Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản nghị luận.

- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.

- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm

hiểu sâu, kĩ hơn về văn bản quan trọng này.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tốt khi làm văn nghị luận và tinh thần học

tạp nghiêm túc

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục phẩm chất ham học, ham tìm hiểu

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Nghiên cứu SGK, SGV

- Tài liệu tham khảo: Một số bài văn đoạn văn nghị luận

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/1/2020 Tiết 75 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tốt khi làm văn nghị luận và tinh thần học tạp nghiêm túc 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Giáo dục phẩm chất ham học, ham tìm hiểu II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV - Tài liệu tham khảo: Một số bài văn đoạn văn nghị luận 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? Khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm H': Trong cuộc sống hàng ngày, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như: (Vì sao em đi học? hoặc vì sao con người cần phải có bạn bè?) không ? I. Nhu cầu NL và VB nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận. H': Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Vì sao? - Học sinh: Thảo luận nhóm bàn -> trình bày - Không thể vì: Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu cũng mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phục - Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật, sự vật, sinh hoạt .. cũng tương tự như tự sự - Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang nặng tính chủ quan và cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên một cách thấu đáo H': Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu VB nào? Hãy kể tên một vài kiểu VB mà em biết? - HS: Bình luận, xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình, hội thảo KH H': Như vậy em có nhận xét gì về nhu cầu NL của con người trong đời sống? NL thường được thể hiện bằng những kiểu VB nào? - HS đọc VB “Chống nạn thất học “ của HCM, những HS khác dùng bút chì gạch chân những từ ngữ nêu mục đích, nêu những luận điểm của bài văn. H': Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? - Nhu cầu NL của con người là rất lớn. - Văn nghị luận thường được thể hiện dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phê bình... 2. Thế nào là văn nghị luận? a. Ví dụ: VB:“Chống nạn thất học" của HCM - Mục đích: Thể hiện quan điểm, tư tưởng của Bác: Phải nâng cao dân trí để xây dựng Tổ Quốc. H': Em có suy nghĩ gì về quan điểm, tư tưởng này của Bác? H': Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện? H': Xác định những ý chính trong bài văn? H': Tìm những câu văn mang luận điểm đó? H': Để ý kiến có sức thuyết phục trên, Bác đã nêu lên những lí lẽ nào? H': Dẫn chứng được Bác nêu ra? H': Ý chính thứ 2 là gì? H': Luận điểm này được thể hiện qua câu văn nào? H': Tìm các lí lẽ và dẫn chứng làm rõ cho luận điểm này? H': Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? H': Vậy em hiểu thế nào là văn nghị luận? - HS đọc phần ghi nhớ sgk - GV khái quát lại nội dung bài học. -> Hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thực tế -> Có ý nghĩa - Đối tượng Bác hướng tới: toàn thể nhân dân VN - Ý chính 1: Sự cần thiết, cấp bách phải nâng cao dân trí. (Luận điểm 1) + Câu mang luận điểm đó: "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí" + Lí lẽ: . Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người VN mù chữ. . Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng tổ quốc. - Dẫn chứng: + 95% người dân VN mù chữ - Ý chính 2: Các cách để tất cả người dân nhanh chóng biết chữ quốc ngữ. (Luận điểm 2) + Câu mang luận điểm: "Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ" + Các lí lẽ: "Vợ chưa biết thì bảo chồng............của mình" - Dẫn chứng: + Anh chị em trong sáu bảy năm nay.... b. Ghi nhớ: sgk * Hoạt động 3: Luyện tập - H': Em hãy nêu một số câu hỏi khác về những vấn đề tương tự? * Hoạt động 4: Vận dụng: - HĐ bàn 3p: Viết 1 đoạn văn ngắn trả lời 1 trong các câu hỏi vừa tìm đc * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Trả lời các câu hỏi đã tìm được trong phần bài tập V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Nắm được: Văn nghị luận dùng để làm gì? Ta thường gặp trường hợp nghị luận ở đâu? Đặc điểm của văn nghị luận? - Chuẩn bị phần luyện tập + Làm bài tập 1,2

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_75_tim_hieu_chung_ve_van_nghi_lua.pdf
Giáo án liên quan