A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của
thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà
thơ “Xa ngắm thác núi Lư”
- Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những
người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện
thực của hai nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những con người
nghèo khổ.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung.
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 70+71 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1: /11/ 2019 7A2: /11/2019
TIẾT 70 - Văn bản
HDĐT: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng lư sơn bộc bố) (Lí Bạch)
ĐT: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
(Đỗ Phủ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của
thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà
thơ “Xa ngắm thác núi Lư”
- Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những
người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện
thực của hai nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những con người
nghèo khổ.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2..................
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Kiểm tra bài mới: Nêu tên tác giả của bài Xa ngắm thác núi Lư?
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
GV: HS đọc lại bài Sông núi nước Nam, nêu thể loại, nội dung ý nghĩa của bài?
Tiết học hôm nay cô trò chúng ta tìm hiểu hai bài thơ Đường, các em sẽ so sánh nội
dung, nghệ thuật với những bài thơ trung đại VN đã học...
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS động não 1’
? HS nhắc lại tác giả Lý Bạch?
? Em hiểu gì về bài thơ này?
GV: hướng dẫn đọc.
GV: Đọc mẫu -> Gọi 2 HS đọc
HS: đọc thuộc lòng bài thơ -GV cho điểm
? Bài thơ đề cập đến nội dung gì?
? Bài thơ thuộc thể thơ nào?
GV: tổ chức HĐN (4N) gắn các nội dung
phù hợp về NT, ND, Ý nghĩa văn bản.
- Phiếu học tập (5’)
HS đọc CT *
? GT vài nét về tác giả Đỗ Phủ?
? Xuất xứ bài thơ này?
GV: hướng dẫn đọc: giọng kể tả 3 khổ thơ
đầu, giọng buồn bã, bất lực ở khổ cuối.
GV: Đọc mẫu -> Gọi 4 HS đọc.
? Bài thơ đề cập đến nội dung gì?
? Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. HDĐT: Xa ngắm thác núi Lư
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản:
- Lí Bạch (701 - 762) nhà thơ nổi tiếng
của Trung Quốc đời Đường
- Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu
biểu viết về thiên nhiên. Bài thơ do
Tương Như dịch, in trong Thơ Đường -
Tập II (1987).
2. Đọc, chú thích:
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo.
- Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại.
- Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2. Nội dung:
- Cảnh tượng thiên nhiên núi Hương Lô
tráng lệ, huyền ảo.
- Tình yêu thiên nhiên say đắm.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ
của thiên nhiên và tâm hồn phóng
khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch.
B. ĐT: “Bài ca nhà tranh bị gió thu
phá”
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản:
- Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ nổi tiếng
đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ,
hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.
- Văn bản: Viết năm 760 khi Đỗ Phủ từ
quan về sống ở phía tây Thành Đô.
2. Đọc - Chú thích:
3. Thể loại:
- Thể loại : viết theo loại cổ thể, ra đời
? Nêu bố cục bài thơ?
* HĐ cá nhân (2p)
? Tìm những câu thơ nói về nỗi khổ của
nhà thơ?
? Đó là những nỗi khổ nào?
HS: HĐ cặp đôi (3p)
? Đỗ Phủ mơ ước những gì?
? Ước mơ đó thể hiện tình cảm nào của
nhà thơ?
HS: HĐN (3N) gắn các nội dung phù
hợp về NT, ND, Ý nghĩa văn bản.
- Phiếu học tập 3’.
trước đời Đường.
4. Bố cục: 4 phần
- Phần 1: ... vào mương sa: Tả cảnh gió
thu cuốn các mấy lớp tranh của tác giả.
- Phần 2: Trẻ con thôn Nam... ấm ức: Kể
việc trẻ con cướp tranh.
- Phần 3: Giây lát... sao cho trót”: Tả nỗi
khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.
- Phần 4: Ước nhà rộng... chết rét cũng
được: biểu hiện ước mơ cao cả của nhà
thơ.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Nỗi khổ của nhà thơ.
- Mất mát về của cải
+ Gió thu thổi phá hư nhà.
+ Bị ướt lạnh trong đêm mưa dai dẳng.
- Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế
thái.
+ Lo lắng vì loạn lạc.
+ Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi
tính cách trẻ con.
2. Tình cảm cao quý của nhà thơ.
- Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng
muôn ngàn gian” cho mọi người hân
hoan vui sướng.
- Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc
chung của mọi người “lều ta nát chịu
chết rét cũng được”
=> Thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa
tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà
thơ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện
những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ đó
khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những
người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu
tả và biểu cảm.
2. Nội dung:
* Khái quát hiện thực:
- Tình cảnh của kẻ sĩ nghèo.
- Hiện thực cuộc sống của những người
nghèo khổ.
* Giá trị nhân đạo:
- Nỗi thống khổ của người nghèo khổ
- Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc để
che nắng, che mưa cho tất cả người
nghèo.
3. Ý nghĩa:
- Lòng nhân ái vẫn luôn tồn tại ngay cả
khi con người phải sống trong hoàn cảnh
nghèo khổ cùng cực.
HĐ 3: Luyện tập:
Đọc diễn cảm 2 bài thơ
HĐ 4: Vận dụng
1.Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ về bài Xa ngắm thác núi Lư?
2. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về Đỗ Phủ.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Là HS, em sẽ làm gì để làm tăng vốn từ tiếng Việt?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Nắm vững về các yếu tố HV trong bài.
- Sưu tầm thêm một số văn bản thơ Đường.
- Học bài cũ, nắm NT, ND, ý nghĩa 2 văn bản.
- Chuẩn bị bài:
+ Cảm xúc những nét riêng về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân của Hà Nội, về
miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ, tâm sự day dứt của tác giả”.
+Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong
cách con người.
- Ôn toàn bộ ND VB và TV HK 1, chuẩn bị ôn tập Ktra HK1
............................. * * * .........................
Ngày giảng: 7A1: /11/ 2019 7A2: /11/2019
TIẾT 71 - Văn bản
MÙA XUÂN CỦA TÔI
(Vũ Bằng)
HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU
(Minh Hương)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
* Bài: "Mùa xuân của tôi"
- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Cảm xúc những nét riêng về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân của Hà
Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ sầu xứ, tâm sự day dứt của tác giả”.
- Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thẫm đẫm cảm xúc trữ tình,
dạt dào chất thơ.
* Bài: "Sài Gòn tôi yêu"
- Những nét đẹp riêng của Thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và
phong cách con người.
- Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản, tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình dạt dào chất thơ, nhận biết và làm rõ các yếu tố
trong văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2..................
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Kiểm tra bài mới:
Nêu tên tác giả VB Mùa xuân của tôi và Sài Gòn tôi yêu?
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
? Nêu ấn tượng của em sau khi đọc Vb Mùa xuân của tôi và Sài Gòn tôi yêu?
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc bình dị, yên ả nhưng căng tràn
sức sống và ngập tràn hạnh phúc cùng với tình cảm nồng nàn dành cho Sài Gòn được
thể hiện như thế nào trong 2 VB...
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Trình bày những hiểu biết của em về
tác giả?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
A. "Mùa xuân của tôi"
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Vũ Bằng (1913 - 1984) quê Hà Nội.
- Là nhà văn nhà báo sáng tác từ trước
cách mạng.
- Sở trường là tuỳ bút, bút ký và truyện
ngắn.
b. Văn bản:
- Viết trong thời gian đã xa quê khi đất
nước bị chia cắt.
- Là một phần trong thiên tuỳ bút “Tháng
GV: HD đọc: Giọng sâu lắng, mềm mại,
chú ý cách ngắt nhịp ở những câu văn
dài, nhấn mạnh các cụm từ được lặp đi
lặp lại.
GV: đọc - 3 HS đọc nối tiếp đến hết
GV: Giải thích một số từ khó SGK.
? VB đề cập đến vấn đề gì?
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
? Qua việc tìm hiểu, bài văn có thể chia
làm mấy phần? Nêu nội dung chính của
từng phần
HS theo dõi đoạn 1.
HS: HĐ cá nhân 2’/2 câu hỏi
? Đoạn văn được mở đầu bằng kiểu câu
gì?
? Để viện dẫn cho lời khẳng định đó, tác
giả đã nói gì?
? Nhận xét BPNT được tg sử dụng?
? Từ những so sánh ấy, tác giả muốn
khẳng định điều gì?
HS: theo dõi đoạn 2.
? Trong hồi tưởng và cảm xúc của tác
giả, mùa xuân Bắc Việt - mùa xuân Hà
Nội hiện lên qua những chi tiết nào?
? Em hiểu ý nghĩa của những từ trên như
thế nào?
HĐ nhóm 4 (3’)? Em hãy chỉ ra
những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn
giêng mơ về trăng non rét ngọt”
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
3. Thể loại:
- Tùy bút.
4. Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”:
Tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- P2: Tiếp đến “Mở hội liên hoan”: Cảnh
sắc và không khí mùa xuân đất trời và lòng
người.
- P3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của đất trời
mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng ở
miền Bắc.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Tình cảm của con người đối với mùa
xuân.
- Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa
xuân. -> Dùng câu khẳng định.
- Ai bảo được: Non đừng thương nước,
bướm đừng thương hoa, trăng đừng
thương gió; Ai cấm được trai thương gái,
mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng thì
mới hết được người mê luyến mùa xuân
-> NT: Liệt kê, điệp ngữ, so sánh
=> Yêu và mê luyến mùa xuân là lẽ tự
nhiên trong tâm hồn tình cảm của mọi
người.
2. Cảnh sắc không khí mùa xuân của đất
trời và lòng người.
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, hơi xuân
tràn ngập đất trời.
- Âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng trống
chèo, câu hát huê tình.
-> NT: Liệt kê, điệp ngữ, tả thực
này? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh
điều gì? Em cảm nhận được điều gì về
mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà
Nội?
- Đọc đoạn “Người yêu cảnh... liên hoan”
? Những dấu hiệu điển hình nào tạo
nên không khí mùa xuân đất Bắc?
HS động não 1’
? Đoạn văn biểu cảm bằng nghệ thuật gì?
GV: Liên hệ thực tế, giải nghĩa từ ngữ
? Với những hình ảnh so sánh này, tác
giả cho ta cảm nhận được điều gì khi
mùa xuân đến?
“ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân
của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt
thương mến.”
GV: Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng
có gì khác...
HS: đọc đoạn 3
? Nhà văn đã phát hiện một vẻ đẹp khác
nữa của mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm
tháng giêng, vẻ đẹp ấy được tác giả thể
hiện qua những chi tiết nào?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong
=> Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình
của mùa xuân đất Bắc - Mùa xuân Hà
Nội - Mùa xuân rất thanh bình, yên ả.
- Thấy một cái thú giang hồ êm ái như
nhung.
- Không cần uống rượu mạnh cũng như
lòng say sưa một cái gì đó.
- Mùa xuân... làm cho người ta phát điên
lên...
- Nhựa sống... căng lên như màu căng lên
trong lộc của loài nai, như mầm non của
cây cối...
- Tim người ta như trẻ hơn, đập mạnh hơn
- Ra đường thấy ai cũng muốn yêu thương,
về nhà cũng thấy yêu thương
- Nhang trầm, đèn nến, gia đình đoàn tụ
- Trong lòng như có nhông biết bao nhiêu
là hoa mới nở, bướm ra ràng...
-> NT: So sánh, liệt kê
=> Mùa xuân đem đến cho con người
niềm yêu cuộc sống, vui sống, yêu tha
thiết thiên nhiên, yêu đời, mùa xuân còn
mang nét đẹp của phong tục tập quán
riêng của người Việt Nam đó là không
khí đầm ấm trong gia đình.
3. Không khí và cảnh sắc mùa xuân sau
ngay rằm tháng giêng.
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong,
cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu
giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi
hương man mác
- Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho
mưa phùn.
- Những vệt xanh tươi hiện ở trên trời
- Ong đi kiếm nhụy hoa.
- Trên nền trời trong có những vệt sáng
hồng.
- Bữa cơm giản dị...
đoạn văn?
? Cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng
giêng hiện lên ntn?
? Nhận xét về mạch cảm xúc và việc lựa
chọn từ ngữ, câu văn của tg trong đoạn
tùy bút?
? Những BPNT nào đã được tg sử dụng?
HS HĐ nhóm 4 (3’)
? Những đặc sắc về NT, nội dung, ý
nghĩa của bài tuỳ bút.
Đại diện HS trả lời, NX, bổ sung
GV: Cung cấp thông tin về tác giả và văn
bản.
- Ông sinh ra tại mảnh đất Quảng Nam.
- Ông bắt đầu viết văn làm báo năm 20
tuổi, khi ấy ông vào Sài Gòn sinh sống
và sự nghiệp viết báo bắt đầu từ đó cho
đến khi ông mất.
GV: Cung cấp NT, ND, ý nghĩa của VB
HĐ 3: Luyện tập
GV: HDHS đọc diễn cảm
-> NT: Liệt kê, so sánh
=> Mùa xuân ấm áp trong trẻo, sức sống lan
toả trong con người và cảnh vật. Không gian
rộng rãi, sáng sủa, không khí đời thường
giản dị, ấm cúng.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu
cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú,
độc đáo, giàu chất thơ.
2. Nội dung, ý nghĩa:
- Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương
miền Bắc bình dị, yên ả nhưng căng tràn
sức sống và ngập tràn hạnh phúc.
- Sự gắn bó máu thịt của con người với quê
hương - Một biểu hiện cụ thể của lòng yêu
Tổ quốc.
2. HDĐT: Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
1. Tác giả, văn bản:
- Minh Hương (1924-2002). Tên thật là Lê
Võ Đài, ông vừa là một nhà văn lại vừa là
một nhà giáo.
2. Nghệ thuật:
- Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc
về thành phố Sài Gòn.
- Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam
Bộ.
- Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ
trung.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết,
bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài
Gòn.
3. Luyện tâp
- Đọc
HĐ 4: Vận dụng
.Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng nêu cảm xúc cảu em về quê hương đất nước
sau khi học xong 2 VB?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm câu thơ, văn trong hai văn bản đã học trong đó có dùng điệp ngữ?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng việt, ôn lại toàn bộ các kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ,
từ Hán Việt, QHT, Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ; Làm lại
các BT trong SGK, SBT.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức văn bản đã học. Làm bài KT tổng hợp cuối SGK.
...................................... * * * .................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_7071_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf