Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Mạch lạc trong văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản

- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn bản, thây được sự

cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc không đứt đoạn.

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : sống yêu thương, trung thực

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mạch lạc trong văn bản .

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Mạch lạc trong văn bản và

sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Tính mạch lạc trong văn bản

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Đồ dùng, bảng phụ ghi ví dụ

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Mạch lạc trong văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 17/09/2020 (7a3), 18/09/2020 (7a1) Tiết 7 – bài 2: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn bản, thây được sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc không đứt đoạn. - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : sống yêu thương, trung thực 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mạch lạc trong văn bản . - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Tính mạch lạc trong văn bản II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đồ dùng, bảng phụ ghi ví dụ 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Bố cục là gì? Bố cục gồm có những phần nào? Nội dung từng phần? - Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì? Yêu cầu: Trả lời dựa vào phần ghi nhớ 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia, nhưng văn bản cần phải đảm bảo tính liên kết . Vậy làm thế nào để văn bản vẫn được phân chia rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Để giải thích vấn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: Mạch lạc .. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể. H’: Em hiểu mạch lạc trong văn bản có nghĩa như thế nào? Hs: Trôi chảy thành dòng, thành mạch, làm cho các phần của văn bản thống nhất lại H’: Vậy mạch lạc trong văn bản là gì? H’: Chủ đề của truyện là gì? H’: Chủ đề ấy có xuyên suốt các chi tiết, sự việc để trôi chảy thành dòng, thành mạch qua các phần, các đoạn của truyện không? H’: Các từ ngữ trong truyện có góp phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt ấy không? H’: Các cảnh trong những thời gian, không gian khác nhau có góp phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề không? *GV: Từ ngữ, sự việc đó là các yếu tố làm cho chủ đề nổi bật. Nói cách khác là chủ đề đã xuyên suốt, thấm sâu vào các yếu tố đó H’: Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào? I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1. Mạch lạc trong văn bản: - Là sự tiếp nối các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí trên 1 ý chủ đạo thống nhất . 2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc : a. Ví dụ: Tìm hiểu tính mạch lạc trong Văn Bản “Cuộc chia tay của những con búp bê ” + Chủ đề: Cuộc chia tay của 2 anh em Thành - Thuỷ khi cha mẹ li hôn => Các từ ngữ trong truyện góp phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt: + Từ ngữ: Chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa cách, khóc ... + Các sự việc: Trong hiện tại - qúa khứ, ở nhà - ở trường . => Các cảnh trong những thời gian, không gian khác nhau góp phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề * Văn bản có tính mạch lạc là: + Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu *Hs đọc ghi nhớ hiện một chủ đề chung xuyên suốt. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch. b. Ghi nhớ: SGK (T32) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm *Đọc kĩ văn bản Mẹ tôi . H’: Xác định chủ đề của văn bản? H’: Các từ ngữ, sự việc trong văn bản có phục vụ cho chủ đề ấy không? H’: Văn bản này đã có tính mạch lạc chưa? *HS đọc văn bản Lão nông và các con . H’: Em hãy xác định chủ đề của văn bản? H’: Chủ đề này có xuyên suốt bài thơ không? Hãy chỉ ra sự xuyên suốt đó? H’: Văn bản này có tính mạch lạc chưa? *Bài 1a: văn bản “Mẹ tôi” - Chủ đề: ca ngợi hình ảnh người mẹ và cách dạy con của người cha - Các từ ngữ: mẹ, con, En-ri-cô... - Sự việc: ERC thiếu lễ độ với mẹ Bố viết thư cảnh báo ERC Hình ảnh người mẹ hi sinh vì con -> Các từ ngữ, sự việc đều phục vụ cho chủ đề . => Văn bản có tính mạch lạc * Bài 1b : "Lão nông và các con" - Chủ đề: Lao động là vàng - Chủ đề này xuyên suốt bài thơ làm cho các phần liền mạch với nhau: + 2 câu đầu - MB: nêu chủ đề + Đoạn giữa (Kho vàng chôn dưới đất. Kho vàng do sức lao động của con người làm nên: lúa tốt) - TB: p/triển ý ở chủ đề + 4 câu cuối - Kết bài: Nhấn mạnh chủ đề để khắc sâu . => văn bản có tính mạch lạc * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Chỉ ra tính mạch lạc trong văn bản mà e đã học * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc tài liệu về mạch lạc trong văn bản - Ôn luyện những kiến thức đã học IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài “Từ ghép”

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_7_mach_lac_trong_van_ban_nam_hoc.pdf