Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 70+71 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là phép chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ.

- Các lối chơi chữ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết phép chơi chữ.

- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.

- Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng phép chơi chữ phù hợp hoàn

cảnh giao tiếp.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị một số ví dụ về phép chơi chữ. Bảng phụ.

2. Học sinh:

- Đọc trả lời câu hỏi trong SGK, sưu tầm một số ví dụ về phép chơi chữ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 70+71 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 4 /12/2019 Tiết 70: CHƠI CHỮ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là phép chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ. - Các lối chơi chữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. - Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng phép chơi chữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số ví dụ về phép chơi chữ. Bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc trả lời câu hỏi trong SGK, sưu tầm một số ví dụ về phép chơi chữ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, hiện tượng chơi chữ được biểu hiện 1 cách khác nhau. Vậy ngôn ngữ tiếng Việt thể hiện cách chơi chữ như thế nào, có tác dụng gì, có những cách chơi chữ nào? .... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG HSHĐ nhóm đôi 3p - Học sinh đọc ví dụ SGK H': Em hãy giải thích nghĩa của các từ I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ 1. Ví dụ SGK “lợi” trong bài ca dao? H': Các từ “lợi” này có gì giống và khác nhau? - Giống về âm thanh, nghĩa khác nhau H': Sử dụng từ “lợi” trong bài ca dao dựa vào hiện tượng gì? Mục đích? H': Việc sử dụng từ “lợi” trong ví dụ trên có tác dụng gì? GV: Ở đây bà già hỏi chuyện lợi lộc, thầy bói chiều theo ý bà mà trả lời bằng cách cố ý dùng từ lợi nhưng theo 1 nghĩa khác, không liên quan gì với từ lợi trước. ..... GV: Việc sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. H': Em hiểu thế nào là chơi chữ? - Học sinh đọc ghi nhớ. H': Lấy ví dụ có sử dụng lối chơi chữ trong văn bản đã học, hoặc biết? H': Nhận biết hiện tượng chơi chữ trong các câu sau: - Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuối gọi là núi non. - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. HSHĐ nhóm đôi 5p - học sinh đọc ví dụ. H': Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ trên? Học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm - mỗi nhóm 1 ví dụ. - Đại diện báo cáo, nhận xét. - Giáo viên chốt. Gv: Đưa ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu. Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. H': Các em thấy các tiếng trong hai câu - Lợi1: lợi ích, lợi lộc. - Lợi2,3: bộ phận bao xung quanh răng, giữ cho răng chắc. -> Dựa vào hiện tượng đồng âm -> chế giễu bà già đã già rồi còn tính chuyện lấy chồng. => Tạo sự dí dỏm, hài hước để châm biến nhẹ nhàng. 2. Ghi nhớ: SGK II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ 1. Ví dụ SGK a. Từ “ranh tướng” - “danh tướng” -> Gần âm - lời nói có ý giễu cợt Na- va. - Từ “nồng nặc” - tiếng tăm-> Tạo ra sự tương phản về ý nghĩa => Châm biếm, đả kích Na-va. thơ này có gì đặc biệt? Các tiếng đều có phụ âm đầu là M. H': Đây có phải là biện pháp điệp từ không? Tại sao? -> Đây không phải là biện pháp điệp từ vì không lặp lại cả tiếng của từ đó mà chỉ lặp lại phụ âm đầu. Sự lặp lại chỉ có tác dụng tạo ra một số từ láy như: mênh mông, miên man, mịt mờ. H': Cách nói này có tác dụng gì? -> Tạo ra sự hấp dẫn thú vị của câu thơ đây là phong cách độc đáo của nhà thơ Tú Mỡ. Gv: Cách nói như vậy người ta gọi là lối nói điệp âm. Đây cũng là cách chơi chữ. Gv: Đưa ví dụ. Con cá đối bỏ trong cối đá. Con mèo cái nằm trên mái kèo. Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. H': Trong bài ca dao này có những hình ảnh của sự vật nào được nhắc đến? H': Hãy nhận xét các bộ phận âm thanh của các tiếng này? Các tiếng này đổi trật tự phần âm, và vần giữa các tiếng cho nhau. GV: Đây là bài ca dao nằm trong chùm bài ca dao than thân trách phận. Bài ca dao là lời thở than của người con gái bị người yêu phụ duyên vì một lý do gia đình nghèo, bố mẹ không có của hồi môn. Cá đối là cách nói lái của cối đá. Mèo cái là cách nói lái của mái kèo. GV: Cách nói như vậy tạo ra sự dí dỏm hài hước của bài ca dao, thực ra đây là một lời than thân trách phận. - Giáo viên giải thích: Trại: nói chệch đi một chút một cách có ý thức. Học sinh đọc ghi nhớ. H': Tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ trên? - Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn. b. Chơi chữ bằng điệp phụ âm: m - cá đối - cối đá - mèo cái - mái kèo c. Chơi chữ bằng cách nói lái. d. sầu giêng: (1): Trạng thái tâm lí tiêu cực. (2): Một loại quả ở Nam bộ. - vui chung: Trạng thái tâm lí tích - Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín đuôi, chín đầu. H': Qua các ví dụ trên em hay cho biết có những lối chơi chữ nào? HS đọc ghi nhớ -> GV khái quát ND bài học. cực => Chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa. 2. Ghi nhớ: SGK * Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập1: Cho biết tác giả dùng từ ngữ nào để chơi chữ. - liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu, hổ mang. Bài tập 2: Tiếng nào chỉ sự vật gần gũi nhau, đó có phải là hiện tượng chơi chữ không? - Thịt, mỡ; dò, nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. -> chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm. - Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. -> từ đồng âm, từ gần nghĩa. -> Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú. => là hiện tượng chơi chữ Bài tập 4 - Chơi chữ: hiện tượng đồng âm + Cam: quả cam (danh từ) + cam: Sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp. (tính từ) - Dùng từ trái nghĩa. + Khổ: đắng. + Cam: ngọt * Hoạt động 4: Vận dụng - Cho nhóm từ:Nứa, tre, trúc, hóp viết đoạn văn giới thiệu về các cây thuộc họ nhà tre nơi địa phương em * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các đoạn thơ,ca dao, văn học có sd phép chơi chữ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. + Lập dàn bài. Ngày dạy: 4/12/2019 Tiết 71: LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. - Nói được từng phần, đoạn văn theo dàn ý. 3. Thái độ: Có hứng thú với bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dàn ý, một số đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" 2. Học sinh: - Lập dàn ý. Viết bài văn hoàn chỉnh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có bố cục mấy phần? Nêu rõ nhiệm vụ của mỗi phần? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Giờ luyện nói sẽ phần nào rèn cho các em .... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG HSHĐ cá nhân Giáo viên cung cấp đề. H’: Xác định thể loại? H’: Hãy xác định đối tượng biểu cảm? GV: Em định trình bày những tình cảm gì đối với bài thơ? - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ, chất nghệ sĩ ở Bác. - Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Người. - Thêm yêu thiên nhiên, đất nước, khâm phục và kính trọng Bác... H’: Mở bài nêu những nội dung nào? H’: Thân bài cần nêu những ý nào? H’: Kết bài cần nêu điều gì? Giáo viên chốt dàn bài theo bố cục ba phần. HSHĐ 4 nhóm. 10 p - Yêu cầu: Nói lần lượt từng phần từ mở bài -> kết bài. - Nhóm trưởng quản lý điều hành các tổ viên trình bày bài của mình trong 15 phút. - Lần lît từng học sinh nói. - Các bạn khác nhận xét về tư thế, tác phong, diễn đạt và nội dung trình bày. - Tổ trưởng nhận xét khái quát. - Giáo viên gọi 3 đối tượng học sinh trình bày trước lớp. H’: Hãy nhận xét bạn trình bày? - Giáo viên sửa chữa, bổ sung. I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Đối tượng biểu cảm: Bài thơ “Cảnh khuya” - Hồ Chí Minh 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu về bài thơ. - Ấn tượng, cảm xúc của mình về bài thơ. b. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em: - Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong bài thơ. - Cảm nghĩ về nhân vật trữ tình trong bài thơ. c. Kết bài: - Tình cảm của em đối với bài thơ. II. Luyện nói 1. Học sinh nói trước tổ 2. Học sinh nói trước lớp - Giáo viên trình bày một số đoạn văn đã chuẩn bị cho học sinh học tập. * Hoạt động 3: Luyện tập - Luyện nói yêu cầu người nói phải như thế nào trước đám đông? * Hoạt động 4: Vận dụng - Lập dàn ý cho đề sau: Cảm nghĩ của em về bài Rằm tháng giêng * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sử dụng mạng in tơ net sưu tầm các video luyện nói thực hàng trước lớp của HS THCS. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: CTĐP và trả bài HKI

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf