. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu
(hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề châm biếm.
- Thuộc những bài ca dao trong các văn bản.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh, số
phận không may mắn
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sống có trách nhiệm, sống yêu thương
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hiểu được những bài ca về chủ đề
châm biếm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ
thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề châm biếm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 15: Những câu hát châm biếm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:01/10/2020 (7a3), 02/10/2020 (7a1)
Tiết 15 – bài 5:
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu
(hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề châm biếm.
- Thuộc những bài ca dao trong các văn bản.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh, số
phận không may mắn
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sống có trách nhiệm, sống yêu thương
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hiểu được những bài ca về chủ đề
châm biếm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ
thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề châm biếm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập....
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H’: Đọc thuộc lòng chùm ca dao than thân (Bài 2, 3)? nêu những cảm
nhận chung của em về chùm ca dao ấy?
HS đọc thuộc lòng có diễn cảm.
Cảm nhận được về những nét chung nhất về nghệ thuật và nội dung.
* Nghệ thuật:
- Thể lục bát, âm điệu buồn thương, đau xót, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so
sánh quen thuộc
- Sử dụng thành ngữ: Gió dập, sóng dồi.
* Nội dung:
- Thân phận con người trong xã hội cũ chịu nhiều oan trái, bất công, cay
đắng, khổ cực nhiều bề.
- Vừa là than thân, vừa thể hiện nỗi niềm cảm thông với những con người
bất hạnh, vừa mang ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Ca dao là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân.
Nó không chỉ là những câu hát yêu thương nghĩa tình hay than thân mà còn là
những câu hát châm biếm thể hiện đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian, nhắm
phê phán, phơi bày những hiện tượng ngược đời, những hạng người đáng chê
cười trong xã hội.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: vấn đáp, đọc sáng tạo
KT: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả
lời
* GV hướng dẫn HS đọc (giọng hài
hước, châm biếm) – GV đọc mẫu
- HS đọc
- Lớp nhận xét – GV uốn nắn
H’(K,G): Quan sát VB và cho biết vì
sao 4 bài ca dao được xếp chung 1
VB?
- Vì chúng đều p/á những hiện tượng
bất thường trong cuộc sống.
- Vì chúng đều gây cười.
- Vì chúng đều có ý nghĩa châm biếm.
H’: Đọc 4 bài ca dao chủ đề này, em
thấy chúng có đặc điểm giống với loại
văn bản nào chúng ta đã học?
(Giống với truyện cười, ngụ ngôn)
GV: Giải nghĩa các từ ở các chú thích:
2, 3, 4
Chú ý : Trống canh : Đêm 5 canh .
Canh 1 từ 6h tối; canh 5 đến 5h sáng
* Tìm hiểu bài ca dao thứ 1
HS: Đọc lại bài 1
H’: Bài 1 giới thiệu với chúng ta về
nhân vật nào?
H’: Bức chân dung của chú tôi hiện
lên qua những chi tiết nào?
H’: Theo em, từ “hay” được dùng với nghĩa
nào sau đây (Am hiểu; Ham thích; Thường
xuyên)
=> Hiểu theo nghĩa 2, 3
H’(K,G): Thực chất những điều ước
của chú tôi là gì?
HS : - Ngày mưa để không phải đi làm
- đêm dài để được ngủ nhiều
H’: NT gì đã được tác giả sử dụng ở đây?
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc:
2. Từ khó :
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Bài 1:
Chú tôi : - hay tửu hay tăm
- hay nước chè đặc
- hay ngủ trưa
Chú ước : - ngày mưa
- đêm thừa trống canh
=> NT: Điệp từ; Giới thiệu nhân vật
H’: Em có nhận xét gì về những thứ
hay và những điều ước của chú tôi?
-> Những điều hay và ước đều bất bình
thường.
H’: Qua lời giới thiệu, ông chú hiện
lên là người như thế nào?
H’: Qua hình ảnh người chú, bài ca
dao có ngụ ý châm biếm hạng người
nào trong XH?
H’(K,G): Dân gian đặt “chú tôi” cạnh
“cô yếm đào” ngầm bày tỏ ý gì?
HS: Chú tôi đối lập với cô yếm đào ->
Cái xấu đặt cạnh cái tốt nhằm nhấn
mạnh sự mỉa mai, giễu cợt
H’: Nếu cần khuyên bảo nhân vật chú
tôi bằng thành ngữ thì em dùng câu
nào?
HS: Tay làm hàm nhai tay quai, tay
quai miệng trễ
* Tìm hiểu bài ca dao thứ 2
HS: Đọc lại bài 2
H’: Bài 2 nhại lại lời của ai? Nói với
ai?
HS: Nhại lại lời của thầy bói nói với
người đi xem bói
H’: Thầy bói đã phán gì ?
H’: Em có nhận xét gì về lời phán của
thầy bói?
HS : Thầy nói rõ ràng và khẳng định
như đinh đóng cột nhưng đó lại là
những sự hiển nhiên, do đó lời phán
trở thành vô nghĩa, nực cười -> đây là
kiểu...
H’: Để lật tẩy bộ mặt thật của thầy, bài
ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì?
H’: Thầy bói trong bài ca dao là người
bằng cách nói ngược để giễu cợt,
châm biếm.
-> Ông chú là người đàn ông vô tích
sự, lười biếng, thích ăn chơi hưởng
thụ.
=> Châm biếm, chế giễu những hạng
người nghiện ngập và lười biếng,
ham chơi nhưng thích hưởng thụ
2. Bài 2:
- Số cô chẳng giàu thì nghèo ...
- Số cô có mẹ có cha ...mẹ đàn bà...
- Số cô có vợ có chồng ...
- Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
-> Đây là kiểu nói dựa nước đôi,
không có ý nghĩa tiên đoán.
=> Nghệ thuật phóng đại, gây cười
như thế nào? Em có nhận xét gì về cô
gái trong bài ca dao?
H’: Bài ca này phê phán hiện tượng gì
trong XH?
H’: Hai bài ca dao tg dg đã sử dụng
những biện pháp nghệ thuật nào đặc
sắc?
H’: Hai bài ca dao có nội dụng chung
là gì?
H’: Ý nghĩa của bài ca dao là gì?
*HS đọc ghi nhớ sgk
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
H’: Hai bài ca dao vưa tìm hiểu có
điểm nào giống truyện cười dân gian?
- Đọc thêm các bài ca dao trang 53, 54
- HS trình bày các bài ca dao sưu tâm
được thuộc chủ đề này.
-> Thầy là kẻ lừa bịp, dối trá.
-> Cô gái đi xem bói là người ít hiểu
biết, mù quáng
=> Phê phán, châm biếm những kẻ
chuyên lừa bịp bằng nghề bói toán và
những người mê tín di đoan một cách
mù quáng.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự với miêu tả
- Nghệ thuật phóng đại gây cười
- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nói
ngược.
- Sử dụng hình thức giễu nhại, cách
nói có hàm ý
2. Nội dung:
Phê phán thói hư tật xấu của những
hạng người và những sự việc đáng
cười trong xã hội.
3. Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần phê phán mang
tính dân chủ của những con người
thuộc tầng lớp bình dân
* Ghi nhớ: SGK (T53)
IV. Luyện tập :
* Bài tập 1:
- Vì đều gây cười và có ý nghĩa
châm biếm.
*Bài tập 2:
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
? Tìm những bài ca dao khác cùng chủ đề châm biếm
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Tìm đọc những bài ca dao khác liên quan đến chủ đề châm biếm
- Xem kĩ lại kiến thức đã học.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc (ghi nhớ) để nắm chắc ND, NT, ý nghĩa của mỗi bài ca dao.
- Học thuộc lòng 2 bài ca dao 1, 2.
- Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.- Nét chính về nội dung, ý
nghĩa của văn bản (lưu ý tính chất nhật dụng), nghệ thuật đặc sắc của văn bản
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_15_nhung_cau_hat_cham_biem_nam_ho.pdf