Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 31: Từ Hán Việt - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm Hán Việt, yếu tố Hán Việt. Nắm được cách cấu tạo

đặc biệt của các từ ghép Hán Việt.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Biết sử dụng từ ghép Hán Việt

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: - Biết sử dụng từ ghép Hán Việt trong nói

và viết 1 cách phù hợp, mở rộng vốn từ Hán Việt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nắm được cách cấu tạo đặc biệt

của các từ ghép Hán Việt.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Có ý thức khi sử dụng từ HV cho đúng lúc đúng chỗ

, có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

H’: Thế nào là đại từ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

VD?

H’: Đại từ được phân loại như thế nào? Cho VD?

*Yêu cầu: trả lời dựa vào phần ghi nhớ sgk.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 31: Từ Hán Việt - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 31 TỪ HÁN VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm Hán Việt, yếu tố Hán Việt. Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của các từ ghép Hán Việt. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Biết sử dụng từ ghép Hán Việt 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: - Biết sử dụng từ ghép Hán Việt trong nói và viết 1 cách phù hợp, mở rộng vốn từ Hán Việt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của các từ ghép Hán Việt. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Có ý thức khi sử dụng từ HV cho đúng lúc đúng chỗ , có hiệu quả. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.... 2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Thế nào là đại từ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? VD? H’: Đại từ được phân loại như thế nào? Cho VD? *Yêu cầu: trả lời dựa vào phần ghi nhớ sgk. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Từ: Nam, quốc, sơn, hà là từ thuần Việt hay là từ muợn? Mượn của nước nào?ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm *Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà. H’: Em hãy cho biết nghĩa của các tiếng Nam, quốc, sơn, hà? - Nam: phương Nam - quốc: nước - sơn: núi - hà: sông H’: Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc? H’: So sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với sông? - Có thể nói : Cụ là 1 nhà thơ yêu nước. - Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc - Có thể nói: trèo núi; không thể nói: trèo sơn. - Có thể nói: Lội xuống sông; không nói lội xuống hà. GV kết luận: Đây là các yếu tố Hán Việt. H’: Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt? H’: Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào? H’: Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì? GV Kết luận: đây là yếu tố Hán Việt đồng âm - HS đọc ghi nhớ 1. H’: Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt 1. Ví dụ: *Ví dụ 1: -> Tiếng “Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam. - Các tiếng “quốc, sơn, hà” không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn. -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt. -> Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. *Ví dụ 2 - Thiên thư: trời - Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn - Thiên: dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long) -> Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. 2. Ghi nhớ 1: sgk (T69) II. Từ ghép Hán Việt quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập? H’: Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng? H’: Các từ: thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), Thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Em có nhận xét gì về trật tự của các yếu tố? H’: Từ ghép Hán Việt được phân loại như thế nào? H’: Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt ? HS : Đọc ghi nhớ 1,2. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H’: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau? HS: Trao đổi nhóm bàn 2 phút -> Cá nhân xung phong trả lời H’: Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã được giải nghĩa ở bài Nam quốc sơn hà) 1. Ví dụ: *VD1: Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: -> Từ ghép đẳng lập. *VD2: a. ái quốc thủ môn, chiến thắng -> Từ ghép chính phụ: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau b. thiên thư thạch mã tái phạm -> Từ ghép chính phụ: có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau 2. Ghi nhớ 2: sgk (T70) III. Luyện tập Bài 1: - Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy - Phi 1: bay Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu - Tham 1: ham muốn Tham 2: dự vào, tham dự vào - Gia 1: nhà( có 4 yếu tố Hán Việt là nhà: thất, gia, trạch, ốc) Gia 2: thêm vào Bài 2: - Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. - Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn thuỷ, sơn trang, sơn dương. - Cư: cư trú, an cư, định cư, du cư, du canh du cư - Bại: thất bại, chiến bại, đại bại, bại H’: Xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp? vong Bài 3: - Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả - Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. Bài 4: a. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tốt chính trước, phụ sau: -> ái quốc, hữu danh, đại diện, ái quần b. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ trước, chính sau: -> Quốc hồn, dân trí, đại thắng, đại sự, bạc mệnh * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG ? Hãy cho biết từ HV có đặc điểm gì? ? Có mấy loại từ ghép HV? ? Trật tự của các yếu tố trong từ HV ntn? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu về từ Hán Việt - Nắm vững đơn vị cấu tạo của từ HV, 2 loại từ ghép HV;Hoàn thành các BT còn lại V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ 1,2. Làm BT còn lại; Nắm chắc về các loại từ ghép HV - Soạn bài: Từ ghép Hán Việt (Tiếp - bài 6).

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_31_tu_han_viet_truong_ptdtbt_thcs.pdf
Giáo án liên quan