Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Tục ngữ về con người và xã hội - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội .

- Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội .

2. Kỹ năng:

- Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ .

- Đọc – hiểu , phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội .

- Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh

nghiệm vận dụng vào đời sống.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng ý thức ham học

II. Chuẩn bị:

1. GV: Một số câu tục ngữ cùng chủ đề; máy chiếu; các hình ảnh minh họa.

2. HS: Tìm một số câu TN đồng nghĩa, trái nghĩa; soạn bài theo HD

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Tục ngữ về con người và xã hội - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/1/2019 Tiết 74 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội . - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội . 2. Kỹ năng: - Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ . - Đọc – hiểu , phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội . - Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào đời sống. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng ý thức ham học II. Chuẩn bị: 1. GV: Một số câu tục ngữ cùng chủ đề; máy chiếu; các hình ảnh minh họa. 2. HS: Tìm một số câu TN đồng nghĩa, trái nghĩa; soạn bài theo HD III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp: 1. Ổn địnhtổ chức lớp: 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và cho biết bài tục ngữ đã cho ta những kinh nghiệm gì ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối - GV: Đọc mẫu -> HS đọc (2 HS) I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1. Đọc - Giải thích từ khó (Giải nghĩa kết hợp trong quá trình đọc- hiểu VB). - HS đọc câu 1 GV: Một mặt người là chỉ con người; của là của cải v.chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. H': Câu tục ngữ có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? - Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu. - So sánh -> khẳng định giá của người so với của. H': Câu TN khẳng định điều gì? H': Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào? GV: Chiếu các trường hợp sd H': Tìm một số câu tục ngữ có nghĩa tương tự? HS đọc câu 2 H': Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? T.sao “Cái răng cái tóc là góc con người” ? (Góc tức là 1 phần. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ, nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người). H': Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? HS đọc câu 3 HĐN (bàn -2 phút) Các từ: Đói - sạch, rách - thơm được dùng với nghĩa ntn? (Đói - rách: là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch - thơm: là chỉ phẩm giá trong sáng tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn). 2. Chú thích: II. Đọc - Hiểu văn bản Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của. - NT: So sánh, hoán dụ. => Con người quý hơn mọi thứ của cải, vật chất. Khẳng định tư tưởng coi trọng gía trị của con người của nhân dân ta. Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người => Khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. H': Hình thức của câu tục ngữ có gì đ.biệt? Tác dụng của hình thức này là gì? H': Câu tục ngữ có nghĩa như thế nào? GV: Liên hệ H': Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa và những câu trái nghĩa với câu tục ngữ này? HS đọc câu 4 H': Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? Tác dụng? - TD: Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. H': Nhận xét về những việc phải học được đề cập đến ở đây? -> Phải học từ những việc rất nhỏ... H': Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? GV: Liên hệ thực tế H': Tìm một số câu nói có nghĩa tương tự? - Ăn trông nồi ngồi trông hướng - Ăn không nên đọi, nói không lên lời - Lời nói gói vàng - Lời nói ... cho vừa lòng nhau HS đọc lại câu 5 H': Em hiểu câu TN này ntn? -> Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. H': Nói như vậy để nhằm mục đích gì? H': Câu TN còn có ý nghĩa gì khác nữa trong việc giáo dục đạo đức con người? H': Tìm câu nói có nghĩa tương tự? HS đọc lại câu 6 H': Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? - NT: Có vần, đối, ẩn dụ -> Dù đói cũng phải ăn uống cho hợp vệ sinh; dù nghèo cũng phải mặc cho sạch sẽ => Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi, bán rẻ lương tâm, đạo đức. Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở. - NT: Điệp từ , liệt kê => Phải học hỏi từ cái nhỏ cho đến cái lớn. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. => Khẳng định vai trò và công lao to lớn của người thầy đối với sự thành công của người học. - Phải luôn kính trọng và biết ơn người thầy. Câu 6: Học thầy không tày học bạn. H': Mục đích của cách nói đó là gì? H': Câu 5, 6 mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? GV: Liên hệ thực tế. HS đọc lại câu 7 H': Giải nghĩa từ: Thương người, thương thân (Thương người: tình thương dành cho người khác; thương thân: tình thương dành cho bản thân mình). H': Câu TN có sử dụng BPNT nào? H': Nghĩa của câu tục ngữ là gì? (Thương mình thế nào thì thương người thế ấy). H': Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? H': Tìm một số câu có nội dung tương tự? HS đọc lại câu 8 - Giải nghĩa từ : ăn quả, kẻ trồng cây? H': Nghĩa của câu tục ngữ là gì? (Nghĩa đen, nghĩa bóng ). H': Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh nào? (Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ ;của học trò đối với thầy cô giáo. Lòng biết ơn của n.dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã c.đấu hi sinh dể bảo vệ đ.nc). HS đọc câu 9 - Giải nghĩa các từ: một cây, ba cây, hòn núi cao. H': Nghĩa đen của câu 9 là gì? (1 cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao). GV: liên hệ H': NT nào được sd ở đây? H': Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì? - Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. => Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn. Câu 7: Thương người như thể thương thân. - NT: So sánh => Hãy thương người khác như thương chính bản thân mình. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - NT: Ẩn dụ => Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - NT: Ẩn dụ -> Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh; 1 người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được dù có khó khăn trở ngại đến đâu. GV: Liên hệ thực tế mọi mặt. H': Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt? H': Chín câu tục ngữ trong bài đã đem đến cho ta những kinh nghiệm gì? => Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Cách diễn đạt ngắn gọn, cố đúc - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp ngữ. - Tạo vần, nhịp làm cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng 2. Ý nghĩa: Các câu TN thể hiện: - Truyền thống đạo lí và sự tôn vinh giá trị con người - Bài học về cách ứng xử trong cuộc sống. * Hoạt động 3: Luyện tập H. Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trên * Hoạt động 4: Vận dụng: - HĐ cá nhân 3p: Nêu suy nghĩ, hiểu biết của em về một câu tục ngữ vừa tìm được. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Liệt kê những câu tục ngữ về con người và xã hội mà bản thân vận dụng vào trong cuộc sống. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học bài thuộc các câu TN, nắm được nội dung của mỗi câu - Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận + Đọc VB Chống nạn thất học H. Văn bản hướng tới ai? Nói với ai? Nói về vấn đề gì? H. Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? tìm các câu văn mang luận điểm? ------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_74_tuc_ngu_ve_con_nguoi_va_xa_hoi.pdf
Giáo án liên quan