Bài giảng Một con người ra đời ( Max xim gorki )

l 1/ Nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX :

l 2/ Tác giả M. Gorki ( 1868- 1936 ).

l * Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của M. Gorki?

l * Trong tiếng Nga, Gorki có nghĩa là cay đắng. Hãy giải thích : vì sao khi trở thành nhà văn, M.Xim lại lấy bút danh là G orki?

l *Những nhân tố nào trong cuộc đời của M.Gorki đã giúp ông trở thành nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới?

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một con người ra đời ( Max xim gorki ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76 -77- VHNN Một con người ra đời ( Max xim gorki ) I/Tìm hiểu chung : 1/ Nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : 2/ Tác giả M. Gorki ( 1868- 1936 ). * Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của M. Gorki? * Trong tiếng Nga, Gorki có nghĩa là cay đắng. Hãy giải thích : vì sao khi trở thành nhà văn, M.Xim lại lấy bút danh là G orki? *Những nhân tố nào trong cuộc đời của M.Gorki đã giúp ông trở thành nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới? 3/ Xuất xứ- cốt truyện- chủ đề tác phẩm: - Tác phẩm được sáng tác năm 1912-in trong tuyển tập “Truyện ngắn M.gorki”. Tác phẩm viết về thời điểm năm 1892, khi tác giả đang hòa mình vào dòng người bị nỗi đói khổ xéo nát và dứt họ ra khỏi mảnh đất quê hương kiệt quệ để đi tìm đất sống. -Cốt truyện : (sgk ) -Nội dung đọan trích : Mô tả nỗi đau đớn và niềm vui sướng của một người phụ nữ Nga khi sinh con trong hòan cảnh nghiệt ngã của cuộc sống. II/ Phân tích : 1. Hình tượng người mẹ : a. Hòan cảnh sinh nở của người phụ nữ : - Nghèo; sinh nở trong một bụi rậm trên đường đi tìm đất sống .  nghiệt ngã và bất hạnh. b.Nỗi đau của chị khi sinh con : -Nỗi đau thể xác : được nhà văn miêu tả một cách sinh động từ khi chuyển bụng cho đến khi hạ sinh đứa trẻ… với nhiều biểu hiện ( tiếng rên la,vẻ mặt, sự quằn quại…)  nỗi đau như xan xương, xẻ thịt-nỗi đau đến tột cùng với một cuộc hạ sinh khó khăn và đau đớn. => Ngòi bút hiện thực của nhà văn không ngần ngại miêu tả nỗi đau của người phụ nữ trong quá trình sinh nở- hình ảnh của người phụ nữ trong cơn vượt cạn không gây cảm giác thô thiển bởi xen vào nỗi đau ấy là : tình cảm đồng loại, lòng nhân ái và sự tôn trọng con người của nhà văn -Nỗi đau tinh thần : + Sinh con trong tâm trạng lo lắng không biết được số phận cuộc đời của hai mẹ con đi về đâu. Tương lai mờ mịt, chị chỉ biết tin vào đức tin của tôn giáo. b. Niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi làm mẹ: - Chị sung sướng nhìn đứa con ngủ. -Lòng chị tràn ngập một tình yêu thương với đứa con sắp ra đời. -Niềm hạnh phúc của người mẹ được nhà văn đặc tả ở đôi mắt và nụ cười của người mẹ: + Đôi mắt “đẹp vô cùng, đôi mắt thần thánh …xanh biếc…”, “đôi mắt trong trẻo và sáng bừng của một tình thương không bao giờ cạn” +Nụ cười: “Nụ cười của chị mỗi lúc thêm rạng rỡ…đẹp đẽ, chói lọi…”.  nụ cười hạnh phúc của người phụ nữ khi được làm mẹ. *Tóm lại, có thể nói : bằng cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn , nhà văn đã miêu tả cuộc sinh nở của người phụ nữ với tất cả tình cảm đằm thắm và sự xúc động trước những điều trông thấy. -Người phụ nữ không có tên, bởi chị là đại diện cho những người phụ nữ nói chung đang thực hiện một thiên chức cao cả: SINH HẠ CON NGƯỜI. 2/ Hình tượng đứa bé- “một con người ra đời” : - Cậu bé trai khỏe mạnh ( gào to…, quẫy đạp và khóc tướng …). Hình ảnh “thằng bé nằm trên lớp lá thu vàng rực… bầu trời xanh biếc, biển rì rầm du dương, tiếng suối róc rách, dòng nuớc sáng như thủy ngân nhảy nhót…mặt trời chói lọi…”  khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, trong sáng như góp phần khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn: + Con người là một sinh thể tự do, có quyền dứng ngang hàng cùng trời đất và đối thoại cùng vũ trụ. + Con người sinh ra để bất bình, để chiến đấu với thế giới cũ- đó là thiên chức thiêng liêng của nó. + Được làm con người là một niềm hạnh phúc lớn lao. 3/ Nhân vật “Tôi” – người kể chuyện : -Về hành động : “Tôi” là một chàng trai tốt bụng, tháo vát, hóm hỉnh, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không quản ngại khó khăn. -Về tâm hồn : “Tôi’ có tâm hồn và tấm lòng nhân ái rất mực, biết cảm thông- chia sẻ với nỗi đau cũng như niềm vui của đồng loại.  Những nét tính cách và phẩm chất này của nhân vật “TÔI” cho phép người đọc đồng nhất nhân vật người kể chuyện với tác giả. @/Ý nghĩa nhan đề “Một con người ra đời”: -Nhan đề tác phẩm không bó hẹp vào chuyện sinh nở cụ thể mà mở ra nhằm vào chuyện xuất hiện của một con người, một thế hệ người- cái thế hệ mà với nó, danh hiệu CON NGƯỜI sẽ mang một âm vang mới, đầy tự hào, nhiều ý nghĩa hơn. -Câu “Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất” trở thành châm ngôn – thể hiện tư tưởng cơ bản của tác phẩm và là quan điểm nghệ thuật quán xuyến tòan bộ sáng tác của Gorki. => Nhan đề tác phẩm bao hàm 2 lớp nghĩa: +Nó vừa tả việc đỡ đẻ đầy tình nghĩa. +Vừa hàm ý khẳng định và tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo lớn lao của con người. III/ Tổng kết : - Macxim Gorki là một nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới.Cuộc đời, tên tuổi, sự nghiệp sáng tác của ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm và là bài học về nghị lực và tinh thần tự học cho nhiều thế hệ. -Truyện ngắn “Một con người ra đời” vừa là sự miêu tả cái hiện có vừa là ước mơ của nhà văn. Cho nên, tác phẩm vừa đậm chất hiện thực- vừa bay bổng nét lãng mạn. -Đặc biệt dưới cái nhìn tràn đầy hứng khởi của ông, cuộc sinh nở bình thường bỗng mang kích thước huyền thoại : Người đàn bà khốn khổ bỗng trở thành người Mẹ chung – đáng kính trọng , và đứa trẻ sơ sinhbỗng trở thành “Đấng người” để ta chiêm ngưỡng - tự hào.

File đính kèm:

  • ppthoa(1).ppt
Giáo án liên quan