Bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

* Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian buổi trưa, địa điểm khu tập thể X.

* Nhân vật giao tiếp: Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm; mỗi nhân vật đều hướng tới đối tượng giao tiếp, có đặc điểm riêng về giọng điệu, cách nói.

* Nội dung, mục đích giao tiếp:

- Lan, Hùng gọi Hương đi học, trách Hương chậm chạp

- Ông hàng xóm yêu cầu Lan, Hùng trật tự

- Mẹ Hương khuyên Lan, Hùng nói khẽ, giục Hương nhanh lên

- Hương đáp lời

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: * Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian buổi trưa, địa điểm khu tập thể X. * Nhân vật giao tiếp: Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm; mỗi nhân vật đều hướng tới đối tượng giao tiếp, có đặc điểm riêng về giọng điệu, cách nói. * Nội dung, mục đích giao tiếp: - Lan, Hùng gọi Hương đi học, trách Hương chậm chạp - Ông hàng xóm yêu cầu Lan, Hùng trật tự - Mẹ Hương khuyên Lan, Hùng nói khẽ, giục Hương nhanh lên - Hương đáp lời * Cách sử dụng từ ngữ, câu; - Từ ngữ: sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày: khẩu ngữ ( ngủ ngáy, chúng mày), cách nói ví von ( chậm như rùa, lạch bà lạch bạch như vịt bầu),từ ngữ giầu cảm xúc ( gớm, Cô phê bình chết thôi) - Câu: + câu đối đáp hướng tới đối tượng giao tiếp + Câu tỉnh lược chủ ngữ + sử dụng nhiều câu cảm thán, cầu khiến Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 1. Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Thời gian, không gian cụ thể - Người nói cụ thể - Người nghe cụ thể - Đích lời nói cụ thể - Cách diễn đạt cụ thể - Giọng điệu của người nói, lời nói thể hiện thái độ, tình cảm. - Từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt - Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc - Âm thanh giọng nói của môĩ người khác nhau - Cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người khác nhau 2. Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. III. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 1: a, Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Tính cụ thể: Thời gian: đêm khuya; không gian: rừng; nhân vật giao tiếp: Th ( viết tắt tên Thuỳ Trâm), có phân thân đối thoại: “ nghĩ gì đấy Th ơi?”, “ nghĩ gì mà..” - Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật( lời tâm sự nội tâm); sử dụng câu nghi vấn, cảm thán; từ giàu khả năng biểu cảm  bộc lộ những suy tư, trăn trở về bản thân và tình cảm đối với nơi đang sống, đối với sự nghiệp cách mạng đang cống hiến. - Tính cá thể: ngôn ngữ của người giầu cảm xúc, đời sống nội tâm phong phú b, Ghi nhật ký có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ: Trau dồi vốn từ, có khả năng dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của bản thân một cách chân thực, sâu sắc. Bài tập 2: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện: - Từ xưng hô: ta - mình; cô - anh; - Ngôn ngữ đối thoại: “... Có nhớ ta chăng”, “ Hỡi cô yếm trắng...” - Lời nói hàng ngày: “ Mình về...”, “ Ta về...”, “ Lại đây đập đất trồng cà với anh” Bài tập 3: Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ mô phỏng lời nói của nhân vật trong tác phẩm văn học với lời nói hàng ngày: Trong đoạn hội thoại, ngôn ngữ được tổ chức bằng các yếu tố nghệ thuật: câu hỏi, câu cầu khiến, trùng lặp từ ngữ,cú pháp, đối, nhịp điệu câu theo ngữ đoạn nhằm mục đích thể hiện uy danh của Đăm Săn trong việc thuyết phục tôi tớ của Mtao-Mxây, khẳng định sự phục tùng của tôi tớ với Đăm Săn; nổi bật đặc điểm ngôn ngữ sử thi. Giờ học đến đây kết thúc Cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh!

File đính kèm:

  • pptngu vsn.ppt
Giáo án liên quan