Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 81 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi

người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác

giả.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản

nghị luận.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng.

4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:

a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử

dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Hình ảnh của Bác Hồ; phiếu HT; Bảng phụ.

2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật chia nhóm

pdf70 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 81 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 04/5/2020( 7A2) 05/5/2020( 7A1) TIẾT 81 - Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ - Phạm Văn Đồng- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày. - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng. 4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như: a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Hình ảnh của Bác Hồ; phiếu HT; Bảng phụ. 2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: ? Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em đã học bài thơ nào viết về Bác Hồ kính yêu? Em hãy đọc một khổ thơ em yêu thích nhất? 3. Bài mới * HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân - Đọc lại những câu thơ em còn nhớ trong BT Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ? - Qua bài thơ, em thấy được những phẩm chất gì của Bác? 2 GV: Ở bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc, suốt đêm đốt lửa cho anh nằm,...Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nữa nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Người thông qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc - người cộng sự gần gũi nhiều năm của Bác. * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm H’: Dựa và phần chú thích*, em hãy nêu một vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng ? H’: Nêu xuất xứ của văn bản? GV: Hd đọc -> đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. + Giải thích từ khó: GV giải nghĩa các từ khó sgk H’: Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính? H’: Vấn đề mà tác giả nghị luận là gì? H’: Tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? (Được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết). H’: Ở bài này tác giả đã lập luận theo I. Tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) - một cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. - Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. - Các tác phẩm của ông có tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. b. Tác phẩm: Trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 2. Đọc và tìm hiểu chú thích. a. Đọc. b. Chú thích 3. Thể loại: Nghị luận chứng minh. 3 trình tự nào? (Từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể). H’: Dựa vào trình tự lập luận, em hãy xác định bố cục của bài văn? GV: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận. Bài chỉ có 2 phần MB và TB. Hs: đọc đoạn 1,2. H’: Ý chính của đoạn này là gì? H’: Ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung? Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không? H’: Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu? Tác dụng của sự đối lập đó là gì? H’: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? H’: Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác? H’: Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy? H’: Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào? -> Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. H’: Lời giải thích này có tác dụng gì? -> Giải thích và nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác. H’: Lời nhận định đó đã thể hiện thái 4. Bố cục: 2 phần. + Mở bài (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác. + Thân bài (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng minh sự giản dị của Bác). II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác: - Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch. -> Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau. -> Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc. => Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người. => Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác. 4 độ gì của tác giả? (Gv chuyển ý) Hs: đọc đoạn 3,4,5. H’: Ý chính của 3 đoạn này là gì ? H’: Đoạn 3, chứng minh sự giản dị của Bác ở mặt nào? H’: Ở đoạn 3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những phương diện nào? (Giản dị trong sinh hoạt, làm việc và giản dị trong quan hệ với mọi người). H’: Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào? H’: Em có nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây? H’: Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm gì về Bác ? H’: Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào? H’: Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng ở đây? H’: Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì? GV: Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầmtrong thế giới ngày nay” là câu sơ kết đoạn vừa có giá trị khái quát nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực. H’: Nói như vậy tác giả nhằm mục đích gì? -> Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quý trọng đối với Bác. HS đọc lại đoạn cuối 2. Chứng minh sự giản dị của Bác: a. Giản dị trong lối sống: * Trong sinh hoạt, làm việc: - Bữa cơm chỉ có vài ba món... - Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng... - Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ... -> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục. => Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc. * Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân. => Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu. => Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quý tất cả mọi người của Bác. b. Giản dị trong cách nói và viết: - Không có gì quý hơn độc lập tự do. 5 H’: Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác? H’: Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này? H’: Em có nhận xét gì về những câu nói này của Bác? -> Giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. H’: Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao? (Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được). H’: Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì? ? Khái quát nghệ thuật lập luận của tác giả khi xây dựng văn bản? ? Nêu nội dung của bài? ? Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? H’: Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác? -> Cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. - Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết. => Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. 2. Nội dung: - Qua văn bản, tác giả ngợi ca đức tính giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày. Đồng thời, thể hiện tình cảm chân thành của tác giả đối với Bác. 3. Ý nghĩa: - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. 6 H’: Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả? -> Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; xen giữa dẫn chứng là giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. H’: Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác? -> Tác giả: Là người luôn kính yêu và trân trọng Bác. HS đọc ghi nhớ H’: Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị của Bác? H’: Em học tập được những đức tính gì ở Bác qua văn bản này? - Ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm, không lãng phí - Nên tự làm lấy mọi việc, không nên làm phiền người khác - Luôn gần gũi quan tâm đến mọi người - Nói và viết phải chuẩn mực, giản dị, không cầu kì, kiểu cách, khoa trương. * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập - Tôi nói đồng bào nghe rõ không? (Tuyên ngôn độc lập). - Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh Pác Bó). * Hoạt động 3: Luyện tập ? Nêu ý nghĩa và rút ra bài học của em khi học xong văn bản? ? Em học tập được những đức tính gì ở Bác qua văn bản này? - Ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm, không lãng phí. - Luôn gần gũi quan tâm đến mọi người. * HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng ? Qua văn bản cho ta thấy Bác là người có những đức tính gì? Đức tính đó được thể hiện ở những khía cạnh nào? GV kể câu chuyện về đức tính giản dị của Bác. * HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng- ? Nhận xét về cách lập luận và ý nghĩa của văn bản? ? Thế nào là giản dị? Giản dị khác với keo kiệt không? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Về nhà tìm thêm một số bài viết nói về đức tính giản dị của Bác. 7 - Chuẩn bị bài: Ý nghĩa văn chương cần tìm hiểu: + Những nét chính về Hoài Thanh. + Nội dung và nghệ thuật chính của văn bản. Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu luận điểm, cách chứng minh và ý nghĩa của văn bản. ............................ * * * ........................... Ngày giảng: 06/5/2020( 7A1) 08/5/2020( 7A2) TIẾT 82 - Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) I.MUC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong văn nghị luận. 3. Thái độ: - Có tinh thần yêu mến văn chương hơn. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một số nét chính về Hoài Thanh. - Chân dung Hoài Thanh. 2. Học sinh: - Soạn bài theo các câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 8 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? 3. Bài mới * HĐ 1: Khởi động Chúng ta có bao giờ tự hỏi: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, nhiệm vụ của văn chương là gì và văn chương có công dụng như thế nào trong cuộc sống...... Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.Lý do vì sao cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. * HĐ2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới H’: Dựa vào chú thích*, em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh? H’: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? + HD đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc. -> GV: đọc mẫu, gọi Hs đọc lại. H’: Văn bản được viết theo thể loại gì? H’: Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì? + GV: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị XH. Còn bài Ý nghĩa văn chương là thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về vấn đề thuộc văn chương. Vì là đoạn trích trong 1 bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh. + Hs đọc đoạn 1,2. H’: Ở đoạn 1, tác giả đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì? Đây I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Hoài Thanh (1909 - 1982). - Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc ở thế kỉ XX. - Là tác giả của Tập thi nhân Việt Nam – một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới. b. Văn bản: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hành động”. 2. Đọc và chú thích. 3. Thể loại: Nghị luận văn chương 4. Bố cục: 2 phần. + Đoạn 1,2,: Nguồn gốc của văn chương. + Đoạn 3,4,5,6,7,8: Ý nghĩa và công dụng của văn chương. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nguồn gốc của văn chương: - Chuyện con chim bị thương - Tiếng khóc của thi sĩ . 9 có phải là dẫn chứng không? H’: Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ? H’: Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến kết luận ntn? Đây có phải là luận điểm không? H’: Em có nhận xét gì về vị trí của luận điểm trong đoạn văn? H’(K,G): Vị trí ấy cho thấy luận điểm đã được trình bày theo cách nào? H’: Nhận xét về cách dẫn dắt luận điểm của tác giả? H’: Em hiểu luận điểm ấy ntn? H’(K,G): Theo em quan niệm như thế có đúng không? -> Rất đúng nhưng chưa đủ: văn chương có thể bắt nguồn từ lao động, tôn giáo + GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm. +HS đọc đoạn 3,4,5,6,7,8. H’: Hoài Thanh bàn về ý nghĩa của văn chương qua câu văn nào? Đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng? + Gv: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó -> Dẫn chứng thực tế - Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. -> Luận điểm ở cuối đoạn -> Thể hiện cách trình bày theo lối quy nạp, từ cụ thể đến khái quát. => Cách dẫn dắt luận điểm tự nhiên, xúc động. => Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt. 2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương a. Ý nghĩa: - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. DC: Cuộc sống của người dân VN qua ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích; đất nước quê hương qua “cây tre Việt Nam”, “Sông nước Cà Mau” + Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: => Văn chương phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng. 10 VD: Dế Mèn phiêu lưu kí, Lao xao H’: Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn nào? H’(K,G): Ở câu thứ nhất, tác giả nhấn mạnh công dụng nào của văn chương? (Khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người). H’(K,G): Ở câu thứ 2, tác giả đã cho thấy công dụng nào của văn chương? (Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người). H’: Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả? H’: Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người? H’: Tiếp theo, Hoài Thanh giành 2 câu văn để nói về công dụng xã hội của văn chương, đó là 2 câu văn nào? H’: Câu 1, tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương? (Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường). H’: Câu 2, tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương? (Các thi nhân, văn nhân lưu giữ quá khứ, làm giàu sang cho kho tàng lịch sử nhân loại, giúp con người hiểu biết quá khứ, lấy đó làm nền tảng, làm tấm gương để phấn đấu). H’: Hai câu văn trên, cho ta hiểu thêm gì về ý nghĩa của văn chương? H’: Khái quát nghệ thuật lập luận của văn bản? b. Công dụng: - Một người hằng ngày chỉ... hay sao? - Văn chương gây cho ta... nghìn lần. => Dẫn chứng thực tế, lí lẽ sắc bén, giàu cảm xúc nên có sức thuyết phục. => Văn chương làm giàu thêm cho tình cảm của con người; làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú sâu sắc tốt đẹp hơn - Có kẻ nói... mới hay. - Nếu pho lịch sử... đến bực nào. => Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục. 11 H’: Nêu nội dung của văn bản? H’: Nêu ý nghĩa văn bản? - Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Nội dung: - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là là lòng yêu thương. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, làm giàu tình cảm con người. 3. Ý nghĩa - Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. HĐ 3: Luyện tập ? Bài văn đã cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của văn chương? Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả? - Nhờ có học truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay. Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào. *HS hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ: ? Nội dung và nghệ thuật chính của văn bản. Tổ nào trả lời nhanh đúng hơn thì thắng GV nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Em có nhận xét gì về bài văn nghị luận của Hoài Thanh? - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, làm giàu tình cảm con người. Em thấy đúng k? * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. ? Em đã hiểu hết về cội nguồn của văn chương chưa ? ?Trong những bài văn, bài thơ đã học, em tâm đắc nhất bài thơ bài văn nào? Tại sao? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Về nhà đọc lại văn bản và tìm các dẫn chứng, lí lẽ trong văn bản trên. - Đọc chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản nghị luận theo hướng dẫn sgk/66,67. Yêu cầu: Soạn bài theo 3 câu hỏi SGK - Trang 66. Bỏ bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng việt. 12 Câu 1 kẻ bảng và ghép câu 2 cùng bảng câu 1 ............................ * * * .......................... Ngày giảng: 06/5/2020 (7A1) 09/5/2020( 7A2) TIẾT 83: RÚT GỌN CÂU – CÂU ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: * Rút gọn câu: - Khái niệm câu rút gọn; câu đặc biệt. - Tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn; câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, phân tích câu rút gọn; câu đặc biệt. - Rút gọn câu và sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Ý thức học tập, vận dụng nói viết câu rút gọn; câu đặc biệt cho phù hợp. 4. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV đưa VD vào bài mới ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận xét về cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau: a. Lớp tôi // đang học môn Ngữ văn. b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm 13 HS: đọc VD/ bảng phụ HS: HĐ cặp đôi (1p) ? Cấu tạo của 2 câu trên khác nhau ở chỗ nào? HS: HĐ cá nhân ? Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a? (Chúng ta, chúng em, người ta, người Việt Nam). ? Nhận xét về nghĩa khái quát của các từ làm CN vừa thêm vào? (K- G) -> Chỉ chung tất cả mọi người. ? Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ? HS: đọc ví dụ 2a,b/ bảng phụ. HS: HĐN đôi (1p) ? Trong những câu in đậm VDa thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao? ? Thêm từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa? HS: HĐ cá nhân ? Tại sao có thể lược như vậy? GV: khai thác giống ví dụ 2a. ? Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu để nhằm mục đích gì? HS: Tương tác cặp đôi 1’ HS: đọc ghi nhớ1. Gv hướng dẫn hs về nhà đọc và tìm hiểu thêm. HS: Đọc VD/SGK A. Câu rút gọn. I. Thế nào là rút gọn câu. 1. Ví dụ: * Ví dụ 1: a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. -> Lược bỏ CN b. Chúng ta // học ăn, học nói, học gói, học mở. -> Đủ CN / VN -> Ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người. * Ví dụ 2: a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. -> Lược VN. - Rồi ba bốn người, sáu bảy người/ đuổi theo nó. => Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã có ở câu trước. b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. -> Lược cả CN và VN. -> Ngày mai, tớ / đi Hà Nội. 2. Bài học: Sgk (15 ). II. Cách dùng câu rút gọn. B. Câu đặc biệt. I. Thế nào là câu đặc biệt? 1. Ví dụ: 14 HS: HĐ cặp đôi/ 1’/ lựa chọn câu trả lời đúng. ? Câu in đậm có cấu tạo ntn? ? Có thể khôi phục thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu đó được không? - Không khôi phục được. GV: Câu có cấu tạo như vậy gọi là câu đặc biệt. ? Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? HS: tương tác cặp đôi 1’ HS: HĐ cặp đôi (1p) ? XĐ câu đặc biệt trong đoạn văn sau: a. Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn hai chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp! b. Khuya. Màn đêm dày đặc, im lìm. Gâu! Gâu! Gâu! Bỗng tiếng chó sủa vang lên như xé toạc màn đêm yên tĩnh. Tất cả choàng tỉnh giấc. GV: Cho HS phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. Gv hướng dẫn hs về nhà đọc và tìm hiểu thêm. - Ôi, Em Thủy ! -> Đó là một câu không thể có CN và VN. (Không cấu tạo theo mô hình CV) 2. Ghi nhớ: SGK II. Tác dụng của câu đặc biệt: Hoạt động 3: Luyện tập * Câu rút gọn: Bài 1: - HS: đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập - HS: HĐ cá nhân trả lời nhanh ? Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? ? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì? ? Em hãy thêm CN vào 2 câu TN trên? Gợi ý: b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. -> Rút gọn CN làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh, ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người. - Câu b: chúng ta, câu c: người ta * Câu đặc biệt: 1. Bài 1,2: - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1,2. 15 ? Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn có trong các đoạn văn? Mỗi câu có tác dụng gì? - HS: Thảo luận nhóm 4 HS (3 phút) -> Trả lời miệng. GV: Chốt ghi bảng Gợi ý a. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức kháng chiến -> Câu rút gọn. -> Tác dụng: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ. b. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá! -> Câu đặc biệt. -> Tác dụng: thông báo thời gian. c. Một hồi còi. -> Câu đặc biệt -> Tác dụng: Thông báo sự xuất hiện của hiện tượng. d. Lá ơi! -> câu đặc biệt: Tác dụng: gọi đáp - Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. -> Câu rút gọn -> TD: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ, thông tin nhanh hơn. Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn trong đó có câu rút gọn hoặc câu đặc biệt? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Tìm hiểu thêm về rút gọn câu; câu đặc biệt. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu Yêu cầu: Đọc kĩ các ngữ liệu và trả lời câu hỏi SGK. **************************************** Ngày g

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_81_den_100_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf
Giáo án liên quan