I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ .
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc
của Hạ Tri Chương.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc - hiểu văn bản thơ cổ thể qua
bản dịch tiếng Việt.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm
chữ Hán, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 38: Văn bản "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/11/2020 (7a1, 7a3)
Tiết 38 – bài 10:
Văn bản:
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
( Hồi hương ngẫu thư )
- Hạ Tri Chương-
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ .
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc
của Hạ Tri Chương.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc - hiểu văn bản thơ cổ thể qua
bản dịch tiếng Việt.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm
chữ Hán, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” – Lí Bạch
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hạ Tri Chương ( 659 – 744 ) tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách,
quê ở tỉnh Chiết Giang ( Trung Quốc). Ông là bạn vong niên của thi hào Lí
Bạch. Thích uống rượu, tính tình hào phóng, để lại 20 bài thơ, trong đó Hồi
hương ngẫu thư là một bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu bài thơ này.
- Gv giới thiệu bài mới...
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
? Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu 1
vài nét về tác giả Hạ Tri Chương?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Gv: Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi
và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường
Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo
quan nghỉ hưu, trở về quê hương. Vừa đặt
chân tới làng thì gặp 1 sự việc bất ngờ
khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng
viết bài thơ này
Gv: HD đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 đọc
giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao
hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các
tiếng: nào, chơi.
Gv đọc
HS đọc – nhận xét
GV nhận xét – sửa chữa.
Hs đọc chú thích yếu tố HV
? Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ,
em hãy cho biết bài thơ được sáng tác
theo thể thơ nào ?
? Phương thức biểu đạt được sử dụng
trong bài thơ?
Hs đọc 2 câu đầu.
? Hai câu thơ đầu là tả hay kể? Kể và tả
về ai, về những vấn đề gì?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả
- Hạ Tri Chương (659-744).
- Là 1 trong những thi sĩ lớn của
thời Đường.
- Thơ của ông thanh đạm, nhẹ
nhàng, gợi cảm, biểu lộ 1 trái tim
nhân hậu đáng yêu.
b. Văn bản
- Bài thơ được viết khi ông cáo
quan về quê nghỉ hưu.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích: sgk 125
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
4. Phương thức biểu đạt
- Tự sự kết hợp với miêu tả và
biểu cảm.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
- Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
- Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác
bao.
-> Kể và tả về bản thân.
HS: - Rời nhà: còn trẻ.
- Quay về: đã già.
- Giọng nói: không thay đổi.
- Tóc mai: đã rụng.
? Trong câu thơ đầu tiên nhà thơ đã sử
dụng nghệ thuật gì?
HS: Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi.
Thiếu tiểu >< lão đại
Li >< Hồi.
? Nghệ thuật đối ở đây có tác dụng gì?
(KG)
GV: Khái quát quãng đời xa quê làm quan
đồng thời làm thay đổi vóc người, tuổi tác
nhà thơ. Hình thức bên ngoài của nhà thơ
hoàn toàn thay đổi. Đồng thời tạo nhịp
điệu cho bài thơ.
? Trong câu thơ thứ hai nhà thơ có
nhắc đến “Giọng quê”. Em hiểu giọng
quê có nghĩa là gì? (KG)
HS: Giọng quê là giọng nói mang bản sắc
riêng của một vùng quê.
? Trong câu thơ thứ hai có hình ảnh đối
lập, đó là hình ảnh nào?
GV: Mặc dù khi xa quê hương để làm
quan vóc dáng, hình thức bên ngoài của
nhà thơ hoàn toàn thay đổi nhưng chỉ duy
nhất là giọng nói quê hương của nhà thơ là
không thay đổi
? Hình ảnh đối này có tác dụng gì?
(KG)
? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm
của nhà thơ đối với quê hương?
(KG)
HS: Đọc hai câu cuối.
? Hai câu cuối kể chuyện vào thời điểm
nào?
? Khi vừa về đến làng hình ảnh đầu tiên
mà tác giả gặp là ai?
Hs: Hình ảnh bọn trẻ.
? Hình ảnh lũ trẻ ra đón cho thấy điều
gì?
Hs: Làng quê chỉ có nhi đồng ra đón
chứng tỏ người cùng tuổi chẳng còn ai.
Nếu còn chắc gì họ đã nhận ra nhà thơ vì
thời gian xa cách quá dài -> chính vì thế
- Rời nhà: còn trẻ.
- Quay về: đã già.
- Giọng nói: không thay đổi.
- Tóc mai: đã rụng.
- Nghệ thuật: Phép đối.
=> Nhấn mạnh sự thay đổi về cả
vóc dáng, tuổi tác.
+ Giọng quê không đổi >< Tóc
thay đổi.
-> Khẳng định bản sắc quê hương
không bao giờ thay đổi.
=> Tình yêu quê hương đậm đà,
bền chặt, sâu nặng không bao giờ
thay đổi trong cuộc đời nhà thơ.
2. Hai câu thơ cuối:
- Nhi đồng tương kiến, bất tương
thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
mà lũ trẻ nghĩ ông là khách.
? Tình huống bất ngờ nào xảy ra khi
nhà thơ gặp bọn trẻ?
? Em hãy cho biết giọng điệu ở hai câu
thơ cuối? (KG)
? Giọng thơ ấy có tác dụng thể hiện tâm
tư của tác giả là gì? (KG)
Hs: Trẻ càng vui mừng đón khách bao
nhiêu thì nhà thơ càng sầu muộn bấy
nhiêu. Đây là tình cảm rất tự nhiên vì xa
quê đã lâu nay trở về tưởng được chào đón
thì lại bị coi như khách lạ.
? Từ đây ta thấy được tình cảm gì của
tác giả đối với quê hương?
? Nét đặc sắc nghệ thuật đặc sắc của
văn bản?
? Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác
giả đối với quê hương?
? Tình yêu quê hương là một trong
những tình cảm như thế nào của con
người?
Hs đọc ghi nhớ sgk-128
Gv chốt lại
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HS đọc - hs nhận xét
Gv nhận xét.
- Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại
chơi?
-> Kể chuyện khi về tới làng quê.
- Giọng thơ bên ngoài tươi vui
nhưng bên trong ngậm ngùi, đau
xót (giọng bi hài).
=> Tình yêu quê hương bền chặt,
thắm thiết của tác giả.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng phép đối hiệu quả.
- Giọng điệu bi hài ở hai câu cuối.
2. Nội dung.
- Tình yêu quê hương thắm thiết
của nhà thơ.
* Ý nghĩa văn bản
- Tình yêu quê hương là một
trong những tình cảm lâu bền và
thiêng liêng nhất của con người.
* Ghi nhớ: sgk-128
IV. Luyện tập
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài
thơ.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn về tình yêu quê hương của tác giả Hạ Tri Chương
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Tìm đọc các bài văn, bài thơ viết về tình yêu quê hương
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Ôn kiến thức về phần văn, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập phần văn.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_38_van_ban_ngau_nhien_viet_nhan_b.pdf