Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57+58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Nhận biết đựơc các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,

- Năng lực phát triển ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:Phiếu học tập.

2. Học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. PHƯƠNG PHÁP. KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ

a. Kiểm tra bài cũ: 15 phút

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57+58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 05/11/2019 Tiết 57: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kĩ năng: - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết đựơc các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, - Năng lực phát triển ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:Phiếu học tập. 2. Học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. PHƯƠNG PHÁP. KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Kiểm tra bài cũ: 15 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? Lấy một ví dụ? Câu 2: (6 điểm) Xác định và gạch chân điệp ngữ trong các câu sau và chỉ rõ điệp ngữ đó thuộc dạng nào? a Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn cho gầy cò con. (Ca dao) b. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh - Cảnh khuya) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (5 điểm) - Đúng khái niệm: - Kể đúng 3 dạng điệp ngữ - HS lấy đúng ví dụ (HS có thể lấy các ví dụ khác) 1,5 1,5 2,0 Câu 2 (5 điểm) * HS xác định và gọi tên đúng: a. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn cho gầy cò con. -> Điệp ngữ cách quãng. b. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. -> Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). 2,5 2,5 3. Bài mới * Hoạt động khởi động ? Em nghĩ mình dùng từ đã chuẩn chưa? - GV: Trong khi giao tiếp, việc phát âm sai hoặc sai lỗi chính tả, lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt... Gây cho người đọc , người nghe khó hiểu. Việc sử dụng chuẩn mực từ là một yêu cầu quan trọng. Ở lớp 6 chúng ta đã học chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. Tiết này chúng ta củng cố lại ... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm Học sinh đọc VD SGK- Tr 166 HĐN2( dãy bàn- 2 phút): - Nhóm TL - HS+ GV nhận xét H’. Các từ in đậm sử dụng hợp lý chưa? Tại sao? H’. Các từ ngữ đó sai lỗi chính tả ntn? em có thể sửa lại cho đúng? + Dùi: đồ dùng tạo lỗ thủng + Tập tẹ: không có nghĩa + Khoảng khắc: (khoảng: không gian) H’. Học sinh đọc lại câu đã sửa? H’. Nguyên nhân của việc dùng sai? - Ảnh hưởng của tiếng địa phương - Liên tưởng sai H’. Khi sử dụng từ ngữ phải chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ tr 167 -> GV khái quát HS đọc VD Tr 166 HĐN2( dãy bàn- 2 phút): H’ Hãy giải nghĩa các từ in đậm? Việc sử dụng như trên có đúng không? Sửa lại cho đúng? - Sáng sủa: + có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả 1. Ví dụ - Các từ ngữ dùng sai âm sai chính tả + Dùi - > vùi ( sai phụ âm đầu- ảnh hưởng của tiếng địa phương) + Tập tẹ - > tập tọe + Khoảng khắc - > Khoảnh khắc( Liên tưởng sai- Lẫn lộn từ gần âm) ->Dùng từ đúng âm, đúng chính tả 2. Ghi nhớ (SGK) II. Sử dụng từ đúng nghĩa 1. Ví dụ - Sáng sủa - > Tươi đẹp tạo thích thú + Có nhiều nét lộ vẻ thông minh + Rõ ràng, rành mạch dễ hiểu + Tốt đẹp và cho thấy có nhiều triển vọng - Cao cả: Chỉ tấm lòng cao thượng độ lượng của con người đến mức không thể hơn được-> không phù hợp đặc điểm, giá trị của những câu tục ngữ - Biết: nhận rõ người, sự vật hoặc có khả năng làm được việc đó H’ Lương tâm là gì? Có thể nói biết lương tâm được không? Vì sao? TL: Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình- > không phù hợp H’ Nguyên nhân của những lỗi này là gì? TL: + Không nắm được nghĩa của từ + Không phân biệt được các từ đồng nghĩa H’ Qua việc tìm hiểu trên, khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ GV khái quát Gv + Hs lấy ví dụ phân tích ? HS đọc VD Tr 167 H’ Các từ ngữ: hào quang, ăn mặc, thảm hại, thuộc loại từ nào? Giải nghĩa chúng? - Hào quang: Danh từ (ánh sáng rực rỡ, chiếu toả ra xung quanh) - Ăn mặc: Động từ - Thảm hại: Tính từ (nặng nề, nhục nhã) - Giả tạo: tính từ H’ Phồn vinh: danh từ sự kết hợp các từ loại này trong câu đã phù hợp chưa? Vì sao? TL: + Hào nhoáng không kết hợp được với thêm( mức độ) + Ăn mặc (ĐT) không dùng như danh từ + Thảm hại (TT) không thể kết hợp với từ chỉ lượng đằng trước - Cao cả - > Sâu sắc ( quý báu) - Biết - > Có( vô) - > Sử dụng từ phải đúng nghĩa 2. Ghi nhớ ( SGK) III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ 1. Ví dụ - Hào nhoáng - Chị ăn mặc giản dị - Bọn giặc đã chết rất thảm hại... - ... Phồn vinh giả tạo + Giả tạo- phồn vinh=> Vị trí các từ ngữ không đúng cấu trúc ngữ pháp ( Tr TViệt tính từ phải đứng sau danh từ) H’ Nguyên nhân của việc dùng sai? TL: Không nắm được đặc điểm ngữ pháp của từ H’ Qua việc tìm hiểu trên, khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ GV khái quát GV + HS lấy ví dụ phân tích Học sinh đọc VD Tr 167 H’ Từ lãnh đạo, chú hổ được dùng trong hoàn cảnh nào? Có sắc thái biểu cảm ntn? - Lãnh đạo: Đứng đầu tổ chức hợp pháp biểu cảm tốt không phù hợp khi nói giặc - Chú hổ: Thể hiện T/cảm đáng yêu, thân thuộc H’ Thay lại cho đúng? H’ Nguyên nhân dùng sai? (Không hợp với tình huống giao tiếp) H’ Khi sử dụng từ ngữ phải chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ - GV khái quát GV lấy một số ví dụ về sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt - Mi mần răng rứa? - Thân mẫu của cháu có khoẻ không? H’ Trong trường hợp nào không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt? H’ Khi sử dụng từ ngữ phải chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ - GV khái quát H’ Qua việc phân tích các ví dụ trên, em cho biết khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì? -> Sử dụng từ ngữ phải đúng tính chất ngữ pháp của từ 2. Ghi nhớ( SGK) IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách 1. Ví dụ => Lãnh đạo, chú hổ không phù hợp với văn cảnh câu văn, không đúng sắc thái biểu cảm - Lãnh đạo: Cầm đầu, đứng đầu - Chú hổ: Con hổ ->Sử dụng từ phải đúng sắc thái b/cảm 2. Ghi nhớ ( SGK) V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt 1. Ví dụ - Lạm dụng từ địa phương: Gây khó hiểu - Lạm dụng từ Hán Việt: Thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 2. Ghi nhớ( SGK) * Hoạt động 3: Luyện tập Viết 1 đoạn văn có chủ đề tự chọn đảm bảo chuẩn mực sự dụng từ - HS hoạt động cá nhân 7p viết đoạn văn * Hoạt động 4: Vận dụng ? Kiểm tra việc sử dụng từ của bạn qua đoạn văn vừa viết? - HS đổi chéo bài cho bạn để kiểm tra - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ về việc sử dụng sai chuẩn mực. - Nộp sản phẩm vào thứ 4 (Ngày 06/11/2019) V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học bài, lấy ví dụ và sửa lỗi theo các cách trên - Chuẩn bị bài Luyện tập sử dụng từ + HS nhận lại bài viết bài tập làm văn số 1,2 từ GV + Đọc các bài TLV và ghi lại những từ sai và sửa theo mẫu. ------------------------------------------------------ Ngày dạy: 06/11/2919 Tiết 58 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ. - Chuẩn mực sử dụng từ. - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa. 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận khi nói, viết. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, - Năng lực phát triển ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ * Hoạt động 1 : Khởi động - GV gọi 1hs nhắc lại : Khi sử dụng từ cần chú ý những chuẩn mực nào? - GV cho ví dụ : Tôi đã được nghe kể truyện về chị ấy. ? Theo em câu văn trên mắc lỗi gì không ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt KT và dẫn vào bài * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm -Thời gian 5 phút - Cách thức chơi: Sau khi chuẩn bị thì bắt đầu tính thời gian HS mỗi nhóm nối tiếp lên bảng ghi những lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả mình từng mắc phải hoặc từng gặp ở đâu đó rồi sửa lại ngay bên cạnh - Hết tg các nhóm dừng lại, gv làm trọng tài nhận xét ghi điểm cho các nhóm. ? Em thường mắc những lỗi nào về dùng từ - HS trình bày. GV chốt lại. 1. Vd 1 số lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả : Từ sai Sửa lại - Tre chở - Che chở - bát trước - bắt chước - thủy chiều - thủy triều - chung dũng - trung dũng - chào dâng - trào dâng - sau chước - sau trước -câu truyện - câu chuyện - ra đình - Gia đình - du dưa - du dương - tập tẹ - tập toẹ * Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Tìm lỗi sai và sửa lại HS: HĐN 5 (5 phút) - Nhóm 1, 2, 3 (từ câu 1- 5) - Nhóm 4, 5, 6 (từ câu 6- 10) - GV gọi một vài HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án. 1. Sau khi chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha rất hí hửng. 2. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến số phận thật là nhỏ nhen. 3. Thời gian tôi và Hiếu bên cạnh nhau thật ngắn ngủn. 4. Ăn uống phải chừng mực mới tốt cho sức khoẻ. 5. Em bố thí cho bạn Lan một món quà đáng yêu vào ngày Nô - en. 6. Ngôi nhà mới của tôi rất nhiều hoa, thật ánh sáng. 7. Trong rừng có rất nhiều muôn thú. 8. Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo. 9. Muốn có bài văn hay, phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội. 10. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn từ 8-> 10 câu (chủ đề tự chọn). - HS đọc đoạn văn – Các bạn nhận xét về cách sử dụng từ và sửa lại các lỗi sai sót. - GV nhận xét -> Kết luận * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo -Tiếp tục tìm 1 số câu văn, đoạn văn thường xuyên mắc lỗi chính tả chép vào sổ tay. * Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Xem trước tiết: Ôn tập Văn biểu cảm + Xem lại khái niệm về văn biểu cảm + So sánh văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả + Các bước làm văn biểu cảm + Xây dựng ý cho đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân ----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_5758_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf