Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 88: Đêm nay Bác không ngủ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

- Tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội và dân công.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ 5 chữ kết hợp các yếu tố

miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng lòng kính yêu vị lãnh tụ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc và nghiên cứu văn bản.

2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp;

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H. Nghệ thuật - Nội dung của văn bản “Buổi học cuối cùng”.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 88: Đêm nay Bác không ngủ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/05/2020 (6C) Tiết 88: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ. - Tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội và dân công. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ 5 chữ kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng lòng kính yêu vị lãnh tụ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc và nghiên cứu văn bản. 2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp; - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: H. Nghệ thuật - Nội dung của văn bản “Buổi học cuối cùng”. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời Người dành chọn cho nhân dân, tổ quốc... Nhiều nhà thơ viết về Bác... Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm lòng yêu thương sâu nặng, sự chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc chú thích SGK ? Em hiểu gì về tác giả Minh Huệ? I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1. Tác giả - văn bản: a. Tác giả: - Minh Huệ (1927-2003), quê ở Vinh - Nghệ An. - Ông làm thơ từ thời k/ chiến chống Pháp. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. ? Em hãy nêu hiểu biết của em về văn bản? - Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> nhận xét. (Nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu, đoạn sau cao và nhanh hơn.. Khổ thơ cuối giọng chậm và mạnh). - GV: Giải thích một số từ khó. ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? ? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - 3 phần: 9 khổ đầu, khổ 10 -> 15, khổ 16. - HS đọc hai khổ thơ đầu. ? Hình ảnh Bác được tác giả khắc họa trong kh/ gian, thời gian nào? - GV: Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả ở nhiều phương diện: hình dáng, tư thế, cử chỉ, hành động,lời nói - HS: Đọc lại khổ thơ thứ 2 -> 13. ? Hãy tìm chi tiết miêu tả hình dáng tư thế của Bác? - HS: Trả lời * GV bình: Những câu thơ đã khắc hoạ đậm nét về tư thế và dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác Hồ trong đêm khuya bên bếp lửa. Nét ngoại hình ấy được lặp đi lặp lại và nhấn mạnh hơn ở lần thứ ba khi anh đội viên thức giấc và nhìn thấy: Bác từ chỗ ngồi “lặng yên” đã thành ngồi “đinh ninh”, từ vẻ mặt “trầm ngâm” đến “chòm râu im phăng phắc” ? Tác giả đã từ loại gì để miêu tả? - Đặc điểm thơ: Đằm thắm, chân tình, đôn hậu. b. Văn bản: - Viết năm 1951, in trong tập “Thơ Việt Nam” (1945 -1975). 2. Đọc, kể và tìm hiểu chú thích: 4. Thể thơ: Năm chữ 5. Bố cục: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh Bác Hồ: * Không gian, thời gian: Trời khuya, mưa lạnh, bên bếp lửa trong mái lều xơ xác. * Tư thế: ngồi lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm, “ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc” => Sử dụng từ láy, NT tăng tiến ? Nét ngoại hình ấy đã biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác. Theo em đó là tâm trạng gì? - HS: Đọc khổ 3, 4 ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của Bác? ? Hành động này thể hiện tình cảm gì của Người? * GV: Hành động này đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với các chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, ân cần, không sót một ai. Đặc biệt cử chỉ “nhón chân nhẹ nhàng” của Bác Hồ không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan, sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường giống như cử chỉ của người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ. - HS: Đọc khổ 6,12, 13 ? Bác đã nói những gì với các chiến sĩ? ? Những lời nói của Bác với chiến sĩ thể hiện điều gì? ? Đến đây, ta hiểu Bác không ngủ đâu chỉ vì chăm sóc giấc ngủ cho bộ đội mà còn vì một lẽ khác nữa? Đó là lẽ gì? - HS: Vì lẽ thương cho đoàn dân công phải chịu gió rét, giá lạnh giữa rừng khuya. ? Qua tất cả các chi tiết trên, hình ảnh của Bác hiện lên như thế nào? => Biểu hiện sự suy nghĩ nung nấu của Bác. * Cử chỉ, hành động: đốt lửa cho chiến sĩ, dém chăn từng người, từng người một, nhón chân nhẹ nhàng. => NT: Liệt kê, điệp ngữ. => Sự chăm sóc chu đáo, ân cần, tình yêu thương chan chứa, sự chân trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với chiến sĩ. - Lời nói: “Chú cứ việc ngủ ngon - ngày mai đi đánh giặc”, “Bác thương đoàn dân công mau mau” => Tình thương yêu bao la, sự lo lắng, dằn vặt của Bác dành cho đoàn dân công phải chịu gió rét, giá lạnh giữa rừng khuya. => Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn - GV: Liên hệ một số câu thơ viết về Bác: + Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. + Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người. + Bác để tình thương cho chúng con. lao. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông sâu nặng, sự chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác với chiến sĩ và đồng bào. * Hoạt động 3: Luyện tập - HS luyện đọc diễn cảm 1 vài đoạn thơ em thích * Hoạt động 4: Vận dụng - Hoạt động cá nhân 3p: Viết đoạn văn khoảng 4 dòng trình bày cảm xúc của e sau khi được tìm hiểu về tình yêu của Bác đối với chiến sĩ. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Tìm đọc 1 số bài thơ về tình yêu thương của Bác. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học thuộc lòng bài thơ. - Đọc lại bài và soạn tiếp phần còn lại: + Tình cảm của anh đội viên với Bác + Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. ---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_88_dem_nay_bac_khong_ngu_nam_hoc.pdf