I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về loại: Từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đồng âm.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: HS có ý thức học tập, đọc sách tham khảo
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng từ loại.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù : Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài
13 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 43 đến 46 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 17/11/2020 ( 7A1,3)
Tiết 43: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
( Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về loại: Từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đồng âm.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: HS có ý thức học tập, đọc sách tham khảo
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng từ loại.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù : Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt đông của GV – HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
HS trả lời cá nhân
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví
dụ minh họa?
? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Đặc
điểm của mỗi loại? Cho VD minh
họa?
1. Từ đồng nghĩa
* Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống
nhau hoặc gần giống nhau
VD: nhà thơ – thi sĩ; nhiệm vụ, nghĩa vụ,
bổn phận, trách nhiệm
* Các loại từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân
biệt nhau về sắc thái nghĩa
VD: mẹ, bầm, má; trái, quả; máy thu
? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ
đồng nghĩa?
HS hoạt động cá nhân
? Thế nào là từ trái nghĩa? Ch ví dụ
minh họa?
? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng
gì?
VD: Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng
-> Đối lập giưa cái vât vả, đau khổ
của quá khứ với cái ấm no, hạnh
phúc của hiện tại => chúng ta càng
hiểu thêm giá trị của hạnh phúc để
sống sao cho xứng với những hi
sinh trong quá khứ.
? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ
minh họa?
? Muốn hiểu đúng nghĩa của các từ
đồng âm ta phải chú ý điều gì?
thanh, ra-đi-ô
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc
thái nghĩa khác nhau
- VD: ăn, xơi, chén; bỏ mạng, hi sinh; cắt,
chặt, cứa (Khác về cách thức hành động)
* Sử dụng từ đồng nghĩa: Lựa chọn để thể
hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái
biểu cảm
* Đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa phù
hợp:
2. Từ trái nghĩa
* Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái
ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào
đó
VD:
cao >< thấp
gầy >< béo
xinh >< xấu
xa >< gần
tối >< sáng
trên >< dưới
trong ><
ngoài
chìm >< nổi
* Tác dụng:
- Tạo phép đối
- Làm cho câu văn thêm sinh động
- Nhận mạnh, tăng sức biểu cảm
3. Từ đồng âm
* Khái niệm: Là những từ phát âm giống
nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không
liên quan gì đến nhau
VD: Con ngựa đá con ngựa đá
* Sử dụng từ đồng âm: Phải căn cứ vào
ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa hoặc
dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng
đồng âm
* HĐ 3: Luyện tập:
GV. Cùng hs làm tập sgk.
* HĐ4: Vận dụng
- Đặt câu với một số từ loại
* HĐ5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ trái nghĩa.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về phần tiếng Việt
- Giải lại đề kiểm tra giữa kì I, giờ sau trả bài
*****************************************************
Ngày dạy: 17/11/2020( 7A1,3)
Tiết 44: TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về phanafvawn bản, tiếng
Việt và TLV.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: HS có ý thức học tập, đọc sách tham khảo
- Trách nhiệm: Có ý trách nhiệm với hành động, việc làm của mình.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nhận ra thiếu xót và biết sửa chữa.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù : Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm bài, tổng hợp lỗi sai của HS.
2. Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu
vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá
nhân.
- GV chép đề lên bảng
- Câu 1,2,3: HS đứng tại chỗ trả lời;
- Làm văn: HS thảo luận nhóm bàn lập
dàn ý-> báo cáo-> Bổ sung
GV kết luận
GV trả bài cho HS
GV nhận xét một số ưu, nhược điểm bài
làm của HS
- Lò Bình, Dư, Diên, Dương B (7a1)
- Tơi, Lò Loan, Liên, Sơn (7a3)
- Củ, Pao, Chống...
- Lìm Bình
- Mông
- Sâu
I. Đề, hướng dẫn chấm( Như tiết
35,36)
II. Trả bài, nhận xét
1. Trả bài
2. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, trả
lời tương đối đảm bảo.
- Một số bài làm tốt, viêt được bài văn
khá đảm bảo nội dung
* Tồn tại:
- Nhiều HS chưa đặt được nhan đề cho
đoạn thơ.
- Một số HS nêu chưa đúng phần ý
nghĩa văn bản Bạn đến chơi nhà( chép
nội dung của bài).
- Nhiều em chưa hiểu ý b câu hỏi 2, toàn
viết về tình bạn của tác giả, nhưng yêu
cầu của đề là viết về tình bạn của chính
các em.
- Nhiều bài viết văn còn sơ sài, chưa biết
tách đoạn văn
- Không biết được bài văn
- Bài Làm kém
* HS có ý kiến phản hồi( Nếu có)
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau:
- Tich cực ôn tập các nội dung đã học của các phần văn bản, Tiếng Việt, TLV đã
học, còn nội dung nào chưa nắm chắc, giờ sau tiếp tục có ý kiến thầy sẽ giải đáp.
- Soạn bài: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
+ Một số nét khái quát về HCM.
+ Học thuộc thơ
+ Trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản
Ngày dạy: 18//11/2020( 7A1,3)
CHỦ ĐỀ: THƠ HỒ CHÍ MINH
Tiết 45
Văn bản:
CẢNH KHUYA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn với tình cảm cách mạng của Người.
- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh, lạc quan
trong Bác.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức hăng say học tập, có lí tưởng sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu
phát triển làng bản, quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được
giao.
- Nhân ái: Quan tâm chia sẻ với mọi người, những người gặp khó khăn. Thấu hiểu
hoàn cảnh, nỗi niềm của người thân và mọi người xung quanh.
- Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích
cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai.
- Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân
trước các vấn đề.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước
nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra
nội dung bài học; trải nghiệm bản thân (đặt mình vào trong hoàn cảnh của nhân vật,...).
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu văn bản; phân tích
những tín hiệu nghệ thuật; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
về những vấn đề được đề cập trong tiết học.
- Năng lực văn học: Nhận biết được thể loại văn bản; đề tài, chủ đề, ý nghĩa của
văn bản, tư tưởng, tình cảm của tác giả khi sáng tác; trình bày suy nghĩ, cảm nhận,
cảm xúc của bản thân
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc, video...
2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham
khảo, tranh ảnh, tra cứu thông tin; các đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình
bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Sinh thời Bác Hồ chưa bao giờ tự nhận mình là 1 nhà thơ, song sự nghiệp
thơ văn của Người để lại, lại chứng tỏ Người là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Hai bài
thơ ta học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được tài năng và nét đẹp tâm hồn của Người.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung
? Trình bày những hiểu biết của em về
HCM?
? Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
GV: Cung cấp thêm về giai đoạn lịch sử
này.
GV: Hướng dẫn đọc: giọng âm vang,
chậm, nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2), 2/5
(câu 3,4 và nhấn mạnh hơn).
GV: Đọc văn bản- học sinh đọc
? Văn bản viết thoe thể thơ gì?
GV: Đây là thể thơ Bác rất yêu thích.
HS: Đọc 2 câu thơ đầu
? Em có phát hiện gì về nghệ thuật ở câu
thơ đầu?
? Tiếng suối trở nên ntn với con người?
GV: Cùng học sinh phân thích
I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 –
1969) lãnh tụ vĩ đại của DT &
CMVN, anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới.
b. Tác phẩm: “Cảnh khuya” được
Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc
trong thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó
a. Đọc
b. Tìm hiểu chú thích
3. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-> Nghệ thuật: So sánh
+ So sánh tiếng suối với tiếng hát
+ Âm thanh của thiên nhiên = âm
thanh của con người.
-> Tiếng suối trở nên gần gũi, thân
mật với con người.
-> Hình ảnh so sánh đặc sắc
GV:...Cũng từng có nhiều câu thơ hay
miêu tả tiếng suối bằng b.pháp so sánh:
? Em hãy đọc những câu thơ đó?
“Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe tiếng suối như cung đàn cầm”.
( Nguyễn Trãi)
-> Tiếng suối như tiếng đàn.
“Tiếng suối trong ...ngọc huyền”
( Thế Lữ)
-> Tiếng suối như tiếng ngọc.
GV: Đều là tả tiếng suối, nhưng với cách
so sánh tiếng suối với tiếng đàn, tiếng
ngọc như vậy thì tiếng suối cụ thể, gần
gũi, sống động như câu thơ của Bác.
? Câu thơ thứ 2 vẽ lên cảnh gì?
? Nghệ thuật câu thơ thứ 2?
? Phân tích tác dụng của điệp từ “lồng”?
GV: Bóng cây cổ thụ lấp lánh ánh trăng,
lắp cái nọ vào cái kia, đan dệt vào nhau.
GV: Nếu câu 1 là âm thanh thì câu 2 cho
thấy vẻ đẹp của hình ảnh. Nếu câu 1 có
nhạc thì câu 2 có họa. Hình ảnh ánh trăng
lồng vào bóng cây cổ thụ, làm cho bức
tranh rừng khuya hiện lên sinh động.
(thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa).
? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của núi
rừng Việt Bắc ở 2 câu thơ đầu?
Hai câu thơ cổ điển tuyệt hay, tuyệt đẹp.
GV Bình: Phải là là 1 con người vô cùng
yêu thiên nhiên, tha thiết gắn bó máu thịt
với thiên nhiên đến mức độ tri kỉ thì mới
có sự rung động diệu kì để rồi dệt nên 1
bức tranh thơ tuyệt tác, những câu thơ
tuyệt tác đến thế...
HS: Đọc 2 câu thơ cuối:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-> Cảnh trăng rừng.
- NT: Điệp từ (lồng).
.=> Cảnh rừng VB trong một đêm
trăng: âm thanh tiếng suối như tiếng
hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng
hoa. Cảnh vật sống động, có đường
nét hình khối đa dạng với hai mảng
sáng- tối.
2. Hai câu thơ cuối
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
? Tác giả tiếp túc sử dụng nghệ thuật gì ở
2 câu thơ cuối?
? Tâm điểm của bức tranh là gì?
? Từ “chưa ngủ” được lặp lại 2 lần. Vậy
giữa “cảnh khuya” ấy vì sao con người
lại “chưa ngủ”?
GV Giảng - bình: Câu thơ thứ 3 có vai
trò chuyển ý (câu chuyển) rất quan trọng.
Nó vừa khái quát vẻ đẹp của đêm trăng
(đẹp như vẽ) vừa mở ra 1 cái nhìn, một
cách hiểu, 1 sự chuyển ý để dẫn đến câu
kết. Câu 3 là câu bản lề của mạch thơ, ý
thơ...
? Vẻ đẹp và giá trị của 2 câu cuối?
? Qua đó em thấy Bác Hồ có phong thái
như thế nào và tâm hồn ra sao?
GV Bình: Bác rất yêu trăng, yêu thiên
nhiên, nhưng hoàn cảnh của Bác không
cho phép Bác được tự do thưởng ngoạn
vể đẹp thiên nhiên, mà Bác chỉ có thể
thưởng ngoạn nó trong phút chốc ngắn
ngủi của giờ phút giải lao...
? Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Nội dung chính của bài thơ?
? Cảnh khuya có ý nghĩa như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ
của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh TN?
-> Nghệ thuật: điệp từ, so sánh
+ Trong cảnh khuya có người chưa
ngủ.
-> Bác không ngủ không chỉ vì cảnh
đẹp mà Bác lo cho đất nước.
=> Thể hiện tình cảm, tâm trạng của
Bác - vị lãnh tụ suốt đời vì dân vì
nước mà vẫn luôn gắn bó với thiên
nhiên hòa mình vào thiên nhiên.
-> Bác có phong thái ung dung tự tại,
yêu thiên nhiên tha thiết, hết lòng lo
cho dân cho nước.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
+ BPNT: so sánh, điệp từ miêu tả chân
thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của núi
rừng Việt Bắc trong đêm trăng và
tâm trạng của Bác Hồ trong đêm
không ngủ, qua đó thể hiện tình yêu
thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng,
phong thái ung dung của Bác Hồ.
3. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi
bật của thơ HCM: sự gắn bó, hòa hợp
với thiên nhiên và con người.
IV. LUYỆN TẬP
* HĐ4: VẬN DỤNG
? Em hiểu thêm điều gì về Bác sau tiết học này?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Thử vẽ tranh minh họa cho bài học.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc ND, NT, ý nghĩa văn bản.
- Soạn bài: “Rằm tháng giêng”
+ Đọc văn bản/học thuộc phiên âm, dịch thơ
+ Trả lời các câu hỏi SGK
+ Nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ
Ngày dạy: 19/11/2020( 7A1,3)
Tiết 46
Văn bản:
RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
- Hồ Chí Minh -
Tự học ở nhà: Làm thơ lục bát
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tình yêu thiên nhiên gắn với tình cảm cách mạng của Người.
- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức hăng say học tập, có lí tưởng sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu
phát triển làng bản, quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được
giao.
- Nhân ái: Quan tâm chia sẻ với mọi người, những người gặp khó khăn. Thấu hiểu
hoàn cảnh, nỗi niềm của người thân và mọi người xung quanh.
- Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích
cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai.
- Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân
trước các vấn đề.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân
trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin
để tìm ra nội dung bài học; trải nghiệm bản thân (đặt mình vào trong hoàn cảnh của
nhân vật,...).
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu văn bản; phân tích
những tín hiệu nghệ thuật; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
về những vấn đề được đề cập trong tiết học.
- Năng lực văn học: Nhận biết được thể loại văn bản; đề tài, chủ đề, ý nghĩa của
văn bản, tư tưởng, tình cảm của tác giả khi sáng tác; trình bày suy nghĩ, cảm nhận,
cảm xúc của bản thân
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc, video...
2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham
khảo, tranh ảnh, tra cứu thông tin; các đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình
bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Cảnh khuya. Nêu nội dung, ý nghĩa và nghệt
huật đặc sắc của bài thơ?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Thi “Kể tên những bài thơ/bài hát viết về Bác Hồ”.
GV: Chia lớp thành 3 đội, thi với hình thức “Tiếp sức”
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV&HS Nội dung
GV: Hướng dẫn đọc: Chậm rãi than
thản, sâu lắng:
Phiên âm nhịp:4/3 ; 2/2/3
Dịch thơ: 2/2/2 ; 2/4/2
GV: Đọc mẫu- HS đọc
GV: tổ chức cho học sinh tìm hiểu
nghĩa của từng tiếng trong bản phiên
âm trong sgk.
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong
bản dịch nghĩa và bản dịch thơ?
GV: Định hướng cho hs cái khó của
công tác dịch thuật.
I. Đọc- tìm hiểu chung
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Tìm hiểu chú thích
2. Thể thơ
- Nguyên tác (chữ Hán): Thất ngôn tứ
tuyệt.
- Dịch thơ: lục bát.
II. Đọc – hiểu văn bản.
HS: Đọc 2 câu thơ đầu
? Hãy so sánh phiên âm – dịch nghĩa –
dịch thơ, em thấy bản dịch thơ chưa
truyền tải được nội dung gì của bài thơ
nguyên tác?
- Kim dạ nguyên tiêu: Rằm tháng
giêng, Rằm xuân (chung chung)
- Nguyệt chính viên: trăng vừa lúc tròn
đầy. Trăng soi (không truyền tải
được...)
- Xuân giang, xuân thủy, xuân thiên (3
từ xuân) cả 3 hòa quện, hài hòa sắc
xuân => sông xuân trở thành chủ thể
của trời xuân.
? Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2
câu đầu?
? Vậy 2 câu đầu tác giả miêu tả cảnh
trăng rằm ở đâu?
- Trên một dòng sông.
? Qua cảnh trăng trên dòng sông gợi ra
không gian ntn?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh mùa
xuân ở 2 câu thơ đầu?
GV: Bình: Câu thơ đầu mở ra không
gian cao rộng, trong trẻo nổi bật trên
bầu trời áy là vầng trăng tròn đầy tỏa
ánh sáng xuống khắp trời đất. Câu thơ
thứ 2 vẽ ra 1 không gian cao rộng bát
ngát như không có giới hạn với con
sông. Mặt nước tiếp liền với bầu trời.
Câu thơ này có tới 3 từ xuân được lặp
lại, nhấn mạnh vẻ đẹp với sức sống
mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
GV: Chuyển ý: Mùa xuân đang tràn
ngập đất trời, sông nước. Vậy lòng
người thì sao?
HS: Đọc cả bản phiên âm chữ Hán-
dịch nghĩa- dịch thơ.
? Hai câu sau cảnh trăng tiếp tục được
miêu tả như thế nào?
? Trong nguyên tác, câu thứ 3 cho
1. Hai câu thơ đầu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm
xuân.
- Nghệ thuật: điệp từ, từ láy.
-> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát
ngát, tràn ngập ánh trăng, tràn ngập
sức sống của mùa xuân
=> Vẻ đẹp tươi sáng tràn đầy sức sống
của đêm trăng rằm tháng riêng trên
một dòng sông.
2. Hai câu thơ cuối
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy
thuyền.
người đọc biết thêm điều gì?
Câu 3: nguyên tác: “ Yên ba thâm xứ”
(giữa dòng sông khói sóng mịt mù đó
đang bàn về việc quân, việc nước).
? Như vậy câu thơ đã gợi lên không khí
gì?
? Em có nhận xét gì về câu thơ cuối?
? Khái quát NT, ND, ý nghĩa của bài
thơ?
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà học
theo nội dung sau.
? Vì sao lại được gọi là thơ lục bát?
? Cho biết luật thơ lục bát?
? Hãy cho biết cách gieo vần của nó?
-> Gợi không khí của thời đại: toàn
quân, toàn dân đang bí mật chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến.
=> Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào
thắng lợi của cách mạng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
2. Nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên
trong đêm rằm tháng Giêng, qua đó thể
hiện tình yêu thiên nhiên gắn với lòng
yêu nước và phong thái ung dung lạc
quan của Bác Hồ.
3. Ý nghĩa
- Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà
thơ – chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của
thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu
của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp còn nhiều gian khổ.
* Hướng dẫn tự học ở nhà: Làm thơ
lục bát
I. Luật thơ lục bát
- Dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
* Các luật bằng trắc.
- Các tiếng 1,3,5,7: Tự do không bắt
buộc.
- Các tiếng: 2,6: Là bằng, tiếng 4 là
trắc( bắt buộc).
* Cách gieo vần.
- Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng
thứ 6 của câu 8. Tiếng thứ 8 của câu 8
vần với tiếng thứ 6 của câu 6, rồi tiếp
theo.
* Nhịp:
- Với câu 6: 2/2/2; 2/4; 4/2; 3/3; 1/5
- Với câu 8: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2;
3/1/2/2.
* HĐ3: LUYỆN TẬP
HĐN BÀN – 3 Phút
? Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài thơ: Cảnh khuya và Rằm tháng
riêng?
- Giống:
+ Đều tả về trăng, đều là trăng Việt Bắc.
+ Đều cùng hoàn cảnh sáng tác: 1947, 1948.
+ Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên tinh thần lạc quan của Bác.
- Khác :
+ Trăng trên rừng – trăng trên sông.
+ 1 người chưa ngủ – cả đồng đội, đồng chí.
+ Viết bằng tiếng Việt - viết bằng tiếng Hán
* HĐ 4: VẬN DỤNG:
? Viết một đoạn văn nói về Bác Hồ qua hai văn bản đã học?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Vẽ một bức tranh minh họa cho cảnh trong bài thơ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Soạn bài “Tiếng gà trưa”
? Bố cục của bài thơ, nội dung của từng phần?
+ Tìm kiếm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh
+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_43_den_46_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf