I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận thông qua luyện tập.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kĩ
hơn kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giải các bài tập sgk
2. Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi bài tập sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Văn NL: Viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào
đó. Đặc điểm của văn bản nghị luận: Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng xác thực
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
13 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 76 đến 79 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6/1/2020
Tiết 76 - Bài 18
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận thông qua luyện tập.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kĩ
hơn kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giải các bài tập sgk
2. Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi bài tập sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Văn NL: Viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào
đó. Đặc điểm của văn bản nghị luận: Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng xác thực
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- HS đọc bài tập 1.
HSTL nhóm cặp (3p)
H': Đây có phải là bài văn nghị luận
không? Vì sao?
H': Tác giả đề xuất ý kiến gì?
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Đây là một bài văn nghị luận, vì nhan đề
là một ý kiến , một luận điểm . Mở bài là
nghị luận, kết bài là nghị luận, thân bài
trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
Bài viết gọn
+ Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống
lại những thói quen xấu và tạo ra những
H': Những dòng, câu văn nào thể hiện ý
kiến đó?
H': Tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn
chứng nào?
H': Bài NL này có nhằm giải quyết vấn
đề có trong thực tế không?
+ Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề
có trong thực tế khắp cả nước ta.
H': Em có tán thành ý kiến của người
viết không? Vì sao?
-> Chúng ta tán thành với ý kiến trong
bài viết vì những ý kiến giải thích của tác
giả nêu đều đúng đắn, cụ thể tốt xấu
nhưng đã thành thói quen xã hội)
- HS đọc bài tập 2.
HSTL nhóm cặp (3p)
H': Hãy tìm bố cục của bài văn trên?
- Thảo Luận nhóm 8 (7 p)
- Các nhóm làm bài tập ra bảng phụ
nhóm -> Trình bày kết quả
- GV: Đưa dàn bài chuẩn để đối chiếu,
nhận xét ...
- HS đọc VB: "Hai biển hồ"
H': VB đó là văn bản tự sự hay nghị
luận?
- GV: Hướng dẫn học sinh sưu tầm bài
văn, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo
chí (Nộp vào tiết sau)
thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Ý kiến đó được thể hiện bằng những
câu sau: có thói quen tốt và thói quen xấu
..có người biết phân biệt
- Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn
đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách
- Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu
giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra
cả nhà, vứt rác bừa bãi (ăn chuối xong là
vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường..) những
nơi khuất, nơi công cộng, rác đầy rẫy,
ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy
hiểm.
2. Bài tâp 2:
- MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu,
nói qua vài nét về thói quen tốt.
- TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại
bỏ.
- KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất
khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm
gì để tạo nếp sống văn minh.
3. Bài tập 4:
- Đây là bài văn nghị luận viết theo lối
quy nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn chính
là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ
đó rút ra một suy nghĩ, một định lí trong
cuộc sống con người.
- GV: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng,
từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống
của con người.
4. Bài tập 3 (Lớp A): HS làm ở nhà
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho đoạn văn đầu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm luận điểm và
luận cứ
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn ngắn về 1 người bạn thân. Trong đó có sử dụng luận điểm, luận cứ và
lập luận.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm bài văn, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí (Nộp
vào tiết sau)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài, nắm kĩ thế nào là văn nghị luận, đặc điểm của văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài "Đặc điểm chung của văn nghị luận"
? Đọc kĩ các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk, đọc trước phần ghi nhớ và bài tập.
Ngày dạy: 8/1/2020
Tiết 77 - Bài 19
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn
bó mật thiết với nhau.
2. Kỹ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận
cho một đề bài cụ thể.
3. Thái độ:
- Biết nhận thức rõ đặc điểm của bài văn nghị luận để có ý thức vận dụng vào nói và
viết rõ ràng, rành mạch hơn.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ nhóm
2. Học sinh: Bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy luận điểm là gì? luận
cứ là gì? lập luận là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
HSHĐ cá nhân
+ Hs đọc văn bản: Chống nạn thất học.
H': Theo em Quan điểm, tư tưởng của
bài văn là gì?
H': Các câu văn nào thể hiện quan điểm,
tư tưởng đó của bài văn?
H': Các câu văn này có tính chất gì?
Nhận xét về cách diễn đạt?
H': Nhận xét về ý nghĩa của quan điểm
được nêu ra trong bài viết này?
+ GV: Đây chính là luận điểm.
H': Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?
HS: Đọc ghi nhớ.
H': Dựa vào phần phân tích ở tiết 76, em
hãy cho biết luận điểm lớn của bài văn
đã được cụ thể hóa bằng các luận điểm
nhỏ nào?
H': Dựa vào phần phân tích ở tiết 76, em
hãy cho biết người viết triển khai luận
điểm bằng cách nào?
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
a. Ví dụ:
* Văn bản: Chống nạn thất học
- Quan điểm, tư tưởng của bài văn: Phải
chống nạn thất học để xây dựng Tổ quốc.
- Các câu văn thể hiện quan điểm, tư
tưởng của bài văn:
+ Một trong những công việc phải thực
hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao
dân trí
+ Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi
của mình, bổn phận của mình, và trước
hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
-> Trình bày dưới dạng câu khẳng định.
Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán.
- Quan điểm, tư tưởng: đúng đắn, đáp
ứng nhu cầu thực tế. (vấn đề được nhiều
người quan tâm).
=> Luận điểm
b. Ghi nhớ ý 2 (Sgk- tr19 )
- Luận điểm 1: Sự cần thiết, cấp bách
phải nâng cao dân trí.
- Luận điểm 2: Các cách để tất cả người
dân nhanh chóng biết chữ quốc ngữ.
=> Một bài văn nghị luận bao giờ cũng
có luận điểm chính và nhiều luận điểm
nhỏ.
2. Luận cứ
a. Ví dụ:
* Văn bản: Chống nạn thất học
- Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, dẫn
chứng cụ thể.
HSTL nhóm đôi 3p:
H': Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn
bản Chống nạn thất học?
+ Do chính sách ngu dân...
+ Nay nước độc lập rồi...
H': Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế
nào trong bài văn nghị luận?
(GV: Có thể tạm so sánh luận điểm như
xương sống, luận cứ như xương sườn,
xương các chi, còn lập luận như da thịt,
mạch máu của bài văn nghị luận).
H': Nhận xét về hệ thống luận cứ mà bài
văn đưa ra?
H': Luận cứ là gì?
HS: đọc ghi nhớ
H': Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của
văn bản Chống nạn thất học?
H': Nhận xét về cách lập luận này?
H': Vậy em hiểu lập luận là gì?
- HS đọc ghi nhớ.
-> Làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho
luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và
có sức thuyết phục.
-> Luận cứ.
- Hệ thống luận cứ cụ thể, đúng đắn,
chân thật, có sức thuyết phục.
b. Ghi nhớ ý 3 (Sgk-tr19 ).
3. Lập luận:
a. Ví dụ:
* V.Bản: Chống nạn thất học
- Trình tự lập luận:
+ Tại sao phải chống nạn thất học?
Chống nạn thất học để làm gì?
+ Chống nạn thất học bằng cách nào?
-> Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
* Lập luận: Cách lựa chọn, sắp xếp, trình
bày luận cứ, dẫn đến luận điểm, làm sáng
tỏ luận điểm.
b. Ghi nhớ ý 4 (Sgk-tr19 ).
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS: Đọc lại văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18 ).
- HS thảo luận nhóm 4 (5 phút) các câu hỏi trong sgk:
+ Cho biết luận điểm?
+ Luận cứ?
+ Cách lập luận trong bài?
+ Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy?
+ HS thảo luận -> Các nhóm trình bày kết quả (Bảng phụ nhóm)
TL:
- Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Luận điểm: chính là nhan đề.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.
+ Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất
khó bỏ, khó sửa.
+ Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
- Lập luận:
+ Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.
+ Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày... rất nguy hiểm.
+ Cho nên mỗi người... cho xã hội.
- Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với
cuộc sống hiện tại.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Tại sao trong văn NL, mỗi đoạn văn ngắn cần có 1 luận điểm?
- Viết đoạn văn chủ đề học tập trong lớp có sử dụng luận điểm, luận cứ.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các văn bản, đoạn văn nghị luận
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
- Về nhà học bài, soạn bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận”
Ngày dạy: 9/1/2020
Tiết 78 - Bài 19
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểmvà cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý cho
một đề văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ: Có ý thức lập ý khi làm văn nghị luận.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh: Bài soạn theo câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận? Thế nào là luận điểm?
- Luận cứ là gì? Lập luận là gì?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Đề văn nghị luận có đặc điểm gì? Làm cách nào để lập ý cho bài văn nghị luận?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
HSHĐ cá nhân
- HS đọc đề bài (bảng phụ).
H': Các đề văn nêu trên có thể xem là
đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng
làm đề bài cho bài văn sắp viết có được
không?
H': Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề
trên là văn nghị luận?
H': Từ đó em rút ra kết luận gì về nội
dung và tính chất của đề văn nghị luận?
H': Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì
đối với việc làm văn?
-> Có ý nghĩa định hướng cho bài viết
như lời khuyên, lời tranh luận, lời giải
thích,... chuẩn bị cho người viết 1 thái
độ, 1 giọng điệu, lựa chọn một phương
pháp phù hợp.
HS: Đọc ghi nhớ ý 1
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị
luận
a. Ví dụ:
- Đề 1, 2: Nêu một nhận định, có tính chất
ca ngợi, cần giải thích, chứng minh làm rõ
- Đề 3 -> 7: Nêu ra một quan điểm, có tính
chất khuyên nhủ cần phải phân tích làm rõ
- Đề 8, 9: Nêu lên một vấn đề cần phải suy
nghĩ, bàn luận
- Đề 10, 11: Đưa ra một quan điểm cần
tranh luận, phản bác
* Nội dung: Đưa ra một vấn đề đòi hỏi
người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối
với vấn đề đó.
* Tính chất: Ca ngợi, phân tích, khuyên
nhủ, phản bác...
b. Ghi nhớ ý 1: sgk (tr.23)
GV: Tóm lại đề văn nghị luận là câu
hay cụm từ mang tư tưởng, quan điểm
hay 1 vấn đề cần làm sáng tỏ. Như vậy
tất cả các đề trên đều là đề văn nghị
luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu.
- HS đọc đề bài.
H': Đề bài nêu lên vấn đề gì?
H': Đối tượng và phạm vi nghị luận ở
đây là gì?
H': Đề có tính chất gì?
H': Đề này đòi hỏi người viết phải làm
gì?
(Phải tìm luận cứ rồi xây dựng lập luận
để phê phán bệnh tự phụ).
H': Như vậy, tìm hiểu đề văn nghị luận
là phải tìm hiểu những gì?
HS: Đọc ghi nhớ ý 2
H': Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra một ý
kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ
đối với thói tự phụ. Em có tán thành
với ý kiến đó không?
H': Nếu tán thành thì coi đó là luận
điểm của mình và lập luận cho luận
điểm đó? Hãy nêu ra các luận điểm
gần gũi với luận điểm của đề bài để mở
rộng suy nghĩ. Cụ thể hoá luận điểm
chính bằng các luận điểm phụ.
- GV: Để lập luận cho tư tưởng chớ
nên tự phụ, thông thường người ta nêu
câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên
chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế
nào? Tự phụ có hại cho ai?
H': Hãy liệt kê những điều có hại do tự
phụ gây nên và chọn các lí lẽ, dẫn
chứng quan trong nhất để thuyết phục
mọi người?
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
a. Ví dụ:
Đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Vấn đề: tư tưởng, thái độ phê phán đối
với bệnh tự phụ.
- Đối tượng phạm vi: Là lời nói, hành
động có tính chất tự phụ của con người.
- Tính chất: Khuyên nhủ, khẳng định
b. Ghi nhớ (Sgk –tr.23).
II. Lập ý cho bài văn nghị luận
1. Ví dụ
* Đề bài: Chớ nên tự phụ.
a. Xác lập luận điểm:
- Tự phụ là một căn bệnh, là một thói xấu
mà HS chúng ta dễ mắc phải.
- Bệnh tự phụ dễ mắc phải nhưng khó sửa
- Tự phụ trong học tập thì làm cho học tập
kém đi, sai lệch đi.
- Tự phụ trong giao tiếp với mọi người,
với bạn bè thì sẽ hạn chế nhiều mặt.
b. Tìm luận cứ:
- Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi
thường ý kiến của người khác.
- Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh
tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của
người khác, làm cho mình ngày càng co
H': Nên bắt đầu lời khuyên chớ nên tự
phụ từ chỗ nào? Dẫn dắt con người đi
từ đâu tới đâu? Có nên bắt đầu bằng
việc miêu tả 1 kẻ tự phụ với thái độ chủ
quan, tự đánh giá mình rất cao và coi
thường người khác không? Hay bắt đầu
bằng cách định nghĩa tự phụ là gì, rồi
suy ra tác hại của nó?
H': Hãy xây dựng trật tự lập luận để
giải quyết đề này?
H': Em hãy nêu cách lập ý cho bài nghị
luận?
H': Dựa vào đâu để có thể lập được ý
cho bài văn nghị luận?
- HS đọc ghi nhớ.
HS thảo luận nhóm 4 (7 phút) :
H': Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài:
Sách là người bạn lớn của con người ?
-
-> Các nhóm trình bày kết quả (bảng
phụ nhóm)
- GV nhận xét -> Chốt kiến thức
mình lại, không tiến bộ được.
c. Xây dựng lập luận:
* Căn cứ để lập ý:
- Dựa vào chỉ dẫn của đề
- Dựa vào những kiến thức về XH và văn
học
- Có thể đặt câu hỏi để tìm ý
b. Ghi nhớ ý 3: sgk (tr.23)
II. Luyện tập
- Vấn đề NL: Vai trò của sách đối với đời
sống con người
- Phạm vi: Giá trị của sách
- Tính chất: Khẳng định, đề cao, khuyên
nhủ.
1. Xác định luận điểm:
- Sách có vai trò to lớn trong đời sống xã
hội. Sách đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cái
hay, cái đẹp và nhu cầu phát triển trí tuệ,
tâm hồn.
- Ta phải coi “sách là người bạn lớn của
con người” vì trên lĩnh vực văn hoá, tư
tưởng không có gì thay thế được sách.
2. Tìm luận cứ:
- Sách mở mang trí tuệ giúp ta khám phá
những điều bí ẩn của thế giới xung quanh,
đưa ta vào tìm hiểu thế giới cực lớn là
thiên hà và thế giới cực nhỏ như hạt vật chất.
- Sách đưa ta ngược thời gian về với
những biến cố LS xa xưa và hướng về
ngày mai.
- Sách cho ta những phút thư giãn thoải
mái. Giao tiếp với sách, vốn ngôn ngữ con
người sẽ phong phú hơn.
- Cần gắn bó với người bạn lớn (sách) để
làm giàu cho cuộc sống của mình. (LĐ 3)
+ Phải ham mê đọc sách
+ Biết chon lựa sách tốt để học.
+ Biết vận dụng kiến thức học được từ
sách vào cuộc sống.
3. Xây dựng lập luận:
Sách là báu vật không thể thiếu đối với
mỗi người. Phải biết nâng niu, trân trọng
và chọn những cuốn sách hay để đọc.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Muốn lập dàn ý cho 1 đề văn NL ta cần thực hiện những bước nào?
+ Xác định luận điểm
+ Tìm luận cứ
+ xây dựng lập luận
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Lập dàn ý cho đề: Không nên học lệch, học tủ.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các văn bản, đoạn văn nghị luận
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
- Đọc bài, soạn bài “Bố cục và pp lập luận + LT phương pháp lập luận”
(Nghiên cứu các nội dung sgk và trả lời câu hỏi)
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Đọc Vb và soạn bài theo câu hỏi sgk
Ngày dạy: 10/1/2020
Tiết 79 - Bài 20
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nét đẹp về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước và nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản
thân.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Bài soạn theo câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 4 câu TN về chủ đề con người và xã hội? Cho
biết nội dung của 4 câu TN đó?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Nhân dân ta trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh gian khổ, hi sinh, nhưng lòng yêu
nước thì luôn bền vững qua lịch sử....
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HSHĐ cá nhân
H': Văn bản ra đời trong hoàn cảnh
nào?
GV: HDHS đọc: Giọng mạch lạc, rõ
ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình
cảm -> GV đọc mẫu
HS: Đọc (3 HS)
GV: HDHS tìm hiểu một số chú thích
sgk
H': Văn bản thuộc kiểu loại gì?
GV: Văn chính luận chiếm vị trí quan
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả: (Tiết 48)
b. Văn bản:
- Được trích từ văn kiện, báo cáo chính
trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại
Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt
Nam. (Nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc
1951.
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
a. Đọc
b. Tìm hiểu từ khó
3. Thể loại: Văn chính luận
trọng trong sự nghiệp văn thơ HCM.
H': Nội dung VB Tinh thần yêu nước
chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng
phần?
- GV: Đưa bố cục
HS: Đọc lại đoạn 1
H': Câu mở đầu VB: Dân ta có 1 lòng
nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm
như thế nào gọi là nồng nàn yêu nước?
- HS: Sôi nổi, chân thành.
HS nhóm bàn 4p:
Tìm chi tiet và chỉ ra nghệ thuật?
H': Lòng nồng nàn yêu nước đó được
tác giả tiếp tục khắc sâu qua những chi
tiết nào?
H': BPNT và từ loại nào đã được tác
giả sử dụng ở đây?
H': Cách nói ấy của Bác đã gợi lên
trong lòng người đọc điều gì?
HS: Đọc lại phần thân bài
HSTL nhóm 2, 5p:
Xác định luận điểm và luận cứ qua 2
biểu hiện của lòng yêu nước?
H': Lòng yêu nước nồng nàn của nhân
dân ta được tác giả nhấn mạnh ở những
thời điểm nào?
H': Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng
nào để chứng minh tinh thần yêu nước
của nd ta trong quá khứ ls?
H': Những lí lẽ nào được tg đưa ra ở
đây?
- GV: Đưa các dẫn chứng lên máy chiếu
H': Tác giả chứng minh lòng yêu nước
của đồng bào ta ngày nay bằng những
a. Bố cục: Chia làm ba phần
+ Mở bài: Từ đầu đến “lũ cướp nước”
-> Nhận định chung về lòng yêu nước
+ Thân bài: Tiếp theo đến “yêu nước”
-> Chứng minh những biểu hiện của
lòng yêu nước
+ Kết bài: Đoạn còn lại
-> Nhiệm vụ của chúng ta
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
(Đặt vấn đề):
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(Luận điểm xuất phát)
- Nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
bè lũ bán nước và cướp nước
=> NT: So sánh, sử dụng động từ mạnh,
ngôn ngữ giàu hình ảnh
=> Gợi tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ
của lòng yêu nước - một tình yêu nước
đến độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước:
* Lòng yêu nước trong quá khứ LS
(LĐ1): Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo , Lê Lợi, Quang Trung...
- Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ
đại.....
- Chúng ta có quyền tự hào...
- Chúng ta phải ghi nhớ công lao...
* Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào
ta (LĐ2):
+ Từ các cụ già tóc bạcyêu nước ghét
giặc
+ Từ những chiến sĩ những con đẻ của
mình
+ Từ những nam nữ công nhân cho
dẫn chứng nào?
- GV: Đưa các dẫn chứng lên máy
chiếu
H': Dẫn chứng đó được tg chốt lại qua
lí lẽ nào?
H': Nhận xét về những lí lẽ, dẫn chứng
được tg nên ra trong đoạn nghị luận
này?
H': Với những dẫn chứng và lí lẽ đó,
Bác đã cho ta thấy rõ điều gì?
H': Các dẫn chứng, lí lẽ có phục vụ cho
luận điểm, có làm sáng tỏ luận điểm
không?
chính phủ.
-> Khác nhau nơi việc làm nhưng đều
giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
=> Dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, chính
xác; lí lẽ giản dị, sâu sắc, giàu sức thuyết
phục; lập luận chặt chẽ. NT liệt kê
=> Trong thời đại nào, tất cả đồng bào ta
ai ai cũng đều có một lòng yêu nước
nồng nàn
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Chỉ ra những biểu hiện của lòng yêu nước qua VB
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Lập dàn ý cho đề: Lợi ích của việc học nhóm.
- Kể tên các cuộc k/n gắn liền với các nhân vật: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ,
Lê Lợi, Quang Trung...
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các văn bản, đoạn văn nghị luận viết về lòng yêu nước qua các thời kì..
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà đọc lại toàn bộ văn bản, nắm vững cách đặt vấn đề, cách nêu dẫn chứng, lí
lẽ của tác tác giả ở phần mở bài va thâ bài.
- Soạn tiếp phần còn lại của bài: Nhiệm vụ của chúng ta
H': Nhận xét về cách lập luận của tác giả
H': Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_76_den_79_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf