Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu và nắm được khái niệm động từ.

+ Ý nghĩa khái quát của động từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ

pháp của động từ).

- Các loại động từ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- Sử dụng động từ để đặt câu.

3. Thái độ

- Yêu mến môn học.

4. Định hướng các năng lực

- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo Viên.- Bảng phụ.

2. Học sinh.

a. Trước giờ lên lớp:

- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và

nhóm.

c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm tòi, và biết sử dụng động từ vào trong hoạt động giao tiếp.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp

- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.

2. Kỹ thuật

- Động não, trình bày

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 1/11/2019 lớp 6A2 16/11/2019 lớp 6A5 Tiết 57: ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu và nắm được khái niệm động từ. + Ý nghĩa khái quát của động từ. + Đặc điểm ngữ pháp của động từ ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ). - Các loại động từ. 2. Kĩ năng - Nhận biết động từ trong câu. - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. - Sử dụng động từ để đặt câu. 3. Thái độ - Yêu mến môn học. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên.- Bảng phụ. 2. Học sinh. a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm tòi, và biết sử dụng động từ vào trong hoạt động giao tiếp. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật - Động não, trình bày IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Bài cũ: Không b. Bài mới Bạn Lan đang đọc sách ngoài sân. Em hãy cho biết đọc thuộc từ loại nào các em đã học. 3. Bài mới HĐ1: Khởi động - Từ ví dụ kiểm tra bài mới GV dẫn dắt vào bài. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV treo bảng phụ viết ví dụ. Nhóm đôi 3’ Bằng hiểu biết của em về động từ đã học ở bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có trong các câu văn đó? KT động não.1’ Những động từ chúng ta vừa tìm được có ý nghĩa gì? Những động từ chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó? Các ví dụ trên động từ giữ chức vụ gì trong câu. Có khi nào ĐT giữ chức vụ CN không? Cho VD? Xác định động từ trong câu sau và cho biết chức vụ ngữ pháp của động từ VD: Ngủ ở nhà bạn à ? So sánh động từ với danh từ. Lấy ví dụ chứng minh. - Những từ đứng trước ĐT thường là những từ đã, hãy, đừng, chớ... trong khi đứng trước DT là những số từ, lượng từ. - Khi làm VN ĐT không đòi hỏi điều kiện gì trong khi đó DT muốn làm VN phải kèm từ "là". Thế nào là động từ? Lấy ví dụ. Động từ có khả năng kết hợp với những từ nào ? Chức vụ của động từ trong câu ? GV cho Hs lấy ví dụ. I. Đặc điểm của động từ 1. Ví dụ - Các ĐT có trong các câu văn đó: a. đi, đến, ra, hỏi. b. lấy, làm, lễ. c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.  Các động từ trên chủ yếu chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - ĐT thường kết hợp với các từ: đã, hãy, đừng, chớ... tạo thành cụm động từ. - Chức vụ ngữ pháp : + Động từ làm vị ngữ. + Ngoài ra động từ còn giữ chức vụ chủ ngữ (không kết hợp với đã, đang..) 2. Bài học : SGk - tr 146 GV kết hợp cho HS làm bài 1 Tìm động từ trong bài Lợn cưới, áo mới. - Các ĐT: có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo. - GV sử dụng bảng phụ vẽ mô hình bảng phân loại ĐT. Căn cứ vào đâu để phân loại ĐT? ĐT chỉ hoạt động, trạng thái được phân định như thế nào? Có mấy loại động từ ? Lấy ví dụ. - GV cho HS phân loại các động từ đã tìm ở bài 1. - ĐT chỉ tình thái: có (thấy) - ĐT chỉ hành động, trạng thái: các ĐT còn lại. Đọc yêu cầu của bài tập - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời. - GV chốt. - GV đọc. - HS chép. Tìm những động từ trong đoạn văn trên? II. Các loại động từ 1. Ví dụ : SGK - tr146 Bảng phân loại Thường đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau Không đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau Trả lời câu hỏi làm gì? toan, định, đừng chạy, cười, đứng, hỏi, đọc, ngồi, yêu, ghét - Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào? dám buồn, vui, nhức, nứt, gãy, đau 2. Bài học : SGK - tr 146 III. Luyện tập Bài 2: - Truyện buồn cười chính là ở chỗ thói quen dùng từ của anh chàng keo kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng dùng cả những từ như đưa, cho, chỉ thích dùng những từ như cầm, lấy đây chính là thói quen dùng các ĐT. Bài 3: Chính tả (nghe- viết) HĐ 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức cơ bản. - Động từ là gì ? cho 1 ví dụ về động từ ? - Có mấy loại động từ ? HĐ 4: Vận dụng - Hãy kể 1 số động từ chỉ tình thái. - Xác định động từ trong câu sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết một đoạn văn ngắn 5 dòng có sử dụng động từ. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Về nhà học bài. Viết hoàn thiện 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử sụng động từ. - Chuẩn bị bài: Cụm động từ. + Chức năng ngữ pháp của cụm động từ. + Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ . + Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. Ngày giảng: 12/11/2019 lớp 6A2 16/11/2019 lớp 6A5 Tiết 58 : CỤM ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ . - Cấu tạo của cụm động từ. - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được cụm động từ và chức năng ngữ pháp của cụm động từ trong ví dụ. - Bước đầu biết sử dụng cụm động từ vào việc đặt câu. 3. Thái độ - Yêu mến môn học, tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bảng phụ. 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm tòi và sử dụng động từ vào trong hoạt động nói và viết thường ngày một cách chính xác. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Bài cũ Thế nào là động từ ? Gợi ý: Đt là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. b. Bài mới Quan sát, so sánh hai ví dụ sau: - Đá và hay đá bóng. 3. Bài mới HĐ1: Khởi động - Từ ví dụ kiểm tra bài mới GV nêu vấn đề : Đá làm động từ chỉ hành động, hay đá bóng là cụm động từ. Vậy, cụm động từ là gì? Vai trò của nó như thế nào so với động từ? HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV sử dụng bảng phụ đã viết bài tập. - Hs đọc Các từ in đậm trên bổ sung ý nghĩa cho động từ nào? Nhóm đôi 2’ GV: tổ hợp từ bao gồm động từ và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm động từ. Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng? Qua VD trên, em rút ra kết luận gì?  Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì chỉ còn lại động từ. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng mà chúng bổ sung cho động từ không còn nữa. Gv đưa ví dụ : Nó đang cắt cỏ ngoài sân. CN VN Xác định cụm động từ và phân tích cấu tạo câu đó. Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về I. Cụm động từ là gì 1. Ví dụ: SGK - tr 147 - Đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho đi - Cũng, những câu đố oái oăm bổ sung ý nghĩa cho ra. - Cụm ĐT hoạt động trong câu như ĐT hoạt động của cụm động từ. Thế nào là cụm ĐT, cụm ĐT có đặc điểm gì? - GV cho HS kết hợp làm bài 1 Các cụm ĐT: a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b. yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Qua VD vừa tìm hiểu, em thấy cụm ĐT gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau ĐT. - Phụ ngữ trước: đã, sẽ, đang, chưa, chẳng, vẫn, hãy, chớ, đừng - Phụ ngữ sau: rồi, được, ngay. Em hãy cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho ĐT trung tâm những ý nghĩa gì? Nêu cấu tạo của cụm động từ ? Vẽ sơ đồ cấu tạo của cụm ĐT sau ? Đang đi xem phim GV cho HS kết hợp làm bài 2 (Thảo luận nhóm đôi) 2. Bài học: SGK - tr 148 II. Cấu tạo của cụm động từ 1. Ví dụ: Phần trước phần trung tâm Phần sau đã cũng đang hãy đi ra đi làm nhiều nơi những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. xem phim bài tập => - Phụ ngữ trước bổ sung cho ĐT về ý nghĩa, quan hệ thời gian - Phụ ngữ sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, địa điểm 2. Bài học SGk - Tr 148 III. LUYỆN TẬP Bài 3: Nêu ý nghĩa của phụ ngữ: - Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định. - Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp GV cho hs thảo luận nhóm đôi HS làm cá nhân thời, linh hoạt, nhanh nhạy. - Không: biểu thị ý phủ định khả năng. -> Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé. Bài 4 Treo biển có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân HĐ 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức cơ bản. - Cụm động từ là gì? Nêu mô hình của cụm động từ? HĐ 4: Vận dụng Tìm cụm động từ trong các câu sau: a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. b. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - So sánh mô hình cấu tạo của cụm động từ với mô hình cấu tạo của danh từ? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài cũ theo nội dung kiến thức đã tìm hiểu. - Chuẩn bị : Tính từ và cụm tính từ. +Yêu cầu : Soạn theo câu hỏi SGK. + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ. + Chức vụ ngữ pháp của cụm tính từ. + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ. Ngày giảng: 12/11/2019 lớp 6A2 Tiết 59: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đặc điểm của tính từ. - Cấu tạo của cụm tính từ. 2. Kĩ năng - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ và cụm tính từ trong nói và viết. 3. Thái độ - Yêu mến môn học. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phiếu học tập 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu về tính từ và biết sử dụng tính từ vào trong hoạt động giao tiếp nói và viết. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm... 2. Kỹ thuật - Động não, trình bày. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Bài cũ Thế nào là cụm động từ? Xác định và điền các cụm động từ sau vào mô hình cấu tạo của cụm động từ. GV đưa ví dụ: Bông hoa nở rất đẹp. Em hãy tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu. Bằng kiến thức đã học ở Tiểu học và việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết từ béo thuộc loại từ nào? b. Kiểm tra bài mới: Kết hợp trong bài học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Từ ví dụ kiểm tra bài mới GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hs đọc Bằng hiểu biết của em về tính từ đã được học ở bậc Tiểu học, xác định tính từ trong các VD trên? (NL nhận thức và tư duy lịch sử) Em hãy tìm thêm một số tính từ khác (chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng) - Ví dụ: + Tình từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng... I. Đặc điểm của tính từ 1. Ví dụ - Các tình từ: a. Bé, oai. b, Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. + Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn... + Đặc điểm Hình dáng: gầy gò, phốp pháp... +Đặc điểm hành động: khẩn trương, chậm chạp, lề mề, nhanh nhẹn, tích cực. + Trạng thái: buồn, vui, yêu, ghét. Những tính từ chúng ta vừa tìm có ý nghĩa gì? Vậy em hiểu thế nào là tính từ. Lấy ví dụ? Gv phát phiếu học tập. HS làm theo nhóm bàn 2 phút. GV chốt bảng phụ Em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của tính từ? Gv: - Xét 2 VD sau: + Màu đỏ của hoa hồng. Màu vàng của CN CN hoa cúc. + Em bé thông minh. VN Vậy, tính từ giữ chức vụ gì trong câu ? Nêu khái niệm và đặc điểm của tính từ. Lấy ví dụ - HS đọc to ghi nhớ HS thảo luận nhóm đôi 2p Trong những tính từ vừa tìm được ở mục I, tính từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi,  chỉ đặc điểm, tính chất của sự việc, hành động, trạng thái. * Tính từ là những từ chỉ chỉ đặc điểm, tính chất của sự việc, hành động, trạng thái. * Khả năng kết hợp: + Tính từ cũng có khả năng kết hợp được với: đã, sẽ đang, ... như ĐT. + Kết hợp với : hãy, đừng, chớ... hạn chế nhiều so với ĐT. + Tính từ làm CN, VN trong câu. + Khả năng làm VN hạn chế hơn. 2. Bài học: SGK: tr 154 II. Các loại tính từ 1. Ví dụ: - Các tính từ có khả năng kết hợp được với các tính từ chỉ mức độ: oai, bé, nhạt, héo.. - Từ không thể kết hợp được: vàng hoe... khá, lắm, quá..? Từ nào không có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá..? Giải thích hiện tượng trên? Căn cứ vào đâu người ta phân loại tính từ? Phân làm mấy loại? Ví dụ. - Gọi HS đọc ghi nhớ 2 - GV treo bảng phụ đã vẽ mô hình cụm tính từ. - Gọi HS lên bảng điền. Tìm thêm những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm TT? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho TT về mặt nào? Nêu cấu tạo của cụm TT. Lấy ví dụ cụ thể. Xác định cụm tính từ trong câu sau và viết sơ đồ cấu tạo. VD: Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. -> Bé, oai, nhạt. héo ... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. -> Vàng hoe, vàng ối là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. 2. Bài học SGk - Tr 154 III. Cụm tính từ 1. Ví dụ: SGk -tr15 Phần trước Phần TT Phần sau Vốn, đã, rất Yên tĩnh nhỏ Lại Sáng Vằng vặc.. -> Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn... -> Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ... 2. Bài học: SGK - tr 155 HĐ 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức cơ bản. - Tính từ là gì? - Cụm tính từ là gì? - Nêu mô hình cấu tạo của cụm tính từ? HĐ 4: Vận dụng Xác định tính từ có trong các câu sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 dòng có sử dụng tính từ chỉ mức độ và màu sắc ? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Về nhà học nội dung bài. - Ôn tập về động từ, cụm động từ. - Chuẩn bị bài: làm các bài tập 1,2,3,4. Yêu cầu: Xem lại các kiến thức về động từ, cụm động từ. + Khái niệm động từ, cụm động từ. + Xem lại các bài tập của bài động từ và cụm động từ. Ngày giảng: 15/11/2019 lớp 6A2 Tiết 60: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ(MỤC IV) ÔN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ, CỤM ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ôn lại khái niệm động từ: + Ý nghĩa khái quát của động từ. + Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của động từ) - Các loại động từ. - Cụm động từ: Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2. Kĩ năng - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Chỉ rõ tác dụng của tính từ, cụm tính từ trong các câu văn cụ thể. 3. Thái độ - Yêu mến môn học. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bảng phụ. 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm tìm hiểu về tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ vào trong hoạt động giao tiếp. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Bài cũ Thế nào là tính từ? Gợi ý: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. b. Bài mới Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới HĐ1: Khởi động GV dẫn dắt vào bài. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV cho HS làm cá nhân GV cho HS thảo luận nhóm 4 GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 HS IV. Luyện tập Bài 1: Tìm cụm TT - Sun sun như con đỉa. - Chần chẫn như cái đòn càn. - Bè bè như cái quạt thóc. - Sừng sững như cái cột đình. - Tun tủn như cái chổi sể cùn. -> Các cụm TT này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau. Bài 2: Tác dụng của việc dùng TT và phụ ngữ. - Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh. - Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi. - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan Bài tập 3: So sánh cách dùng ĐT, TT - ĐT "gợn": Gợi cảnh thanh bình yên ả. - ĐT "nổi": cho thấy sóng biển rất mạnh. - Những tính từ là từ láy đi kèm với ĐT càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới GV hướng dẫn HS suy nghĩ trả lời cá nhân Động từ là gì? Động từ có khả năng kết hợp được với những từ nào? Chức vụ điển hình của động từ trong câu? Động từ có những loại nào? Cụm động từ là gì? Hoạt động trong câu của cụm động từ có gì khác với động từ? Nêu cấu tạo của cụm động từ? cho biết ý nghĩa của phần phụ trước, phụ sau? mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi thái độ của biển cả (bất bình, giận dữ) trước sự tham lam, bội bạc của mụ vợ và báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá. Bài 4: - Những tính từ được sử dụng lần đầu phán ánh cuộc sống nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi tính trừ là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cuối cùng tính từ dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ. V. Ôn tập động từ, cụm động từ. 1. Khái niệm - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật 2. Khả năng kết hợp - Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vãn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ. 2. Chức vụ - Làm vị ngữ - Làm chủ ngữ (không có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ...) 3. Loại động từ: có 2 loại - Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm) - Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) 4. Cụm động từ - Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành - Có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn so với động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ. 5. Cấu tạo của cụm động từ - Ba phần: phần phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. - Phụ trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa sau: + Quan hệ về thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới... + Sự tiếp diễn tương tự: đều, cũng, cùng... + Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ... + Sự khẳng định hoặc phủ định hành động: có, hay, không, chẳng, chưa... - Các phần trước bổ sung về: + Đối tượng: Thường là danh từ + Phương hướng: do động từ phương hướng đảm nhận + Địa điểm: Do danh từ đảm nhận + Thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức,... HĐ 3: Luyện tập GV: Khái quát kiến thức cơ bản. HĐ 4: Vận dụng Xác định động từ trong câu sau: Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Mô hình cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ có mấy phần ? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Về nhà học bài. - Ôn tập về từ, cấu tạo của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ mượn....

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan