I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ yếu tố tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc rèn luyện trí tưởng tượng của mình để phục vụ cho bài văn
kể chuyện tưởng tượng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: NL tự học, giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: SGK, SGV.
2. Học sinh.
a)Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b)Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân
và nhóm.
c) Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu về văn tự sự kể chuyện tưởng.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Vai trò của tưởng tượng trong văn Tự sự ?
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 68: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A3 - 26/11/2019
Tiết 68 - TLV
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ yếu tố tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc rèn luyện trí tưởng tượng của mình để phục vụ cho bài văn
kể chuyện tưởng tượng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: NL tự học, giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: SGK, SGV.
2. Học sinh.
a)Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b)Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân
và nhóm.
c) Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu về văn tự sự kể chuyện tưởng.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Vai trò của tưởng tượng trong văn Tự sự ?
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
Trong tiết trước, các em đã được làm quen với khái niệm kể chuyện tưởng
tượng. Để giúp các em có thể tự xây dựng một câu chuyện tưởng tượng cho
mình? Và để củng cố kĩ năng thực hành kể chuyện tưởng tượng chúng ta vào bài
hôm nay.
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ2: Luyện tập
I.Luyện tập
Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em
về thăm lại mái trường mà hiện nay
đang học. Hãy tưởng tượng những thay
đổi có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề:
? Em hãy xác định yêu cầu của đề
bài về thể loại. nội dung, phạm vi?
? Dàn bài của bài văn kể chuyện
gồm mấy phần? (3phần)
? Phần mở bài ta cần viết những gì?
GV gợi ý: Mười năm nữa em bao
nhiêu tuổi? Lúc đó em đang học đại
học hay đi làm?
- Em về thăm trường vào dịp nào?
? Tâm trạng của em trước khi về
thăm trường?
? Mái trường sau mười năm có gì
thay đổi?
? Các thầy cô giáo trong mười năm
thay đổi như thế nào? Thầy cô giáo
cũ có nhận ra em không?
? Em và thầy cô đã gặp gỡ và trò
chuyện với nhau ra sao?
? Gặp lại các bạn cùng lớp em có
tâm trạng và suy nghĩ gì?
? Phút chia tay diễn ra như thế
nào?
? Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm
trường?
? Dựa vào dàn bài hãy xây dựng
thành những đoạn mở, thân, kết
hoàn chỉnh.
- HS HĐ cá nhân
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể
việc)
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường
cũ sau mười năm.
- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai
ngôi trường sau mười năm.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh về
thăm trường.
b. Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về thăm trường:
bồi hồi, hồi hộp..
- Cảnh trường lớp sau mười năm có sự
thay đổi:
+ Phòng học, phòng giáo viên được tu
sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết
bị hiện đại.
+ Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng
mát rợp cả sân trường.
+ Xung quanh sân trường các bồn hoa,
cây cảnh được cắt tỉa công phu.
- Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có
thêm nhiều thầy cô giáo mới...
- Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn
xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi
gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau
rối rít...
- Các bạn cũng đã lớn, người đi học,
người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn
lại chuyện cũ.
- Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại
và lời hứa hẹn.
c. Kết bài:
- Phút chia tay lưu luyến bịn rịn.
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm
trường (cảm động, yêu thương, tự hào)
3.Viết bài.
HĐ3: Vận dụng ở lớp
Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích, ngụ ngôn nào đó.
HĐ 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm đọc một số truyện tưởng tượng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà xây dựng đoạn kết cho câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
- Xem lại các đề văn trong SGK: Kể chuyện đời thường (việc tốt, người thân,
quê hương, kỉ niệm, ....) chuẩn bị Kiểm tra HKI.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_68_luyen_tap_ke_chuyen_tuong_tuon.pdf