Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 80+81 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Khái niệm phép tu từ so sánh.

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được phép so sánh.

- Nhận biết và phân tích được cấu tạo phép so sánh dùng trong các văn bản.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng phép so sánh để đặt câu, tạo lập văn bản.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - -

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ghi ví dụ phần I, II và bài tập 2.

2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Đàm thoại

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật chia nhóm

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 80+81 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/01/2020 (6B) Tiết 80 SO SÁNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: HS nắm được: - Khái niệm phép tu từ so sánh. - Cấu tạo của phép tu từ so sánh. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được phép so sánh. - Nhận biết và phân tích được cấu tạo phép so sánh dùng trong các văn bản. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng phép so sánh để đặt câu, tạo lập văn bản. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - - - Phát triển năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ghi ví dụ phần I, II và bài tập 2. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: H. Thế nào là phó từ? Có mấy loại phó từ? Cho ví dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Có gì đặc biệt trong cách nói: “Da đen như cột nhà cháy.” -> Da được ví với cột nhà cháy. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV treo bảng phụ -> HS đọc ví dụ ? Trong mỗi VD những sự vật nào được nói đến? ? Cách nêu các sự vật ở đây có gì đặc biệt? Vì sao có thể đối chiếu như vậy? ? Chỉ ra điểm giống nhau giữa các sự vật trong mỗi VD? I. SO SÁNH LÀ GÌ? 1. Ví dụ: a. “Trẻ em” được đối chiếu với “búp trên cành”. b. “Rừng đước” được đối chiếu với “hai dãy trường thành vô tận”. -> Vì chúng có đặc điểm giống nhau VD: Mầm non của đất nước/ mầm non của cây cối -> tương đồng về hình thức và tính chất để chỉ sự tươi non đầy sức sống ? Đối chiếu các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? - HS đọc câu 3 SGK: "Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến." ? So sánh câu văn này với câu văn trên? -> Không có sức gợi hình, gợi cảm -> So sánh logic - GV: Cách nói như ở VD a, b gọi là phép so sánh tu từ. ? Qua xét các ví dụ, em hiểu thế nào là so sánh tu từ? - HS đọc ghi nhớ SGK Tr 24 - HĐ nhóm 8 (5 phút): HS điền các so sánh đã tìm được ở phần 1 vào bảng cấu tạo của phép so sánh (phiếu học tập). - HS: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - GV sử dụng bảng chuẩn kiến thức đối chiếu với bài của HS. ? Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm những yếu tố nào? ? Nêu thêm các từ so sánh mà em biết? Nêu một số VD cụ thể? - HS: tựa, tựa như, bằng, tưởng, là + Gió thổi là chổi trời. + Áo chàng đỏ tựa dáng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) + Người là cha, là bác, là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ. (Tố Hữu) - GV treo bảng phụ ví dụ sgk (Tr 25) ? Cấu tạo của phép so sánh trong các câu có gì đặc biệt? -> Tăng sức gợi hình, gợi cảm. 2. Ghi nhớ: SGK Tr 24 II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH 1. Ví dụ: Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) -Trẻ em - Rừng đước dựng lên, cao ngất như như búp trên cành hai dãy trường thành - Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 yếu tố (VD b) * Ví dụ: -> câu a: vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh. -> câu b: Từ so sánh và vế B đảo lên trước vế A ? Nhận xét về cấu tạo của phép so sánh trong thực tế? - HS đọc phần ghi nhớ SGK Tr25 - GV nhấn mạnh phép so sánh, cấu tạo của phép so sánh. * Hoạt động 3 - HS đọc yêu cầu BT 1 - GV chia 4 nhóm thảo luận (5p) - GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1- 3: Thảo luận ý a + Nhóm 2- 4 Thảo luận ý b. - HS: Đại diện nhóm trình bày KQ - Nhóm khác nhận xét-GV nhận xét, kết luận. - HS đọc yêu cầu bài tập - GV treo bảng phụ, gọi học sinh lên điền vào chỗ trống. - HS khác nhận xét - GV kết luận. ? Tìm câu văn sử dụng phép so sánh trong bài: “Sông nước Cà Mau” và “Bài học đường đời đầu tiên” - HS tìm nhanh a. Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. * Khi sử dụng có thể: - Lược bỏ từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh. - Từ so sánh và vế B có thể đảo lên trước vế A. 2. Ghi nhớ: SGK/25 III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: a. So sánh đồng loại. - Thầy thuốc như mẹ hiền. - Núi tiếp núi như bức tường thành. b. So sánh khác loại. - Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con - Mẹ già như chuối chín cây. - Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên. 2. Bài tập 2: - Khỏe như vâm (voi, hùm, trâu... ) - Đen như bồ hóng (củ súng, tam thất, than... ) - Trắng như bông (tuyết, trứng gà bóc...) - Cao như núi ( ... ) - Dài như sông (...) 3. Bài tập 3: * "Bài học đường đời đầu tiên". - Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Cái chàng Dế Choắt thuốc phiện. * "Sông nước Cà Mau" - Càng đổ gần về hướng như mạng - Ở đó tụ tập không biết cơ man đám mây nhỏ. *Hoạt động 4: Vận dụng - Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Viết một đoạn văn ngắn từ 4 -5 dòng có chứa câu văn sử dụng biện pháp so sánh đã tìm được trong phần vận dụng. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học thuộc ghi nhớ SGK. - Nắm chắc thế nào là so sánh và cấu tạo của so sánh. - Tìm VD về so sánh đồng loại và so sánh khác loại. - Hoàn chỉnh phép so sánh trong một số thành ngữ quen thuộc. - Làm bài tập 4 SGK Tr 26 - Chuẩn bị tiết: So sánh ( Tiếp theo) + Các kiểu so sánh. + Tác dụng của so sánh. ------------------------------------------------- Ngày dạy: 14/01/2020 (6B) Tiết 81 SO SÁNH (Tiếp theo) CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được hai kiểu so sánh và tác dụng của so sánh trong nói và viết. - HS nắm được một số lỗi chính tả thường gặp. 2. Kĩ năng: - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu. - Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 3. Thái độ: - HS có ý thức sử dụng so sánh để đặt câu, tạo lập văn bản. - HS có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - - - Phát triển năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ghi ví dụ phần I và bài tập 1. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 15 phút * Đề: Thế nào là so sánh? Tìm một câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép so sánh? Phân tích cấu tạo của phép so sánh đó? * HDC - Trình bày khái niệm: 4 điểm - Tìm đúng ví dụ: 3 - Phân tích đúng cấu tạo: 3 điểm 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV giới thiệu nội dung chính của tiết học * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Gv treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc -> Trả lời câu hỏi: ? Tìm phép so sánh trong khổ thơ? ? Điền phép so sánh vừa tìm được vào mô hình cấu tạo phép so sánh? ? Từ so sánh trong các phép so sánh trên cho ta biết gì về quan hệ giữa vế A và vế B? ? Tìm các từ so sánh tương tự mà em biết? + So sánh ngang bằng: (là, như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu...) Nơi Bác nằm, rộng mênh mông, Chừng như năm tháng, non sông tụ vào. + So sánh không ngang bằng: (hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng...) Thà rằng ăn bát cơm rau, Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ? Có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu nào? - HS: Đọc ghi nhớ - HS đọc VD mục II trên bảng phụ: ? Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh? - HS trả lời A. SO SÁNH I. CÁC KIỂU SO SÁNH 1. Ví dụ: Vế A P. điện so sánh Từ so sánh Vế B - Những ngôi sao - Mẹ thức chẳng bằng là mẹ ngọn gió - chẳng bằng: cho biết vế A không bằng vế B. => So sánh không ngang bằng. - là : cho biết vế A bằng vế B. => So sánh ngang bằng. 2. Ghi nhớ: SGK * 2 Kiểu so sánh: + Ngang bằng + Không ngang bằng II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH 1. Ví dụ: a. Câu văn có sử dụng phép so sánh: - Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn... - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo... - Có chiếc lá như thầm bảo... ? Sự vật nào được đem ra so sánh? ? So sánh trong hoàn cảnh nào? ? Đây là một hoàn cảnh ntn? ? Các phép so sánh giúp em hình dung ra điều gì về chiếc lá? Cho ta một cảm giác ntn? ? So sánh có tác dụng gì? ? Qua các phép so sánh này tác giả muốn thể hiện quan niệm gì của mình? ? Phép so sánh còn có tác dụng nào khác? ? Trong nói và viết sử dụng phép tu từ so sánh có tác dụng gì? - HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. GV: Treo bảng phụ ghi ba khổ thơ ? Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ? Xác định kiểu so sánh? ? Phân tích tác dụng gợi hình gợi cảm của phép so sánh mà em thích? - HS: trình bày - Hoạt động nhóm 4 (3p): Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn trích “Vượt thác” - HS: Các nhóm trình bày -> nhóm khác bổ sung - GV đọc chính tả. - HS viết: - Trò chơi là của trời cho Chớ nên chơi trò chỉ trích, chê bai! - Chòng chành trên chiếc thuyền trôi, Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu. - Có chiếc lá như sợ hãi... b. Sự vật được so sánh là chiếc lá (vật vô tri, vô giác) - So sánh trong hoàn cảnh lá rụng -> Hết sức bình thường, ít ai để ý đến. c. Giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của lá một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. => Có tác dụng gợi hình. d. Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. => Có tác dụng thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết. 2. Ghi nhớ: SGK * Tác dụng: + Gợi hình: Hình dung sv, ht một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. + Gợi cảm: Thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết. III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: a. So sánh ngang bằng b. So sánh không ngang bằng c. So sánh ngang bằng (câu 1,2) So sánh không ngang bằng (câu 3,4) 2. Bài tập 2: - Thuyền lướt bon bon như đang nhớ núi rừng. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. B. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG I. VIẾT CÁC ĐOẠN THƠ CHỨA CÁC ÂM DỄ MẮC LỖI: 1. Phân biệt tr/ ch 2. Phân biệt s/x - HS viết: - Sầm sập sóng dữ xô bờ Thuyền xoay xở mãi lò dò bơi ra. - Vườn cây san sát xum xuê. Khi sương sà xuống lối về tối om. - HS viết: - Lụa là lóng lánh, nõn nà Nói năng lịch lãm, nết na nên làm. - HS viết: - Gió rung, gió giật tơi bời Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn - Rung rinh dăm quả doi hồng Gió rít răng rắc rùng rùng doi rơi - GV: Đưa bảng phụ ghi bài tập - HS: Điền các chữ cái vào chỗ trống cho phù hợp. (Mỗi HS một ý) + chân thành, trân trọng, nặng trĩu, leo trèo, chèo thuyền, trai sạn, chài lưới, trải chiếu. + xơ xác, sơ lược, sơ sài, sàng lọc, chia sẻ, xử sự, xẻ gỗ. + nóng lòng, nao núng, thuyền nan, lan man. + giận dữ, gia nhập, đi ra, da diết, gieo trồng, reo vui. - HS dưới lớp tự làm và nhận xét bài của bạn trên bảng. - GV theo dõi chỉnh sửa cho HS 3. Phân biệt l/n 4. Phân biệt r/d/gi II. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG * Làm bài tập chính tả: 1. Điền ch/tr: - ...ân thành, ...ân ...ọng, nặng ...ĩu, leo ...èo, ...èo thuyền, ...ai sạn, ...ài lưới, ...ải ...iếu. 2. Điền x/s - ...ơ ...ác, ...ơ lược, ...ơ sài, ...àng lọc, chia ...ẻ, ...ử sự, ...ẻ gỗ. 3. l/n - ...óng ....òng, ...ao ....úng, thuyền ...an, ....an man 4. d/r/gi - ...ận dữ, ....a nhập, đi ...a, ....a ....iết, ...eo trồng, ....eo vui. *Hoạt động 4: Vận dụng - GV hướng dẫn h/s viết đoạn văn (4p) - Nội dung: Tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ. - Độ dài: Khoảng từ 3 - 5 câu. - Kĩ năng: Sử dụng 2 kiểu so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm thêm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép so sánh. Chỉ ra kiểu so sánh. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Đọc và nghiên cứu bài “Nhân hóa”. + Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk. + Khái niệm + Các kiểu nhân hóa.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8081_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan