I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ.
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Rèn kĩ năng nhận biết thể loại của văn bản
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật, tìm
hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cảm thông với thân phận chìm nổi
của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu VB thơ có
nhiều tầng nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Ảnh chân dung + tư liệu về tác giả HXH.
2. HS: : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 28: Bánh trôi nước - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24/10/2020 (7a1, 7a3)
Tiết 28 – bài 9:
BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
ĐT: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Trần Nhân Tông)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ.
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Rèn kĩ năng nhận biết thể loại của văn bản
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật, tìm
hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cảm thông với thân phận chìm nổi
của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu VB thơ có
nhiều tầng nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Ảnh chân dung + tư liệu về tác giả HXH.
2. HS: : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì trung đại Việt Nam, Hồ
Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp
nhiều éo le ngang trái, nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình
thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước
hết là đối với người phụ nữ.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
A. Bài ‘‘ Bánh trôi nước”
I . Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả - Văn bản
* Hs đọc chú thích về Tác giả - tác
phẩm
H’: Nêu một vài nét chính về tác giả
HXH?
GV: Giới thiệu về tác giả và chốt KT
GV: Giới thiệu một số nét về văn bản
* Hướng dẫn đọc: giọng vừa dịu, vừa
mạnh, vừa ngậm ngùi.
- GV đọc -> hs đọc -> nhận xét.
H’: Bài thơ có nhan đề “Bánh trôi
nước”. Vậy em hiểu gì về bánh trôi
nước ?
(Bánh trôi nước: chú thích sgk –95)
H’: Về thể thơ, bài thơ này giống với
những bài thơ nào vừa học? vì sao?
H’: Bài thơ thuộc thể thơ nào?
H’: Bánh trôi nước đã được miêu tả
qua những chi tiết nào?
-> Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn,
chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
(- Bánh có màu trắng của bột, bánh
được nặn thành viên tròn.
- Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì
nhão (nát), ít nước quá thì rắn (cứng).
- Khi đun sôi nước để luộc bánh, bánh
chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì
chìm.
- Nhân bánh được làm bằng mật hoặc
đường phên nên khi chín thường có
màu đỏ như son)
H’: Em có nhận xét gì về cách miêu tả
bánh trôi của tác giả ?
H’: Thông qua các từ ngữ: Thân em,
Bảy nổi..., em vẫn...son, theo em có
phải đơn thuần nhà thơ chỉ nói về
a. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương là người có học, có
tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi
kịch. Bà được mệnh danh là bà chúa
thơ Nôm.
b. Văn bản:
- Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh
vật, vịnh cảnh. Là bài thơ trữ tình đặc
sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng
nghệ thuật của HXH.
2. Đọc - Tìm hiểu từ khó
a. Đọc:
b. Chú thích:
3. Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Miêu tả bánh trôi nước
- Hình dáng: Trắng, tròn
- Khi luộc bánh: Bánh nổi lên là chín
- Quá trính làm bánh: Bánh rắn hay
nát là do người nhào bột
- Nhân bánh: làm bằng đường đỏ.
=> Miêu tả rất giống bánh trôi ngoài
đời.
chiếc bánh trôi hay còn có ngụ ý nào
khác?
HS: Đọc lại văn bản một lần
GV: Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm
chất cuộc đời và thân phận của người
phụ nữ được gợi lên như thế nào,
chúng ta cùng đi tìm hiểu.
GV: Phân tích từ ngữ: trắng, tròn
H’: Nhận xét về ngoại hình của người
con gái ở đây?
H’: NT được tg sử dụng ở câu thơ là
gì?
H’: Em hiểu nghĩa của thành ngữ này
ntn?
H’: Với nghĩa của thành ngữ đó, tg
cho ta biết gì về cuộc đời của người
phụ nữ?
H’: Em hiểu nghĩa ẩn dụ của câu thơ
này ntn?
GV: Liên hệ với XH cũ.
H’: Câu thơ cho biết điều gì về người
phụ nữ?
H’: Em có nhận xét gì về người phụ
nữ trong xã hội cũ?
GV: Qua ngòi bút tài tình của Hồ
Xuân Hương, cái bánh trôi nước không
đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường
mà còn trở thành 1 ẩn dụ thể hiện cuộc
đời và số phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến
H’: Như vậy bài thơ này có mấy
nghĩa? Đó là những ngĩa nào?
H’: Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào quyết
định giá trị bài thơ? vì sao?
=> Nghĩa thứ 2 là chính, nghĩa thứ
nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải
nghĩa sau. Và chính nghĩa sau đã làm
nên giá trị của bài thơ.
H’: Qua bài thơ, HXH muốn gửi gắm
tư tưởng, tình cảm gì của mình?
2. Người phụ nữ qua hình ảnh
bánh trôi nước.
* Ngoại hình: Vừa trắng lại vừa tròn
-> Trắng trẻo, xinh đẹp.
* Cuộc đời: Bảy nổi ba chìm
-> NT: Sử dụng thành ngữ
-> Cuộc đời long đong, vất vả, chìm
nổi, bấp bênh
* Số phận: Rắn nát mặc dầu tay kẻ
nặn
-> Số phận luôn phải phụ thuộc vào
người khác
* Phẩm chất: Giữ tấm lòng son
-> NT: Sử dụng qh từ mà với ý khẳng
định
-> Khẳng định sự thủy chung, son sắt
của người phụ nữ trong mọi hoàn
cảnh.
3. Tư tưởng của nhà thơ:
- Ca ngợi người phụ nữ và thể hiện sự
cảm thông sâu sắc cho thân phận
GV: Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân
Hương đã 2 lần hoá thân, vừa làm
chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người
phụ nữ để tự sự với bạn đọc, truyền
tới bạn đọc những tình cảm trong sáng,
nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1
áng văn chương đa nghĩa độc đáo.
H’: Em cảm nhận được gì về đặc sắc
nghệ thuật của văn bản này?
H’: Giá trị nội dung qua tìm hiểu văn?
? Ý nghĩa của văn bản nói về điều gì?
Hs đọc ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
H’: Hãy ghi lại những câu hát than
thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc
thêm) bắt đầu bằng 2 từ “Thân em” ?
(Lớp A2, A3: HDHS đọc thêm ở nhà
theo câu hỏi tìm hiểu ở lớp đối với
chìm nổi của họ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Cách dùng ẩn dụ, tượng trưng
- Cách dùng từ ngữ: Quan hệ từ và
cặp quan hệ từ
- Cách dùng thành ngữ
- Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với
lời nói hằng ngày.
2. Giá trị nội dung:
- Bánh Trôi Nước là bài thơ thể hiện
cảm hứng nhân đạo trong văn học
viết Việt Nam dưới thời phong kiến,
ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người
phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm
thương sâu sắc đối với thân phận
chìm nổi của họ.
* Ý nghĩa văn bản:
- Là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân
đạo trong văn học viết Việt Nam dưới
thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp,
phẩm chất của người phụ nữ, đồng
thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc
đối với thân phận nổi chìm của họ.
* Ghi nhớ : sgk –95
IV. Luyện tập:
- Thân em như tấm lụa đào...
- Thân em như hạt mưa sa...
- Thân em như hạt mưa rào.
Hạt sa xuống giếng hạt ... vườn hoa.
- Thân em như giếng giữa đàng.
Người khôn rửa mặt, người phàm ...
- Thân em như miếng cau khô.
Người thanh tham mỏng, người thô
tham dày.
B. Đọc thêm: « Buổi chiều đứng ở
phủ thiên trường trông ra » (Lớp
A1)
HS lớp A1)
GV: Cung cấp một vài nét về tg và vb.
GV: HDHS đọc -> Đọc mẫu -> HS
đọc
(3 HS)
H’: Cụm từ: Bán vô bán hữu (nửa như
có nửa như không) có nghĩa gì?
(Phản ánh cái thời điểm nhìn cảnh vật
vào lúc chiều sắp tối, nên nhà thơ có
cảm nhận “nửa như có nửa như
không”.
H’: Lời thơ cho ta thấy cảnh vật ở đây
có gì đặc biệt?
H’: Cảnh tượng ấy gợi cho em vẻ đẹp
như thế nào ?
H’: Cảnh chiều được tả bằng những ấn
tượng nào?
(Thính giác: Tiếng sáo mục đồng và
thị giác: cò trắng)
H’: Những ấn tượng ấy gợi cho em
một không gian như thế nào ? và gợi
cuộc sống đồng quê ra sao ?
H’: Nhận xét về nhịp điệu, ngôn ngữ
của bài thơ?
1. Tác giả, văn bản: (SGK)
- Trần Nhân Tông (1258-1308) tên
thật là Trần Khâm. Một vị vua yêu
nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà,
nhân ái, có công lao to lớn trong cuộc
kháng chiến chống giặc Mông-
Nguyên xâm lược. Vị tổ thứ nhất của
dòng thiền Trúc lâm Yên Tử, Một
nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
- Bài thơ được sáng tác trong dịp vua
Trần Nhân Tông về thăm quê ở phủ
Thiên
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
1- Cảnh chiều trong thôn xóm:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịnh dương biên
-> Cảnh vật hiện lên không rõ nét,
nửa hư, nửa thực, mờ ảo.
=> Gợi vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi
thôn dã.
2. Cảnh chiều ngoài cánh đồng:
- Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
=> Gợi không gian thoáng đãng, cao
rộng, yên ả, trong sạch. Gợi cuộc
sống bình yên hạnh phúc, con người
hoà hợp với thiên nhiên.
3. Nghệ thuật, nội dung
* Nghệ thuật:
- Nhịp điệu thơ êm ái, hài hòa
- Ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa
- Dùng cái hư làm nổi bật cài thực và
ngược lại, khắc họa hình ảnh nên thơ,
H’: Bài thơ thể hiện điều gì?
bình dị.
* Giá trị nội dung:
- Bài thơ thể hiện thắm thiết tình quê
của vị vua anh minh, tài đức Trần
Nhân Tông.
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Nhắc lại kiến thức về thơ thất ngôn tứ tuyệt
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
GV khái quát nội dung bài học.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc lòng bài thơ, thuộc Ghi nhớ
- Về nhà tự học bài
- Chuẩn bị soạn bài: “Qua Đèo Ngang”
+ Học thuộc lòng bài thơ
+ Tìm hiểu về cảnh sắc Đèo Ngang và tâm trạng nhà thơ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_28_banh_troi_nuoc_nam_hoc_2020_20.pdf