Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 60+61 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản ( tên văn bản, tác giả, thể thơ, giá trị nghệ thuật,

nội dung ý nghĩa của các tác phẩm trữ tình đã học

- Nắm một số nội dung chủ yếu của các bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, CM

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực, tự giác.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng thống kê theo nội dung câu hỏi sgk, phiếu học tập

2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 60+61 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/11/2019 Tiết 60 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản ( tên văn bản, tác giả, thể thơ, giá trị nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của các tác phẩm trữ tình đã học - Nắm một số nội dung chủ yếu của các bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, CM 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực, tự giác. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng thống kê theo nội dung câu hỏi sgk, phiếu học tập 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động ?Tìm tên tác giả ứng với các tác phẩm sau: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Tiếng gà trưa - Cảnh khuya - Phò giá về kinh - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. Hệ thống kiến thức cơ bản của các văn bản thơ trữ tình đã học - HĐN 6 (6p), sắp sếp tên VB phù hợp với ND, Ý nghĩa, nghệ thuật TT Văn bản Tác giả Thể thơ Nội dung chính Nghệ thuật Ý nghĩa 01 Sông núi nước Nam ? Thất ngôn tứ tuyệt Đường - Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính luật - Ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Xúc cảm thiên về nghị luận, trình bày ý kiến - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 02 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Vừa tả thực hình ảnh bánh trôi nước, đồng thời ngụ ý thể hiện sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa và cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi, vất vả của họ. - Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường. - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, sd thành ngữ, mô típ dân gian. - Xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa. - Bánh Trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi bấp bênh của họ. 03 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú Đường luật + Cảnh đèo Ngang bát ngát, thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ + Tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ của tác giả. + Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật một cách điêu luyện + Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Sáng tạo trong sử dụng từ ngữ (từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm). + Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. tả cảnh, tả tình. 04 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Đường luật - Bài thơ trình bày một tình huống khó xử, bất ngờ khi bạn đến thăm nhà qua đó thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết. +Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến thăm nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm. + Lập ý bất ngờ + Ngôn ngữ thơ giản dị + Vận dụng thể loại điêu luyện: thủ pháp đối, đảo, lối nói phóng đại đầy hóm hỉnh, thú vị, bất ngờ. + Vận dụng ngôn ngữ, thể loại, điêu luyện. - Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sông của con người hôm nay. 05 Cảnh khuya Hồ Chí Minh. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng và tâm trạng của Bác Hồ trong đêm không ngủ//, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung của Bác Hồ. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật + Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo + BPNT: so sánh, điệp từ miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. - Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: Sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. 06 Rằm tháng Giêng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên trong đêm rằm tháng Giêng, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung lạc quan của Bác - Là bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ theo thể lục bát. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm, hình thơ trong sáng, lãng mạn - Sử dụng điệp từ có hiệu quả. Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên trong đêm rằm tháng Giêng, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung lạc quan của Bác 07 Tiếng gà trưa. Xuân Quỳnh Thể thơ 5 tiếng phù - Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết, sâu nặng. Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa. + Thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình, + Hình ảnh thơ bình dị, chân thực. - Ý nghĩa: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Sử dụng bảng phụ (sgk- 180) HS: Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện ? HS: trình bày -> nhận xét GV: đánh giá 2. Sắp xếp tên TP khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: - Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm thanh vắng. - Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. - Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở * Hoạt động 3: Luyện tập HĐN 2 (2p): So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong ... và Ngẫu nhiên viết... ? về quê. - Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. II. Luyện tập: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê - là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê- là biểu cảm gián tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi. * Hoạt động 4: Vận dụng: - Chép lại 1 đoạn thơ trữ tình mà em yêu thích, viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó. -Hs về nhà làm vào vở. * Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Sưu tầm những đoạn thơ hoặc văn xuôi trữ tình mà em yêu thích chép vào sổ tay văn học -Hs về nhà tự làm. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về Văn học - Soạn tiếp câu 3, 4, 5 (bài 16), câu 4 (bài 17) + Xem lại thể thơ ứng với mỗi văn bản + Rút ra đặc điểm về thơ trữ tình -------------------------------------------------- Ngày dạy: 09/11/2019 Tiết 61 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS nắm được một số đặc điểm của thơ trữ tình và thể loại tùy bút. - Thể thơ tươg ứng với các bài thơ trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực – tự giác. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng thống kê theo nội dung câu hỏi sgk, phiếu học tập 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động H. Kể tên các tác phẩm trữ tình kèm theo tác giả đã học từ đầu năm đến nay? * GV chia 3 nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”: Lần lượt mỗi nhóm 1 hs lên viết, xong các bạn khác mới đc lên kể tiếp. Nhóm nào kể đc nhiều, chính xác sẽ thắng. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Đã thực hiện ở tiết 60) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm * Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động cá nhân: 2p: Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng sắp xếp lại - HS nhận xét -> sửa 1. Sắp xếp lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ: - Bánh trôi nước: Thất ngôn tứ tuyệt - Qua Đèo Ngang: thất ngôn bát cú ĐL - Sông núi nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt - Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ. - Bạn đến trơi nhà: thất ngôn bát cú ĐL - GV kết luận H': Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng đánh dấu - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận Hoạt động cá nhân 2p: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? H': Qua những bài tập trên, em rút ra kết luận gì về thơ trữ tình? -> Hs đọc ghi nhớ. 2. Những ý kiến em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng. k. Thơ trữ tình phải có một lập luận chặt chẽ. 3. Điền vào chỗ trống trong những câu sau: a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập, liệt kê. * Ghi nhớ: sgk (182 ). * Hoạt động 4: vận dụng: - Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập của HS đã giao ở tiết 60 * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh đã giao ở tiết 60 V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về Văn học - Soạn bài: Ôn tập TV (Bài 16): Ôn lại kiến thức về: + Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy) + Từ loại (đại từ, quan hệ từ) + Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. ------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_6061_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf