nghị luận - Luận điểm, luận cứ, lập luận
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
*HS hoạt động nhóm:
GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ:
? Kể tên và nêu Nội dung và nghệ thuật chính của các văn bản. Tổ nào trả lời nhanh đúng
hơn thì thắng
GV nhận xét, đánh giá
* HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
Các em đã học các văn bản và ôn lại rồi hãy chỉ ra các luận điểm chính của văn bản?
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng
Hãy kể thêm 1 số văn bản nghị luận mà em đã được đọc được nghe?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học phần ghi nhớ Sgk/67
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học.
- Về nhà ôn lại các kiến thức liên quan.
- Chuẩn bị: Văn bản Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.
Yêu cầu: Tìm hiểu về tác giả, nội dung và nét nghệ thuật đặc sắc.
Soạn bài theo các câu hỏi SGK.
+ Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.
+ Tìm hiểu về tình cảnh của nhân dân trong đêm mưa bão và thái độ của quan phụ mẫu.
+ Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả.
........................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_81_den_86_nam_hoc_2019_2020_dinh.pdf