Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ

về thiên nhiên.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên.

3. Thái độ: Vận dụng kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng ý thức ham học

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Nghiên cứu SGK, SGV

- Tài liệu tham khảo: Bình giảng ca dao, tục ngữ

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 3/1/2019 Tiết 73 - Bài 18 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên. 3. Thái độ: Vận dụng kinh nghiệm trong lao động sản xuất. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng ý thức ham học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV - Tài liệu tham khảo: Bình giảng ca dao, tục ngữ 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. Tổ chức các hoạt động trên lớp 1. Ổn định 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Bằng lối nói ngắn gọn, có vần có nhịp điệu, giầu hình ảnh. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất đã phản ánh những kinh nghiệm quý báu của nhân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong lao động sản xuất... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS: Đọc chú thích * sgk H': Thế nào là tục ngữ? - HS: Trả lời như phần chú thích I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Khái niệm tục ngữ: - Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: - GV: HDHS đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp - GV: Đọc mẫu -> gọi 3 HS đọc lại H': 8 câu TN có thể chia làm mấy nhóm? Nội dung của từng nhóm? - Gọi HS đọc câu 1 GV: hướng dẫn HS giải thích các cụm từ in đậm H': Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ là NT nào? H': Câu TN cho chúng ta biết điều gì? GV: Liên hệ thực tế H': Câu TN có giá trị ntn trong đời sống thực tế của con người? GV: Liên hệ thực tế - Gọi HS đọc câu 2 - GV: Giải nghĩa các từ ngữ in đậm. H': NT nào đã được sử dụng trong câu tục ngữ? H': Câu tục ngữ có mấy vế? Nêu nghĩa của từng vế - GV: Liên hệ thực tế. H': Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào? - Gọi hs đọc câu 3 GV: HDHS giải nghĩa từ ngữ in đậm H': Câu tục ngữ có sử dụng biện pháp NT nào? H': Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì? H': Câu TN có ý nghĩa gì trong đời sống của con người? + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. 2. Đọc - tìm hiểu từ khó 3. Bố cục: Chia làm hai phần + Phần 1: 4 câu đầu: Tục nhữ về TN + Phần 2 : 4 câu sau : Tục ngữ về LĐSX. II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Tục ngữ về từ thiên nhiên Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - NT: Phép đối, nói quá - Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài -> Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau. Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - NT: Đối - Đêm sao dày (nhiều) dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa. -> Nắm trước thời tiết để chủ động công việc Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - NT: Ẩn dụ - Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì sắp có bão -> Có thể nhìn sắc trời để phòng chống - Gọi hs đọc câu 4 H': Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này? H': Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì? HS : đọc các câu tục ngữ 5,6,7 HĐN (N4 theo 3 dãy - 2 phút) : Chỉ ra các biện pháp NT và các kinh nghiệm được đúc kết từ các câu TN Đại diện các nhóm báo cáo - nhận xét : - Dãy 1 : Em hiểu "Tấc đất" là gì? "Tấc vàng" là ntn? NT được tg dg sd trong câu TN? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ? GV: Phân tích, liên hệ - Dãy 2: Từ ngữ diễn đạt trong câu 6 có gì khác với câu 5 (sd từ Hán Việt). Kinh nghiệm lao động sx được rút ra ở đây là gì? Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ? GV: Liên hệ về việc làm giàu của người ND với nhiều hình thức. - Dãy 3: Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì? Bài học kinh nghiệm này là gì? GV: Liên hệ thực tế. - HS đọc câu 8 GV: HDHS giải nghĩa từ ngữ H': Nêu nghĩa của câu tục ngữ này? H': Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì? H': Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta ntn? thiên tai. Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. -> Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa -> Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 2. Tục ngữ về lao động sản xuất Câu 5: Tấc đất, tấc vàng. - NT: Đối, so sánh - Đất quí như vàng. -> Đất có giá trị rất lớn đối với đời sống LĐSX của người nông dân. Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. - Nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn, rồi làm ruộng. -> Con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, chăm sóc và giống) trong nghề trồng lúa nước. => Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố (nước, phân bón, chăm sóc và giống) thì lúa tốt, mùa màng bội thu. Câu 8: Nhất thì, nhì thục. - Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác. => Trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: H': Nhận xét về cách diễn đạt của TN? H': Nhận xét về kết cấu diễn đạt? H': Nêu nội dung và ý nghĩa của bài TN vữa học? HS: Đọc ghi nhớ. - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Nội dung: - Kinh nghiệm quý báu của nhân dân về quy luật của thiên nhiên và LĐSX 3. Ý nghĩa: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. * Hoạt động 3: Luyện tập H. Tìm những câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa gió bão lụt. * Hoạt động 4: Vận dụng: - HĐ cá nhân 3p: Nêu suy nghĩ hiểu biết của em về một câu tục ngữ vừa tìm được. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Liệt kê những việc làm, công việc được vận dụng từ các câu tục ngữ V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học phần ghi nhớ và thuộc 8 câu tục ngữ vừa hoc. - Soạn bài “ Tục ngữ về con người và xã hội” + Học thuộc các câu TN, tìm nghệ thuật được sử dụng và nội dung ý nghĩa của từng câu. + Tìm thêm một số câu TN cùng chủ đề ------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_bai_18_tuc_ngu_ve_thien_nhien_va_lao_d.pdf
Giáo án liên quan