I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Diễn biến tâm trạng người anh từ khi tài năng của em được phát hiện.
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể
chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô
khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật
chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm - Hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết
hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài soạn, nghiên cứu văn bản.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 76: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/01/2020 (6BC)
Tiết 76
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tạ Duy Anh) - (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Diễn biến tâm trạng người anh từ khi tài năng của em được phát hiện.
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể
chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô
khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật
chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm - Hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết
hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài soạn, nghiên cứu văn bản.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp;
- Hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H. Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Theo dõi
truyện, em thấy tâm trạng người anh diễn biến qua các thời điểm nào?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV khái quát nội dung kiến thức tiết 1
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc từ “Kể từ hôm đó... khóc”
? Khi mọi người phát hiện ra tài vẽ
của Kiều Phương, ai cũng vui còn
người anh có biểu hiện gì?
? Với tâm trạng ấy, người anh xử sự
với em gái như thế nào?
? Người anh còn có hành động gì nữa?
TLN bàn (2p): Tại sao sau khi xem
tranh, người anh lại lén trút một tiếng
thở dài?
-> Vì thấy em có tài thật, còn mình
thì kém cỏi, vô dụng.
? Tóm lại, tâm trạng người anh lúc
này như thế nào?
? Em thấy người anh là một người
như thế nào?
- HS: ích kỉ, ghen tị.
- GV Bình: Sự ích kỉ ấy còn thể hiện ở
hành động “đẩy em ra” khi em bộc lộ
tình cảm vui mừng và muốn chung
vui cùng anh. Thực ra đây là một
biểu hiện tâm lí dễ gặp ở mọi người,
nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự
ái và mặc cảm, tự ti khi thấy ở người
khác có tài năng nổi bật. Ngòi bút
tinh tế của nhà văn đã khám phá và
miêu tả rất thành công nét tâm lý ấy.
- HS đọc từ “Trong gian phòng...
Vậy mà dưới mắt tôi thì...”
? Khi nghe mẹ hỏi, người anh đã có
biểu hiện gì?
TLN 5 (4p): Tiếp đó diễn biến tâm
trạng của người anh có sự thay đổi
như thế nào? Em hãy giải thích diễn
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Tiếp)
1. Nhân vật người anh:
b. Khi tài năng của Kiều Phương được
phát hiện
- Thấy mình bất tài.
- Chỉ muốn khóc.
- Không thể thân và hay gắt gỏng với em.
- Xem trộm tranh của em -> thở dài.
-> Tâm trạng: buồn, bực bội, khó chịu vì
ghen tị với em do em hơn mình.
=> Người anh có tính hẹp hòi, ích kỉ, luôn
ganh ghét, đố kị với người khác.
c. Tâm trạng người anh khi đứng trước
bức tranh đoạt giải của em
- Giật sững người, bám chặt lấy mẹ.
- Ngỡ ngàng: Vì không ngờ người em lại
vẽ mình.
- Hãnh diện: Vì nghĩ mình thật hoàn hảo.
biến TT đó của người anh?
? Đọc đoạn “Dưới mắt em tôi thì”
Em hiểu điều gì ẩn sau dấu (). Hãy
tưởng tượng mình là người anh và
diễn tả bằng lời?
- HS: Thì em tôi thật đáng ghét, thật
bẩn, thật nghịch ngợm, nói chung thì
thật bình thường.
? Cuối truyện, người anh muốn nói:
“Không phải con đâu. Đấy là tâm
hồn và lòng nhân hậu của em con
đấy” câu nói đó gợi cho em suy nghĩ
gì về người anh?
- GV bình: Ngỡ ngàng, hãnh diện
rồi xấu hổ. Xấu hổ trước nét vẽ và
tấm lòng nhân hậu của người em.
Và quan trọng hơn là vì cậu đã nhận
ra thiếu xót của mình. Chắc chắn
lúc này, cậu đã hiểu rằng những
ngày qua, mình đối xử không tốt với
em gái, mình không xứng đáng với
tình yêu và niềm hãnh diện của em
gái về mình, bức chân dung của
mình được vẽ nên bằng tâm hồn và
lòng nhân hậu của cô em gái. Đây
chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để
hoàn thiện nhân cách của mình.
? Trong truyện này, nhân vật người
em hiện lên với những nét đáng yêu,
đáng quý nào? (Về tính tình? Về tài
năng?)
? Theo em, tài năng hay tấm lòng
của cô em gái cảm hoá được người
anh? (TL cặp đôi 1P)
- HS: Cả tài năng và tấm lòng, song
nhiều hơn ở tấm lòng trong sáng,
hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai.
- Xấu hổ: Vì mình luôn xa lánh em, ghen tị
với em, không hiểu em và tầm thường hơn
em, không xứng với tình cảm của em.
=> Người anh đã nhận ra thói xấu của
mình, nhận ra tình cảm trong sáng, lòng
nhân hậu của em gái, thực sự xấu hổ, hối
hận.
2. Nhân vật người em:
- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, nhân
hậu.
- Tài năng: Hội hoạ bẩm sinh.
=> Cảm hoá được người anh
- GV bình: Dù người anh có giận, có
ghét em gái thì đối với người em,
anh vẫn là người thân thuộc nhất,
gần gũi nhất. Em vẫn phát hiện ra ở
anh bao điều tốt đẹp, đáng yêu.
Chính tâm hồn trong sáng và tấm
lòng nhân hậu của người em đã giúp
anh nhận ra tính xấu của mình,
đồng thời giúp anh vượt qua lòng đố
kị, tự ái, tự ti để sống tốt hơn.
? Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc
sắc của truyện?
? Hãy nêu nội dung của truyện?
? Truyện có ý nghĩa gì?
- HS: Đọc ghi nhớ SGK
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất hồn nhiên,
chân thực.
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật.
2. Nội dung:
- Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, nhân
hậu của người em gái đã giúp người anh
nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
3. Ý nghĩa:
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ
cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét,
đố kị.
* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Từ hình tượng nhân vật người anh, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- HĐ cá nhân 3p: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về người anh
trong văn bản?
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở
nhà)
- Đọc thêm những văn bản nói về chủ đề gia đình, tình cảm anh em.
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi có một ai đó
đạt thành tích xuất sắc.
- Đọc và soạn bài: Sông nước Cà Mau.
+ Đọc kĩ văn bản, các chú thích.
+ Tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người ở vùng đất
phương Nam.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_76_buc_tranh_cua_em_gai_toi_nam_h.pdf