Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát than thân - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được nội dung ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của

những bài ca dao về chủ đề than thân:

+ Hiện thực về đời sống của người nông dân: Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và

thân phận nhỏ bé của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội phong

kiến.

+ Tinh thần tố cáo chế độ phong kiến.

+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: con kiến, con tằm, con hạc, con cuốc, hạc lánh

đường mây, gió dập sóng dồi.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái : Đồng cảm với những con người nghèo khổ, có ý thức đấu

tranh với những bất công trong cuộc sống

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiện thực về đời sống của người nông dân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đồng cảm với những con người nghèo

khổ, có ý thức đấu tranh với những bất công trong cuộc sống

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát

than thân

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát than thân - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/09/2020 (7a3), 30/09/2020 (7a1) Tiết 14 – bài 5: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được nội dung ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân: + Hiện thực về đời sống của người nông dân: Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận nhỏ bé của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Tinh thần tố cáo chế độ phong kiến. + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: con kiến, con tằm, con hạc, con cuốc, hạc lánh đường mây, gió dập sóng dồi. 2. Phẩm chất : - Nhân ái : Đồng cảm với những con người nghèo khổ, có ý thức đấu tranh với những bất công trong cuộc sống 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiện thực về đời sống của người nông dân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đồng cảm với những con người nghèo khổ, có ý thức đấu tranh với những bất công trong cuộc sống b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao đã học về tình yêu quê hương, đất nước, con người? Tình cảm chung được thể hiện trong 2 bài ca dao là gì? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 2 bài ca dao này? * Yêu cầu: + Ý 2: Trả lời như phần ghi nhớ SGK (T40) + Ý 3: Thể thơ lục bát biến thể 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Ca dao, dân ca là tiếng hát yêu thương, tiếng hát tâm tình của người lao động. Không những là tiếng hát được cất lên để thể hiện niềm vui trong lao động sản xuất, trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước hay thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó trong gia đình mà đó còn là tiếng hát than thân của những cuộc đời, những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. * Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi * GV hướng dẫn HS đọc - Đọc mẫu - HS đọc - Lớp nhận xét – GV uốn nắn * Kiểm tra việc nắm chú thích của HS (Chú thích: 5, 6, 7, 8) H’: Quan sát những câu hát than thân và cho biết ND cụ thể của từng bài ? - Bài 1: Nói về thân phận con cò. - Bài 2: Thân phận tằm, kiến, hạc, cuốc. - Bài 3: Thân phận cô gái. H’: Vì sao có thể xếp chúng trong cùng 1 văn bản? * GV chốt: - 3 bài đều nhằm p/á thân của con người. - Đều là những câu hát than thân. - Đều là ca dao và dân ca. H’: Những câu hát này thuộc kiểu VB kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm? vì sao? * Tìm hiểu bài ca dao thứ 2 HS: Đọc lại bài ca dao số 2 H’: Trong bài ca dao có đề cập đến hình ảnh của những con vật nào? Những con vật đó tượng trưng cho ai? H’: Tg sử dụng BPNT gì? H’: Bài ca dao là lời của ai? Họ muốn bày tỏ điều gì? -> Là lời người lao động thương cho thân phận của chính mình và của những người nông dân trong xã hội cũ? I. Đọc tìm hiểu chung văn bản: 1. Đọc 2. Từ khó 3. Kiểu văn bản: - Thuộc VB biểu cảm  vì giãi bày tâm tư tình cảm của con người. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bài 2 => NT: Ẩn dụ - Thương thay → lặp lại 4 lần: là H’: Từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Ý nghĩa của việc lặp từ này ? H’(K,G): Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài. H’: Hình ảnh con tằm tượng trưng cho nỗi khổ nào? - Con tằm: suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. *Thương con tằm: người lao động ví mình như thân phận con tằm → thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực GV: Liên hệ thực tế trong XHPK H’: Lũ kiến gợi thân phận của người ND trong XH cũ ntn? * Thương lũ kiến li ti → thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng, kẻ nào cũng có thể đè nén, vùi đạp → thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời vất vả làm lụng mà vẫn nghèo đói. - Con hạc: Cuộc đời phiêu bạt, lận đận, vô vọng * Thương cho con hạc → thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ. - Con cuốc: Sinh vật nhỏ nhoi, tiếng kêu đau thương, tuyệt vọng về những điều oan trái. * Thương con cuốc → thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động. H’: Qua phân tích những hình ảnh ẩn dụ ấy em hày nêu nội dung khái quát của bài ca dao? GV: Trong ca dao, tgdg có thói quen khi nhìn sự vật thường liên tưởng đến cảnh ngộ mình, vận vào thân phận mình. Đồng thời họ cũng thường có sự đồng cảm tự nhiên với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp mà họ cho là cùng số phận khốn khổ như mình. tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao. => Bài ca dao biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội cũ và thể hiện niềm xót xa, thương cảm cho số phận, cuộc đời của kiếp người lao động lam lũ với bao nỗi khổ cực, oan khiên. * Tìm hiểu bài ca dao thứ 3. HS: Đọc lại bài 3 H’(K,G): Hãy sưu tầm những bài ca dao, bài thơ bắt đầu bằng từ “thân em” - Thân em như hạt mưa sa ... - Thân em như tấm lụa đào . - Thân em vừa trắng lại vừa tròn H’: Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, giống nhau gì về nghệ thuật?  Thường nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong XH cũ: chìm nổi, phụ thuộc. H’: Bài ca dao là lời của ai? H’: Người con gái đã nói những gì ? H’: Cách nói ấy có gì đặc biệt ? H’: Qua các hình ảnh đó người con gái muốn nói gì? H’: Em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ? GV : Số phận bị phụ thuộc, không được quyền quyết định bất cứ việc gì. Xã hội phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ. H’: Em hãy đọc một vài bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ ? - Thân em như giếng.... - Thân em như củ ấu, củ gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen H’: Những điểm chung về nghệ thuật của những bài ca dao? H’: Hai bài ca dao có nội dung chung là gì? H’: Ngoài than thân, bài ca dao còn ngầm bày tỏ điều gì? 2. Bài 3 - Bài ca dao là lời người con gái: + Thân em như trái bần trôi + Gió dập, sóng dồi => NT: Ẩn dụ, so sánh, gợi tả... => Thân phận nghèo khó, phụ thuộc, số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thể lục bát, âm điệu buồn thương, đau xót, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh quen thuộc - Sử dụng thành ngữ, câu hỏi tu từ 2. Nội dung: - Thân phận con người trong xã hội cũ chịu nhiều oan trái, bất công, cay đắng, khổ cực nhiều bề. - Vừa là than thân, vừa thể hiện nỗi niềm cảm thông với những con người bất hạnh, vừa mang ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến. H’: Chùm bài ca dao này có ý nghĩa ntn? HS đọc ghi nhớ: SGK/49 * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H’: Từ bài ca trên, em hiểu thế nào là câu hát than thân ? HS đọc thuộc một trong hai bài vừa tìm hiểu 3. Ý nghĩa - Thể hiện tinh thần nhân đạo, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. * Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập: 1. Câu hát than thân: -> Mượn chuyện con vật để giãi bày nỗi chua xót, cay đắng cho cuộc đời khổ cực của những kiếp người bé mọn trong xã hội cũ. (tầng lớp bình dân) 2. Đọc thuộc lòng một bài ca dao vừa học. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Đọc thuộc lòng một bài ca dao vừa học. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Học thuộc (ghi nhớ) để nắm chắc ND, NT, ý nghĩa của mỗi bài ca dao. - Học thuộc lòng 2 bài ca dao 2, 3. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Soạn bài: Những câu hát châm biếm. + Học thuộc lòng và tìm hiểu ND, NT, ý nghĩa của bài 1, 2 + Tìm thêm một số bài ca dao châm biếm để bổ sung cho bài học

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_14_nhung_cau_hat_than_than_nam_ho.pdf
Giáo án liên quan