I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm định nghĩa về từ, tiếng, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Nắm được đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt.
2. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Bồi dưỡng ý thức giao tiếp cho học sinh
3. Năng lực:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
- Nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng; Từ đơn và từ phức; Từ ghép và từ láy.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu học tập mục 2.
2. Học sinh: Đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
27 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8 đến 19 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/9/2020
Tiết 8: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm định nghĩa về từ, tiếng, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Nắm được đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt.
2. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Bồi dưỡng ý thức giao tiếp cho học sinh
3. Năng lực:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
- Nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng; Từ đơn và từ phức; Từ ghép và từ láy.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu học tập mục 2.
2. Học sinh: Đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức thi các nhóm (5p): Tìm các từ chỉ đồ vật có trong lớp học
- GV: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm
hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần
thục từ tiếng Việt.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc ví dụ.
I. Khái niệm về từ:
1. Ví dụ:
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt/,
chăn nuôi / và/ cách / ăn ở.
? Mỗi từ đã được phân cách bằng dấu
gạch chéo. Vậy có mấy từ và mấy tiếng
ở câu trên?
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của các
từ trong câu văn trên?
? Vậy tiếng dùng để làm gì?
? Từ dùng để làm gì?
? Khi nào một tiếng có thể coi là một từ?
? Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái
niệm từ là gì?
- GV nhấn mạnh khái niệm.
? Lấy ví dụ về từ? (Lan, hoa, đẹp đẽ...)
- HS đọc ví dụ.
? Ở Tiểu học các em đã được học về từ
đơn, từ phức, em hãy nhắc lại khái niệm
về các từ trên?
- HS nhắc lại - GV chốt.
? Lấy ví dụ về từ đơn, từ phức?
- Từ đơn: mưa, nắng...
- Từ phức: bàn ghế, sách vở...
? Điền từ ở VD vào bảng phân loại?
(phiếu học tập)
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
? Hai từ phức: trồng trọt, chăn nuôi có
gì giống và khác nhau?
- Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng)
- Khác:
. Chăn nuôi: gồm hai tiếng có quan hệ
về nghĩa.
. Trồng trọt: gồm hai tiếng có quan hệ
láy âm.
? Qua phân tích VD, hãy phân biệt từ
đơn - từ phức, từ ghép - từ láy?
* Nhận xét:
- VD trên có 9 từ, 12 tiếng.
- Có từ chỉ có một tiếng, có từ 2 tiếng.
-> Tiếng dùng để tạo từ.
-> Từ dùng để tạo câu.
-> Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy
trở thành một từ.
2. Ghi nhớ:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng
để tạo câu.
II. Từ đơn và từ phức:
1. Ví dụ:
Từ / đấy / nước / ta / chăm / nghề /
trồng trọt, / chăn nuôi / và / có / tục /
ngày / tết / làm / bánh chưng, / bánh
giầy/.
* Nhận xét:
* Điền vào bảng phân loại:
- Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta...
- Cột từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng,
bánh giầy
- Cột từ láy: trồng trọt
- Từ ghép: Từ có các tiếng có quan hệ
với nhau về mặt nghĩa.
- Từ láy: Từ có quan hệ láy âm giữa các
tiếng.
2. Ghi nhớ:
- Từ đơn là từ chỉ gồm có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
- Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với
nhau về mặt nghĩa.
- HS đọc ghi nhớ SGK
Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Miêu tả tiếng khóc của người
- Những từ láy có cùng tác dụng miêu
tả: nức nở, sụt sịt, rưng rức...
- HS trả lời - HS nhận xét.
- GV chốt
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1
- HS làm bài cá nhân
- Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài cá nhân
- Sắp xếp theo giới tính nam/ nữ
- Sắp xếp theo bậc trên/ dưới
Kĩ thuật chia sẻ nhóm:
- GV: Giao phiếu cho 6 nhóm (3p)
N 1 - Ý a N 2 - Ý b
N 3 - Ý c
- Các nhóm báo cáo
- HS nhận xét, đánh giá
- GV sửa, động viên HS
- Đọc và nêu yêu cầu bài 5.
- Thi tìm nhanh các từ láy?
- Cử 3 đội thi mỗi đội 3 bạn lên bảng
thực hiện (thời gian 3p) đội nào tìm
được nhiều từ đội đó thắng.
- HS nhận xét, đánh giá, GV chốt
- Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các
tiếng.
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
a. Từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu
từ ghép.
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội
nguồn, gốc gác...
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu
mợ, cô dì, chú cháu, anh em.
2. Bài 2:
Các khả năng sắp xếp:
- Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ...
- Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh...
3. Bài 3:
a. Nêu cách chế biến bánh: bánh rán,
bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng...
b. Nêu tên chất liệu làm bánh: bánh nếp,
bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô,
bánh sắn, bánh đậu xanh...
c. Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh
phồng, bánh xốp...
d. Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh
khúc, bánh quấn thừng...
4. Bài 5:
a. Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc,
hô hố, ha hả, hềnh hệch...
b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ
thẻ, léo nhéo, lầu bầu, sang sảng...
c. Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh
ngang, ngông nghênh, thướt tha...
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Hoạt động cá nhân (5p): Viết một đoạn văn kể lại trận giao chiến giữa Sơn Tinh và
Thủy Tinh.
+ Gạch chân trong đoạn văn 1 từ đơn, 1 từ ghép
*Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi, sáng tạo
- Tìm trong VB Sơn Tinh, Thủy Tinh và VB Thánh Gióng: 5 từ láy, 5 từ ghép, 5 từ đơn
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập trên lớp vào vở.
- Soạn bài tiết 9 (TV): Từ mượn.
+ Thế nào là từ mượn?
+ Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ đâu?
+ Nguyên tắc mượn từ và cách sử dụng?
--------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 21/9/2020
Tiết 9: TỪ MƯỢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ mượn.
- Nhận diện từ mượn trong ví dụ cụ thể.
2. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Bồi dưỡng ý thức giao tiếp cho học sinh
3. Năng lực:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
- Rèn năng lực sử dụng tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H. Nêu khái niệm về từ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn, từ ghép
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV sử dụng kĩ tia chớp: Hãy liệt kê một số từ ngữ mà các em biết không phải là từ
ngữ thuần Việt (mượn các ngôn ngữ khác) ?
+ GV sử dụng câu hỏi để HS tìm từ thích hợp
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Gọi HS đọc ví dụ.
? Dựa vào chú thích văn bản Thánh
Gióng, em hãy giải thích nghĩa của các
từ trượng, tráng sĩ?
? Theo em, từ trượng, tráng sĩ dùng để
biểu thị điều gì?
- Dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng,
đặc điểm.
? Tác dụng của hai từ này trong câu ?
? Theo em, từ trượng, tráng sĩ có nguồn
gốc từ đâu?
* GV: Chính xác là mượn từ tiếng Trung
Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm
của người Việt nên gọi là từ Hán Việt.
HS làm BT nhanh số 1
- HS đọc các từ trong mục 3 sgk
? Trong số các từ trên, những từ nào
được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào
được mượn từ ngôn ngữ khác?
? Em có nhận xét gì về cách viết các từ
mượn không phải tiếng Hán?
- Từ mượn được Việt hóa cao, viết như
từ thuần Việt.
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn
toàn khi viết nên dùng gạch ngang để
nối các tiếng.
? Những từ mượn trên có nguồn gốc từ
những thứ tiếng nước ngoài nào?
? Các từ: Chú bé/ vùng /dậy/, vươn vai/
một /cái/ bỗng/ biến thành/ một/ người/
cao/ lớn... có nguồn gốc từ đâu? Do ai
sáng tạo ra?
I. Từ thuần Việt và từ mượn:
1. Ví dụ:
a. Ví dụ 1:
* Nhận xét:
- Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ
cổ tức 3,33m. Ở đây hiểu là rất cao.
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng,
chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
-> Tạo sắc thái trang trọng.
=> Trượng, tráng sĩ mượn tiếng Trung
Quốc (Hán Việt)
b. Ví dụ 2:
- Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
- Từ mượn ngôn ngữ khác:
+ Ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm,
buồm, điện, xô viết. -> Từ được Việt
hóa cao
+ Ra-đi-ô, in-tơ-nét. -> Từ chưa được
Việt hóa hoàn toàn.
- Từ các nước Anh, Pháp, Nga
-> Ngôn ngữ Ấn Âu.
- Là từ thuần Việt, do ông cha ta sáng
? Vì sao chúng ta phải mượn từ của các
nước khác?
? Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào
là từ thuần Việt, từ mượn?
? Bộ phân từ mượn nào là quan trọng
nhất? Tại sao?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV tích hợp môn lịch sử: nước ta bị
phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một
nghìn năm -> Ngôn ngữ của ta ảnh
hưởng rất nhiều của tiếng Hán.
- HS đọc toàn bộ ghi nhớ sgk.
HS làm bài tập nhanh số 2
- HS đọc phần trích ý kiến của Bác Hồ
trong Sgk.
? Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh khyên
chúng ta sử dụng từ mượn như thế nào?
? Hãy tìm một số từ mượn ở văn bản
Thánh Gióng?
- Lẫm liệt, Phù Đổng Thiên Vương...
? Tại sao khi tạo lập VB tác giả dân gian
thường sử dụng ngôn ngữ Hán?
- GV: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cùng phu nhân sang thăm Trung Quốc.
Chứ không dùng vợ.
? Em hãy rút ra kết luận về nguyên tắc
mượn từ?
- HS trả lời, GV chốt.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 3: Luyện tập
* Bài tập nhanh 1: Hãy tìm từ ghép Hán
Việt có yếu tố sĩ đứng sau?
- Bác sĩ, thi sĩ, hiệp sĩ, chiến sĩ..
* Bài tập nhanh 2: Các từ: Phụ mẫu, phụ
tử, huynh đệ, không phận, hải phận là
mượn của tiếng nước nào?
- Mượn tiếng Hán.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS tìm, trả lời miệng, nhận xét.
tạo ra.
- Mượn từ để ngôn ngữ thêm phong phú.
2. Ghi nhớ (Sgk)
II. Nguyên tắc mượn từ:
1. Ví dụ:
- Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc,
nhưng không mượn một cách tùy tiện,
dùng đúng hoàn cảnh giao tiếp.
-> Tạo sắc thái trang trọng.
2. Ghi nhớ (Sgk)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Ghi lại các từ mượn, x/ định nguồn gốc.
a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc
- GV nhận xét, kết luận
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- TL cặp đôi 3 phút
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, trả lời miệng, nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân
c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn Giắc-
xơn, in-tơ-nét.
2. Bài tập 2:
Xác định nghĩa của từng tiếng tạo
thành từ Hán Việt
- Khán giả: người xem
+ Khán: xem
+ Giả: người
- Thính giả: người nghe
+ Thính: nghe
+ giả: người
- Độc giả: người đọc
+ Độc: đọc
+ Giả: người
- Yếu điểm: điểm quan trọng
+ yếu: quan trọng
+ điểm: điểm
- Yếu lược: tóm tắt những điều quan
trọng
+ Yếu: quan trọng
+ Lược: tóm tắt
- Yếu nhân: người quan trọng
+ Yếu: quan trọng
+ Nhân: người
3. Bài tập 3:
Hãy kể tên một số từ mượn
- Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít,
km, kg...
- Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp:
ghi-đông, pê-đan, gác đờ-bu...
- Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-
lông...
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Hoạt động cá nhân (3p): Tìm thêm các từ mượn trong VB Sơn Tinh và Thủy Tinh.
*Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi, sáng tạo
- Sưu tầm 5 từ mượn của tiếng Hán, ngôn ngữ Ấn Âu chưa được liệt kê trong tiết học
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập trên lớp vào vở.
- Soạn bài tiết 10 : Chủ đề và dàn bài của văn tự sự.
+ Thế nào là chủ đề trong bài văn tự sự, mối quan hệ giữa chủ đề và sự việc trong bài
văn tự sự?
+ Dàn bài của bài văn tự sự?
Ngày giảng: 22/9/2020
Tiết 10: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Bố cục của bài văn tự sự.
2. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
3. Năng lực:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
- HS tìm hiểu được chủ đề, làm dàn bài, viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
- Xác định được mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H. Liệt kê các yếu tố có trong văn bản tự sự?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề, sau đó
là tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không và làm
thế nào có thể xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài
văn tự sự:
- HS đọc bài văn/ sgk
? Câu chuyện kể về ai?
? Trong phần thân bài có mấy sự việc
chính? Đó là những sự việc nào?
? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước
cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên
phẩm chất gì của người thấy thuốc?
- Tấm lòng của ông đối với người bệnh:
ai bệnh nặng nguy hiểm hơn thì lo chữa
trị trước, không phân biệt giàu nghèo.
? Theo em những câu văn nào thể hiện
tấm lòng của Tuệ Tĩnh với người bệnh?
+ Ông chẳng những mở mang ngành y
dược dân tộc mà còn là người hết lòng
thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để
chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn
nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ.
? Như vậy vấn đề chính đặt ra trong câu
chuyện là gì?
? Vấn đề đó được thể hiện trực tiếp ở câu
văn nào?
- “Ông chẳng những... là người hết lòng
thương yêu giúp đỡ người bệnh”.
? Ngoài ra, vấn đề của cốt truyện còn
được thể hiện gián tiếp qua việc làm,
hành động như thế nào?
-“Dứt khoát trả lời”, đi chữa bệnh ngay
“chẳng kịp nghỉ ngơi”.
* GV: Những việc làm và lời nói của
Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao
đẹp của ông. Đó cũng là nội dung tư
tưởng của truyện -> là chủ đề.
? Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự
là gì?
- HS đọc 3 nhan đề trong sgk
? TLN 2 - 2 P: Trong các nhan đề trên,
em chọn nhan đề nào? Vì sao?
- 3 nhan đề đều thích hợp nhưng sắc thái
khác nhau. Hai nhan đề sau trực tiếp chỉ
1. Chủ đề của bài văn tự sự:
a. Ví dụ: Bài văn mẫu
- Truyện kể về danh y Tuệ Tĩnh.
- Phần thân bài có 2 sự việc chính:
+ Từ chối chữa bệnh cho nhà giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.
-> Thể hiện thái độ hết lòng cứu giúp
người bệnh.
=> Vấn đề: Ca ngợi tấm lòng thương
yêu và hết lòng vì người bệnh của danh
y Tuệ Tĩnh.
b. Ghi nhớ: (ý 1- Sgk)
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết
muốn đặt ra trong văn bản.
ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất
không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên
tình huống buộc thầy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y
đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín
hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết mối
quan hệ giữa tên truyện và chủ đề?
? Em thấy các sự việc ở phần thân bài có
mối quan hệ với chủ đề hay không?
- Chủ đề thể hiện thông qua sự thống
nhất giữa nhan đề, lời kể, NV và SV.
? Nêu chủ đề của truyện Thánh Gióng?
- Tinh thần yêu nước, chống giặc NX.
- HS theo dõi bài văn trong sgk mục 1.
? Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và
nhiệm vụ của từng phần?
? Có thể thiếu 1 trong 3 phần trên
không? Vì sao? (TL cặp đôi – 2p)
- Không, vì:
+ Thiếu MB: người đọc khó theo dõi câu
chuyện.
+ Thiếu TB: người đọc không biết câu
chuyện diễn biến như thế nào.
+ Thiếu KB: không biết kết quả ra sao.
? Nhận xét mối quan hệ giữa các phần?
? Vậy dàn bài bài văn tự sự gồm có mấy
phần? Nội dung của từng phần?
- HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đọc bài tập 1
? Em hãy nêu chủ đề của truyện Phần thưởng?
? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề?
? Hãy chỉ ra 3 phần trong bố cục của câu chuyện?
- Tên truyện thể hiện chủ đề của truyện.
- Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau: Sự việc thể hiện chủ đề,
chủ đề thấm nhuần trong sự việc.
2. Dàn bài của bài văn tự sự:
a. Ví dụ:
- Ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu Tuệ Tĩnh.
+ Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh
ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà
nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho
nhà quí tộc.
+ Kết bài: Kết cục của sự việc.
- Các phần gắn bó chặt chẽ, hô ứng,
không tách rời.
b. Ghi nhớ: (ý 2 - Sgk)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Chủ đề:
- Tố cáo tên cận thần tham lam.
- Ca ngợi trí thông minh của người nông dân.
- Sự việc: Lời cầu xin phần thưởng lạ
lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến
của tên quan và người đọc.
b. Bố cục:
- Mở bài: câu 1
TLN 5 (3p): Truyện này so với truyện
Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và
khác nhau về chủ đề?
? Câu chuyện thú vị ở chỗ nào?
- Thân bài: các câu tiếp theo
- Kết bài: câu cuối
c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
* Giống nhau:
- Kể theo trình tự thời gian.
- Có bố cục 3 phần rõ rệt.
- Ít hành động, nhiều đối thoại.
* Khác nhau:
- Chủ đề trong "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay ở
phần mở bài.
- Chủ đề trong Phần thưởng không nằm
trong câu nào mà phải từ truyện mới rút
ra được.
d. Câu chuyện thú vị ở chỗ:
Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết
thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự
thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người
nông dân.
* Hoạt động 4: Vận dụng (Làm ở nhà)
H. Tìm chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nói rõ cách thể hiện chủ đề của từng
truyện? Lập dàn ý cho hai truyện trên? Xác định rõ 3 phần , các phần mở và kết có gì
giống và khác nhau? Theo em, mỗi truyện hay nhất, hấp dẫn nhất là ở chỗ nào?
*Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi, sáng tạo (Làm ở nhà)
- Sưu tầm thêm 1 câu chuyện truyền thuyết khác và tìm hiểu chủ đề của những truyện đó
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học.
- HS tập viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo 2 cách: GT chủ đề câu chuyện và tình
huống nảy sinh câu chuyện.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
+ Đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi trong sgk.
+ Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
----------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 26/9/2020
Tiết 12 - Bài 4
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự.
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề.
2. Phẩm chất:
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm
vụ học tập 1 cách tích cực.
- Tích cực trao đổi, thảo luận với các bạn
- Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến
- Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình
- Giải quyết được tình huống cụ thể liên quan tới nội dung bài.
b. Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự, các bước và nội dung
tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết thành văn bản.
- HS bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Đọc và nghiên cứu bài.
III. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm những phần nào?
- Em hãy đọc bố cục của bài Thánh Gióng đã chuẩn bị.
HS: Trả lời bài, HS bổ sung; GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: nêu vấn đề: Trước khi làm bài, khâu đầu tiên cần làm là đọc và xác định đề.
Vậy em thường thực hiện khâu này như thế nào ?
GV dẫn vào bài : Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có
những thao tác gì? Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay? Bài học
hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV treo bảng phụ - HS đọc các đề bài
? Lời văn đề 1,2 nêu ra những yêu cầu
gì? Những chữ nào trong đề cho em biết
điều đó?
? Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải
là đề tự sự không? Vì sao?
? Tìm những từ ngữ trọng tâm ở mỗi đề
và gạch chân các từ ngữ đó?
? Trong các đề trên, em thấy:
- Đề nào nghiêng về kể người?
- Đề nào nghiêng về kể việc?
- Đề nào nghiêng về tường thuật?
- HS trả lời, GV chốt.
? Ta xác định được tất cả các yêu cầu
trên là nhờ đâu?
* GV: Tất cả các thao tác: đọc, gạch
chân các từ trọng tâm, xác định yêu cầu
về nội dung... là ta đã thực hiện bước tìm
hiểu đề.
? Vậy em hãy cho biết: khi tìm hiểu đề
ta cần phải làm gì?
* GV: Đề văn tự sự có nhiều dạng:
tường thuật, kể chuyện; có thể có phạm
vi giới hạn hoặc không giới hạn, cách
diễn đạt các đề khác nhau: lộ hoặc ẩn.
- HS đọc đề, GV chép đề lên bảng
? Đề đã đưa ra yêu cầu nào buộc em phải
thực hiện?
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn
tự sự:
1. Đề văn tự sự:
a. Ví dụ:
- Đề 1,2
+ Thể loại: Tự sự.
+ Nội dung: câu chuyện em thích và
người bạn tốt.
+ Ngôn ngữ: Lời văn của em.
- Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể nhưng
vẫn là đề tự sự vì đề yêu cầu có chuyện,
có việc.
+ Kể người: 2, 6
+ Kể việc: 1, 3
+ Tường thuật lại sự việc: 4, 5
-> Muốn xác định được các yêu cầu trên
ta phải bám vào lời văn của đề.
b. Ghi nhớ: (ý 1-Sgk)
- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn, nắm
được yêu cầu đề...
2. Cách làm bài văn tự sự:
* Đề bài:
Kể một câu chuyện em thích bằng lời
văn của em.
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: câu chuyện em thích.
- Kể bằng lời văn của mình.
b. Lập ý:
VD: Truyện Thánh Gióng
? Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự
định chọn truyện nào để kể?
- GV chọn 1 truyện để HS thực hiện.
? Trong truyện Thánh Gióng em thích
nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ
đề gì?
* GV: như vậy đoạn kể việc mẹ Thánh
Gióng giẫm vào vết chân to có thể bỏ
qua, chuyện tre đằng ngà, làng Cháy có
thể không kể.
? Như vậy em thấy kể lại truyện có phải
chép y nguyên trong sách không?
- Không chép y nguyên
- GV: Tất cả những thao tác em vừa làm
là thao tác lập ý.
? Vậy em hiểu thế nào là lập ý?
? Với những sự việc em vừa tìm được ở
trên, em định mở đầu câu chuyện ntn?
? Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu?
? Phần kết thúc nên kể từ chỗ nào?
? Ta có thể đảo vị trí các sự việc được
không? Vì sao?
- Không, vì trình tự sự việc bị đảo lộn.
* GV: Như vậy việc sắp xếp các sự việc
để kể theo trình tự mở - thân - kết ta gọi
là lập dàn ý. Kể chuyện quan trọng nhất
là biết xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.
? Vậy thế nào là lập dàn ý?
- Nhân vật: Thánh Gióng.
- Sự việc: SV 3,4 -> Tinh thần đánh giặc
của Thánh Gióng .
- Chủ đề: Tinh thần yêu nước chống giặc
ngoại xâm.
=> Lập ý là xác định nội dung sẽ viết
theo yêu cầu của đề: Nhân vật, sự việc,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu
chuyện.
c. Lập dàn ý: Truyện Thánh Gióng.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài: Kể diễn biến, kết quả.
+ Thánh Gióng
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8_den_19_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf