Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 61 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Bước đầu nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.

3. Thái độ:

- HS có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Biết vận dụng chuẩn mực sử dụng từ vào trong giao tiếp.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn

ngữ, giao tiếp

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bài soạn

2. HS: Đọc và tìm hiểu kĩ trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. PPDH: vấn đáp - gợi mở, phân tích, luyện tập - thực hành, dạy học nhóm

2. KTDH: đặt câu hỏi, động não

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 61 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/2019 Ngày giảng: 1/11/2019 (7B) Tiết 57 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3. Thái độ: - HS có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Biết vận dụng chuẩn mực sử dụng từ vào trong giao tiếp. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bài soạn 2. HS: Đọc và tìm hiểu kĩ trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. PPDH: vấn đáp - gợi mở, phân tích, luyện tập - thực hành, dạy học nhóm 2. KTDH: đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động * GV giới thiệu bài: Trong khi nói hoặc viết, do cách phát âm không chính xác, cách sử dụng từ chưa đúng nghĩa, chưa đúng sắc thái biểu cảm hoặc chưa đúng ngữ pháp hoặc lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt mà ta dễ gây ra tình trạng khó hiểu hoặc hiểu lầm. Vậy để giúp các em nói và viết đúng trong khi giao tiếp chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài “chuẩn mực sử dụng từ” HĐ 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV gọi HS đọc SGK. H: Cho biết các từ trên sai ở chỗ nào? Sửa lại ra sao? HS thảo luận nhóm bàn 2 phút Đ D nhóm trình bày HS các nhóm khác nhận xét bổ sung GV: phát âm sai. + d/v: Sai phụ âm đầu( Nam bộ). I. Sử dụng đúng âm, đúng chính tả: Ví dụ: - Dùi -> Vùi. - Tập tẹ -> Tập toẹ. - Khoảng khắc -> Khoảnh khắc. + Tập tẹ: Lẫn lộn từ gần âm (Nhớ không chính xác) . + Khoảng – khoảnh: Gần âm (Nhớ không chính xác). H: Muốn không xảy ra tình trạng trên ta làm thế nào? HS đọc SGK. GV đặt câu hỏi HS suy nghĩ trả lời H: Các từ in đậm dùng sai NTN? Cần sửa lại ra sao? + Sai nghĩa của từ. H: Qua đó chúng ta cần phải sử dụng từ NTN? HS đọc VD trong SGK H: Các từ in đậm dùng sai NTN? Cách sửa? GV hỏi HS suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét bổ sung GV: Sử dụng từ ngữ nhưng chưa hiểu đúng nghĩa ngữ pháp của từ. H: Vậy để sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ chúng ta phải lưu ý đìêu gì? HS đọc VD trong SGK. H: Các từ in đậm dùng sai ở chỗ nào? Cách sửa ra sao? GV hỏi HS suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét bổ sung - Dùng sai sắc thái biểu cảm. - Không hợp phong cách -> Dùng từ sai. -> Cần nắm chắc từ toàn dân. Khi sử dụng từ cần đúng âm, đúng chính tả. II. Sử dụng từ đúng nghĩa: * Ví dụ: - Sáng sủa -> Tươi đẹp. - Cao cả -> Sâu sắc. - Biết -> Có -> Cần sử dụng từ đúng nghĩa. -> Thường xuyên tìm hiểu nghĩa của từ. III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. * Ví dụ: - Hào quang-> Hào nhoáng. - ăn mặc -> Chị ăn mặc thật giản dị. - Thảm hại -> Thảm bại. - Giả tạo phồn vinh -> Phồn vinh giả tạo. -> Cần sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp. -> Nắm được tính chất ngữ pháp của từ loại. IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: * Ví dụ: - Lãnh đạo -> Cầm đầu. - Chú hổ - > Con hổ. -> Do không nắm vững nghĩa, sắc H: Nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai đó? GV đưa ví dụ: H: Hãy cho biết các từ ngữ trong câu sau được sử dụng NTN? H: Qua tìm hiểu ví dụ em thấy khi dùng từ phải chú ý gì? Gọi HS đọc ghi nhớ. GV yêu cầu HS sửa lỗi sai trong bài tập và về nhà sủa lỗi sai trong bài viết số 2+ 3. thái biểu cảm của từ. -> Cần sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. V. Không lạm dụng từ ngữ địa phương, từ Hán Việt: - Đời miềng giống như một tấm kiếng miềng soi vào thấy mừng hung. -> Lạm dụng từ địa phương. Ngoài sân nhi đồng đang vui đùa. ->Lạm dụng từ Hán Việt. -> Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt sẽ gây khó hiểu và lời nói thiếu tự nhiên.. * Ghi nhớ: SGK/167 HĐ 3: Luyện tập HĐ 4: Vận dụng: Vận dụng kiến thức nào để sử dụng từ chuẩn mực? HĐ 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Nắm vững những lưu ý khi sử dụng từ Tiếng Việt - Làm các BT còn lại. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ H: Hãy chỉ ra lỗi và cách sửa lỗi trong các câu sau? + đuôn đuôn, hai mắt tròn như hai quả nhãn, Mặt dài, người cũng dài, tay cũng dài. + Hai má tròn như hai quả táo, da trắng tinh, li nhanh, vên và, vạn em, thơn thiết, anh ấy là anh của em cũng như người cha em vậy. + đàn da trắng như da em vé, + mẹ em hay làm biệc nhà, em cũng giúp mẹ làm biệc. + cái cây bố em chồng, đớn rất nhanh. + cây phượng che vóng mát cho chúng em. Cây thải ra khí ô xi làm cho không khí mát . + gió hiêu hiêu thổi. Lá cây sào sạc như lời bài hát. + em rất yêu quý cây phượng vì cây phượng có hoa rất đẹp. em mong nó cũng lớn nhanh cho hao rất đẹp. Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày giảng: 4/11/2019 (7B) Tiết 58 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc diểm ý nghĩa của từ. - Chuẩn mực sử dụng từ. - Một số lỗi thường gặp, và cách chữa. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các KT đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3. Thái độ: - HS có ý thức học bài và vận dụng các KT đã học được về từ vào trong giao tiếp và trọng quá trình tạo lập VB. - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.......... b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy, máy chiếu 2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương Pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ Thuật: Động não, chia sẻ nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV cho hs đọc đúng câu thơ sau: “ Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” - Gv giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập HĐ của GV- HS ND kiến thức trọng tâm GV Chiếu trên máy chiếu những lỗi cơ bản học sinh mắc trong bài viết của mình GV cho HS HĐ nhóm bàn 7 phút HS trao đổi bài thảo luận giữa các nhóm cho nhau và bổ sung Đ D nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bài tập 1: Từ dùng sai về âm, chính tả, ... Cách sửa. + đuôn đuôn, hai mắt tròn như hai quả nhãn, Mặt dài, người cũng dài, tay cũng dài. + Hai má tròn như hai quả táo, da trắng tinh, li nhanh, vên và, vạn em, thơn thiết, anh ấy là anh của em cũng như người cha em vậy. + đàn da trắng như da em vé, + mẹ em hay làm biệc nhà, em cũng giúp mẹ làm biệc. + cái cây bố em chồng, đớn rất nhanh. + cây phượng che vóng mát cho chúng em. Cây thải ra khí ô xi làm cho không khí mát . + gió hiêu hiêu thổi. Lá cây sào sạc như lời bài hát. + em rất yêu quý cây phượng vì cây phượng có hoa rất đẹp. em mong nó cũng lớn nhanh cho hao rất đẹp. + Luôn luôn, hai mắt tròn như hai hạt nhãn. Mặt dài, dáng người cao, bàn tay thon thả với các ngón tay thon dài. + Hai má tròn căng giống như hai quả táo chín. Da trắng hồng, đi nhanh, bên bà, bạn em, thân thiết, anh ấy là anh trai của em anh ấy cũng giống như người cha của en vậy. + làn da trắng như da em bé. + Mẹ em hay làm việc nhà, em cũng giúp mẹ làm việc. + Cái cây bố em trồng, lớn rất nhanh. + Cây phượng che bóng mát, cho chúng em, cây hút khí các bon ních, nhả khí ô xi. + Gió hiu hiu thổi. + Em rất yêu quý cây phượng vì hoa của nó cũng rất đẹp. HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập. GV: yêu cầu 1 HS đọc to bài tập làm văn có mắc các lỗi sai về cách dùng từ, câu, dùng từ không rõ nghĩa + GV gọi HS lên sửa các lỗi trên. + GV nhận xét cách sửa . GV yêu cầu HS phát hiện các lỗi sai khác trong bài viết của HS để sửa lỗi. Bài tập 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Tập - Về nhà tiếp tục hoàn thiện các lỗi còn lại trong bài viết HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. H: Tìm lỗi trong các bài kiểm tra của em hoặc của bạn? Cách sửa? H: Em thường mắc những lỗi nào khi sử dụng từ ? Nêu cách sửa? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung -Xem lại toàn bộ các bài tập làm văn đã làm, phát hiện các lỗi sai trong việc sử dụng từ ở các bài tập làm văn đó và sửa lại. * Nắm vững các lỗi thường gặp trong khi sử dụng từ và cách khắc phục IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Chuẩn bị: Ôn tập văn bản biểu cảm H: Thế nào là văn bản biểu cảm? H: Văn miêu tả với văn biểu cảm khác nhau NTN? H: Cho biết sự khác nhau giữa VB biểu cảm và văn bản tự sự? H: Vai trò của tự sự và miêu tả trong VB biểu cảm như thế nào? H: Nêu các bước làm bài văn biểu cảm? Ngày soạn: 5/11/2019 Ngày giảng: 6/11/2019 (7B) Tiết 59 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong 1 bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, phân tích đặc điẻm của văn bản biểu cảm. - Cách tạo lập văn bản biểu cảm. 3. Thái độ: - HS có ý thức ôn tập văn biểu cảm, biết cách lập ý, dàn ý 1 bài văn biểu cảm. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp ngôn ngữ. b. Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy, máy chiếu 2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương Pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ Thuật: Động não, chia sẻ nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh hơn: kể tên các văn bản có sử dụng phương thức biểu cảm đã học. - Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm H: Thế nào là văn bản biểu cảm? GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn bản biểu cảm. GV nhắc lại. H: Văn miêu tả với văn biểu cảm khác nhau NTN? HS hoạt động nhóm (5 phút) ĐD nhóm trả lời Học sinh khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét kết luận. I. Văn bản biểu cảm: * Khái niệm: SGK/ 73. 1. Phân biệt: * Văn biểu cảm: - MT đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình. - Văn BC thường sử dụng các biện HS đọc văn bản Kẹo Mầm ( Bài 11). H: Cho biết sự khác nhau giữa VB biểu cảm và văn bản tự sự? HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét bổ sung GV nhận xét H: Vai trò của tự sự và miêu tả trong VB biểu cảm như thế nào? HS suy nghĩ trả lời HS đọc câu hỏi trong SGK. H: Nêu các bước làm bài văn biểu cảm? H: Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào? GV: đối với đề văn trên ta thấy cảm nhận về mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân với con người ý nghĩa đó có thể ở 3 mặt: ppháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá. * Văn miêu tả: - Tái hiện đối tượng (người, cảnh vật) cho người ta cảm nhận nó. 2. Sự khác nhau giữa VBBC và VBTS: a. VB biểu cảm: - Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó, yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ ko đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.( Tuy vậy nhiều khi khó tách bạch rạch ròi các loại VB trên). b. VB tự sự: - Nhằm kể lại câu chuyện ( sự việc) một cách sinh động , có đầu, có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. 3.Vai trò của Tự sự và MT trong VB biểu cảm: - Làm gía đỡ cho tình cảm, cảm xúc của Tác giả, được bộc lộ. Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. 4. Các bước làm bài văn biểu cảm. - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn ý - Viết bài - Đọc lại, sữa chữa. * Tìm ý và sắp xếp ý: - Mùa xuân đem lại cho mỗi con người 1 tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành. - Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của H: Bài văn thường sử dụng các biện pháp tu từ nào? H: Ngôn ngữ trong văn biểu cảm thường sử dụng như thế nào? HS suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét – bổ sung muôn loài . - Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở dầu cho một kế hoạch, một dự định. -> Với 3 mặt đó đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh. 5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ : - So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. - Ngôn ngữ: gần với ngôn ngữ thơ là vì nó có mục đích biểu cảm như thơ. Trong cách biểu cảm trực tiếp, người viết sử dụng ngôi thứ nhất (xưng tôi, em, chúng em). Trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn, lời hô... Trong cách biểu cảm gián tiếp, tình cảm ẩn trong các hình ảnh . HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Tập - Về nhà tiếp tục Tìm thêm các văn bản biểu cảm. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. H: Tìm các yếu tố biểu cảm trong các văn bản đã học và tài liệu tham khảo HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung - Đọc các văn bản đã học tìm các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Chuẩn bị: Ôn tập các tác phẩm trữ tình. H. Hãy kể tên tác phẩm và nêu tên tác giả của những tác phẩm đã học H. Hãy Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện. H. Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? Ngày soạn: 7/11/2019 Ngày giảng: 8/11/2019(7B) Tiết 60: ÔN TẬP CÁC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Một số thể thơ đã học. - Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, chứng minh. - Cảm nhận, tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh thông qua các tác phẩm. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp ngôn ngữ. b. Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy. 2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương Pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ Thuật: Động não, chia sẻ nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”, cho hs kể tên các tác phẩm trữ tình đã học - Gv giới thiệu bài....... HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm H. Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau GV cho HS làm việc cá nhân 2 phút HS trao đổi bài nhau bổ sung cho nhau HS lên bảng điền – HS khác nhận xét Câu 1: Tên tác giả và tác phẩm: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch. - Phò giá về kinh: Trần Quang Khải. - Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. - Cảnh khuya: Hồ Chí Minh. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương. - Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến. - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường H. Hãy Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện Xác định yêu cầu bài tập. Học sinh làm việc theo nhóm bàn (3 phút) HS nhận xét bổ sung – GV nhận xét. H. Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? Học sinh đọc bài tập 2 Xác định yêu cầu bài tập. Học sinh làm việc theo nhóm bàn (3 phút) (2 học sinh). Văn bản Tình huống Cách thể hiện Tĩnh dạ tứ trông ra: Trần Nhân Tông - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ. Câu 2: Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: - Bài ca Côn Sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với TN. - Cảnh khuya: Tình yêu TN, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm thanh vắng. - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. - Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. - Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. - Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Câu 3: Sắp xếp sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? - Sau phút chia li: Song thất lục bát - Qua Đèo Ngang: Thất ngôn bát cú - Bài ca Côn Sơn: Lục bát. - Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Ngũ ngôn tứ tuyệt. - Sông núi nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Câu 2 (Bài 17) So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương qua hai bài thơ và cách thể hiện tình cảm * Tĩnh dạ tứ: - Tình huống: ở xa quê, nhìn trăng nhớ quê - Cách thể hiện: dùng ánh trăng làm nền để thể hiện tình cảm nhớ quê của mình. Hồi hương ngẫu thư - Đại diện các nhóm báo cáo. - Hãy nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - Giáo viên chữa. Gắn bó với kỉ niệm hồi nhỏ tác giả thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Nhớ quê, thao thức, không ngủ, nhìn trăng nhìn trăng, lại nhớ quê * Hồi hương ngẫu thư: - Tình huống: Sau mấy chục năm xa quê, giờ về quê bị coi là khách. - Cách thể hiện: qua cách kể và tả với nghệ thuật đối trong hai câu đầu và nhất là giọng điệu bi hài ẩn sau lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh về “ bi kịch thật trớ trêu khi mới bước chân về quê cũ ” HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Tập - Về nhà tiếp tục hoàn thiện các bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. H: Đọc diễn cảm các bài thơ đã học. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung - Sưu tầm một số bài thơ mà em thích. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Chuẩn bị: Ôn tập các tác phẩm trữ tình. H. Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác ? H. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? H. Em thấy điều gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình? Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày giảng: 11/11/2019 (7B) Tiết 61 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm được một số đặc điểm của thơ trữ tình và thể loại tùy bút. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực – tự giác. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp ngôn ngữ. b. Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy. 2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương Pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ Thuật: Động não, chia sẻ nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm H. Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác ? - HS suy nghĩ trả lời - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết H. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? Câu 4 (Bài 16): Những ý kiến em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng. k. Thơ trữ tình phải có một lập luận chặt chẽ. Câu 5 (Bài 16): Điền vào chỗ trống trong những câu sau: - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng điền - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận Học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập. Học sinh thảo luận nhóm bàn 4 phút Văn bản Cảnh vật được miêu tả Tình cảm được thể hiện Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng Đại diện báo cáo - GV nhận xét và kết luận GV: Điểm khác nổi bật ở chủ thể trữ tình: + Đêm đỗ thuyền...: là kẻ lữ khách thao thức không ngủ, vì nỗi buồn xa xứ. + Rằm tháng giêng: là người chiến sĩ vừa hoàn thành 1 công việc trọng đại đối với sự nghiệp CM. H. Em thấy điều gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình? - Cảnh là nền bộc lộ tình cảm. Cảnh buồn - người buồn (Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập, liệt kê. Câu 3. (Bài 17): So sánh bài Phong Kiều dạ bạc và Nguyên tiêu. - Cảnh vật có nhiều yếu tố giống nhau: Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông. - Khác nhau: a. Cảnh vật miêu tả - Bài “ Phong Kiều dạ bạc”: cảnh buồn hiu hắt, vắng lặng, ảm đạm trong đêm trăng mờ trên bến Phong Kiều. - Nguyên tiêu: Cảnh bao la, bát ngát, tràn đầy ánh trăng sáng, đầy sắc xuân, dào dạt sức sống b. Tình cảm được thể hiện - Phong Kiều dạ bạc: buồn, cô đơn - Nguyên tiêu: ung dung, lạc quan, thanh thản HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Tập - Về nhà học thuộc các bài thơ đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. H: Đọc diễn cảm các bài thơ đã học và nêu cảm nghĩ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung - Sưu tầm một số bài thơ mà em thích. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn, Kiểm tra Tiếng Việt. H: Xem lại đề và cách làm bài

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_57_den_61_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf