Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.

- Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

- Viết đoạn văn ngắn có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. ( K- G)

- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.

3. Thái độ:

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

- Biết dùng dấu gạch ngang để đạt câu đơn giản.

. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:

a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử

dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: phiếu HT; Bảng phụ ví dụ

2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật chia nhóm

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1: 01 /6/2020 7A2: 02 /6/2020 7A6: 01 /6/2020 TIẾT 101 - TV: DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản. - Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. - Viết đoạn văn ngắn có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. ( K- G) - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết. - Biết dùng dấu gạch ngang để đạt câu đơn giản. . Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như: a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. GV: phiếu HT; Bảng phụ ví dụ 2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A1:...............7A2...........7A6 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là liệt kê? Nêu tác dụng của phép liệt kê? ? Có mấy kiểu liệt kê? Lấy VD minh hoạ? b. Kiểm tra bài mới: - Kể tên các dấu câu mà em đang sử dụng. 3. Bài mới: * HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân - Đọc đoạn văn sau, xác định các dấu câu được sử dụng: Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam ai, nam bình, tương tư khúc... Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng đơn thuần những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. HS trả lời, GV NX - Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu vậy dấu câu có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết học hôm nay về hai dấu đó là Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS: đọc VD trên bảng phụ. ? Cho biết chức năng của dấu chấm lửng trong các câu a, b, c, d? HS: thảo luận cặp đôi (2p). GV: chốt ghi bảng ? Qua phân tích các VD em hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng? HS: Đọc phần ghi nhớ Sgk/ 122 ? Em hãy lấy VD trong những VB đã học để minh họa? ? Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng? HS: đọc VD trên bảng phụ. HS: HĐ cá nhân ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (a) ? Cho biết dấu chấm phẩy trong các câu (a) dùng để làm gì? ? Trong ví dụ (b) tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? ? Như vậy, dấu chấm phẩy trong đoạn văn được dùng để làm gì? ? Qua phân tích các VD em hãy rút ra công dụng của dấu chấm phẩy? HS: Đọc phần ghi nhớ Sgk/ 122 HS: đọc VD trong Sgk / bảng phụ HS: HĐ cặp đôi (2p) ? Ở VD a, cụm từ “mùa xuân của HN thân yêu” có vai trò gì trong câu? I. Công dụng của dấu chấm lửng. 1. Ví dụ: a. Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa liệt kê hết. b. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. c. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. d. Làm giãn nhịp điệu câu, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp. 2. Ghi nhớ: Sgk / 122 II. Công dụng của dấu chấm phẩy. 1. Ví dụ: a. Câu ghép -> Dùng dấu chấm phẩy là để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp. b. Liệt kê -> Dùng để ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp. 2. Ghi nhớ: Sgk /122 III. Công dụng của dấu gạch ngang. 1. Ví dụ: Sgk /129 * VD a, cụm từ “mùa xuân của Hà Nội thân yêu” - Bổ sung ý nghĩa cho từ “mùa xuân” ? Cụm từ này là thành phần gì của câu? ? Như vậy, dấu gạch ngang trong câu này được dùng để làm gì? ? Sau dấu gạch ngang đó là lời nói của ai? ? Ở VD b dấu gạch ngang được đặt ở vị trí nào trong câu? Dấu gạch ngang có công dụng gì? ? VD c dấu gạch ngang có công dụng gì? ? Dấu gạch ngang ở VD d dùng để nối từ nào với từ nào? được dùng làm gì? ? Qua phân tích VD em thấy dấu gạch ngang có những công dụng nào? HS: Đọc ghi nhớ 1 (SGK) HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. HS: Trả lời nhanh BT1 HS: đọc lại VD d trong mục I. ? Dấu gạch nối trong các tiếng của từ Va-ren được dùng để làm gì? ? Cách viết dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ntn? ? Dấu gạch nối có phải là một dấu câu không? Vì sao? -> Vì nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. đứng trước. - Thành phần phụ chú. => Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. * VD b. - Lời nói trực tiếp của quan phụ mẫu. => Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại. * VD c. => Đặt ở đầu dòng để liệt kê (liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng) * VD d. => Tác dụng nối các từ trong một liên danh (tên ghép). 2. Bài học: Sgk/130 Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang. a. Dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích. b. Dùng để đáng dấu bộ phận chú thích, giải thích. c. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích. d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh e. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh IV. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 1. Ví dụ: - VD d: Dấu gạch nối: nối các tiếng trong tên riêng người nước ngoài (gồm nhiều tiếng). - Cách viết: viết ngắn hơn dấu gạch ngang, giữa dấu gạch nối và các tiếng không có khoảng cách. - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. HS: Đọc ghi nhớ 2 (SGK) ? Đọc và nêu yêu cầu bài 1? HS: Thảo luận nhóm 4 (2p) ? Bài tập 2 yêu cầu điều gì? HS: Thảo luận nhóm 4 (2p) ? Đọc và nêu yêu cầu bài 3? HS: HĐN 5/2’ N1,3,5: viết câu có sử dụng dấu chấm lửng. N2,4,6: viết câu có sử dụng dấu chấm phẩy. HS: Viết đoạn văn K-G HS: Trình bày miệng HS: nhận xét, sửa GV: Nhận xét, sửa, cho điểm KK ? Bài tập 2 yêu cầu điều gì? HS: HĐ cá nhân - Trình bày miệng. GV: Chốt ghi bảng ? Yêu cầu bài tập 3? GV: hướng dẫn cho hs làm bài. HS: 2 HS lên trình bày trên bảng. Các HS khác làm cá nhân dưới lớp. HS: nhận xét bài làm của bạn trên bảng GV: Nhận xét -> cho điểm (nếu bài làm tốt) 2. Bài học: Sgk/130 V. Luyên tập. 1. Bài tập 1: Công dụng của dấu chấm lửng: a. Biểu thị lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng ( - Dạ, bẩm) b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. 2. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm phẩy - VD a, b, dùng để ngăn cách các vế trong của những câu ghép có cấu tạo phức tạp. - VD c dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 3. Bài tập 3: a. Câu dùng dấu chấm phẩy - Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông Hương được chuẩn bị rất chu đáo: Mũi thuyền phải có không gian rộng để ngắm trăng; trong thuyền, phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy; xung quanh thuyền, có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng. b. Câu có dùng dấu chấm lửng Người ta đi thuyền đêm trên sông Hương để ngắm cảnh trăng đẹp nhưng thật ra là để... ru hồn. Cứ mở đầu cuộc ru bằng khúc lưu thuỷ, kim tiền xuân phong là đã thấy xao động tâm hồn. Bài tập 2: Công dụng của dấu gạch nối: dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. Bài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang. GV: Giới thiệu câu tham khảo Ví dụ: Bao giờ mẹ đi Hà Nội khám bệnh? - Ngày mai. Mẹ khám xong thì có về quê không ạ? - Mẹ không về quê vì còn bận đi làm. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Công dụng của dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng. ? Dấu gạch ngang có những công dụng nào ? ? Làm thế nào để phân biệt được dấu gạch nối với dấu gạch ngang ? * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang? * HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi, mở rộng. Tìm trong các VB SGK Ngữ văn 7 kì 2 các đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học bài, nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy + Rút ra công dụng của dấu gạch ngang. + Dấu gạch ngang khác với dấu gạch nối ở chỗ nào? + Sưu tầm một số đoạn văn, câu văn có sử dụng dấu gạch ngang - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt. Yêu cầu: Ôn lại kiến thức (Các kiểu câu đơn và các dấu câu) Trang 132. + Nắm khái niệm, lấy được ví dụ về các kiểu câu đơn. + Công dụng các dấu câu. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập phần Văn. + Đọc lại các VB từ học kì I. + Ôn lại ND, NT, ý nghĩa của các VB: Ca dao, dân ca, thơ trữ tình, thơ Đường luật. + Khái niệm: Ca dao, dân ca, thơ trữ tình, thơ Đường luật. + Liệt kê các tác phẩm thơ của Việt Nam đã học học kì I. + Giá trị nội dung nghệ thuật của các văn bản văn xuôi. ............................... * * * ..........................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_101_dau_cham_lung_dau_cham_phay_n.pdf
Giáo án liên quan