Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62 đến 64 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật Mạnh Tử.

- Những sự việc chính trong truyện. Ý nghĩa của truyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể

cho thích hợp với nội dung truyện của mình định kể.

- Đọc - Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.

- Phân tích được các sự kiện trong truyện.

3. Thái độ:

- Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa

chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

- GD HS về vai trò của người mẹ trong sự hình thành nhân cách của con.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.

- Kĩ thuật chia nhóm

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62 đến 64 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/11/2019( 6A2) Tiết 62 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Ở NHÀ: MẸ HIỀN DẠY CON I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố cho HS kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật Mạnh Tử. - Những sự việc chính trong truyện. Ý nghĩa của truyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể cho thích hợp với nội dung truyện của mình định kể. - Đọc - Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con. - Phân tích được các sự kiện trong truyện. 3. Thái độ: - Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. - GD HS về vai trò của người mẹ trong sự hình thành nhân cách của con. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. - Kĩ thuật chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động: GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung GV: y/c HS đọc lại để bài, GV I. Đề bài. chép đề lên bảng. Đảm bảo về ND phải kể được những sự việc làm nổi bật cá tính, phẩm chất của đối tượng định kể và tình cảm của người đó đối với mọi người. => Qua đó bộc lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em đối với nhân vật. - Bài viết bố cục 3 phần , rõ ràng . - Sử dụng ngôi kể lời kể thích hợp - Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý. - Diễn đạt lưu loát, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thành. - Câu văn, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ. GV hướng dẫn HS lập dàn ý GV: Nhận xét bài làm của HS. VD: Lên, Chiến, Hường Em hãy viết bài văn (khoảng 250-270 chữ) Kể về một người bạn mà em mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn....) I. XĐ yêu cầu của đề - lập dàn ý. 1. Yêu cầu của đề. 2. Lập dàn ý ( Theo dàn bài tiết 51 + 52) II. Trả bài, chữa lỗi. 1. Trả bài. * Ưu điểm. - Đa số các em đã xác định được rõ được yêu cầu của đề bài- Bài viết có bố cục rõ 3 phần. - Sử dụng ngôi kể hợp lý. - Các sự việc lựa chọn phần lớn có ý nghĩa khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật. * Nhược điểm: - Nhiều bài làm còn có tính chất liệt kê, kể các sự việc, sự việc còn đơn giản, gò bó theo khuôn mẫu, chưa thật linh hoạt trong lời kể. - Lời kể còn khô khan - Còn có những bài viết cẩu thả, sai VD: Cụ, Hạnh, Đèo tỉnh, Dung, Thú, Dở GV: Đưa ra một số lỗi HS mắc phải trong quá trình làm bài và hướng dẫn HS sửa GV: Đọc bài khá. GV: Tổng hợp kết quả của HS. chính tả quá nhiều. - Có những bài viết bố cục chưa rõ ràng. Thậm chí còn viết rõ chữ mở bài - thân bài - kết bài . 2. Chữa lỗi. - Lỗi lặp từ: Thì, lắm - Dùng từ thiếu chính xác: + Đã làm văn nghệ cùng nhau + Bạn ấy rất thói quen với em + Tính tình của bạn giúp em rất nhiều - Sai chính tả: tr/ch; r/d/gi; Tích( thích); tật tà( thật thà); rừng xe( dừng xe); chuy bài( truy bài); thị chấn ( thị trấn); chông( trông); dất( rất) Điểm 3 4 5 6 7 8 SL 7 11 9 6 3 2 Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: HS đọc văn bản: Mẹ hiền dạy con Bài 2: TC trò chơi đoán chữ: Đây là nơi không chỉ mẹ Mạnh Tử mà tất cả các bà mẹ đều muốn con mình đến đó? -> Trường học Bài 3: Nhận xét nào đúng với ý nghĩa truyện “Mẹ hiền dạy con”? a. Truyện đề cao thầy Mạnh Tử. b. Truyện đề cao phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử. c. Truyện đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách con người. d. Truyện khuyên các bà mẹ thương con nhưng không nuông chiều con mà phải nghiêm khắc. Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về người mẹ của thầy Mạnh Tử - HS hoạt động cá nhân 5p: Hoàn thành đoạn văn Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những văn bản, câu chuyện, tục ngữ đề cập tới sự ảnh hưởng của môi trường đối với nhân cách của con người. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: Ôn tập: Văn Tự sự + Sự việc, nhân vật, chủ đề của bài văn tự sự + Đề, cách làm bài, ngôi kể, thứ tự kể...) + Dàn ý chung của bài văn tự sự ...................................... * * * ................................. Ngày dạy: 18/11/2019( 6A2) TIẾT 63: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh những kiến thức thiết lập một văn bản tự sự để từ đó học sinh có thể viết được bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cho học sinh có kĩ năng làm bài văn tự sự theo các bước và viết bài cụ thể hoàn thiện. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu đề và lập ý trước khi viết một bài văn cụ thể. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv. 2. Học sinh: - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV giới thiệu mục tiêu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV – HS Nội dung ? Em hãy nhắc lại khái niệm tự sự và đặc điểm của phương thức tự sự? - Hs trả lời. 1. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể như thế nào? - Hs hoạt động nhóm đôi( 3p)-> Trả lời, bổ sung cho nhau - Gv khái quát. ? Em hiểu thế nào về nhân vật trong văn tự sự? - Hs trả lời. - Gv nhận xét, kết luận. ? Bài văn tự sự có bố cục mấy phần? đó là những phần nào? - 3 phần. ? Nội dung từng phần? - Hs trả lời. - Gv chốt. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 2. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. a. Sự việc trong văn tự sự. - Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: + Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể do nhân dân cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. + Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trình tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể biểu đạt. b. Nhân vật trong văn tự sự. - Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản. - Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. - Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm. 3. Bố cục của bài văn tự sự. a. Mở bài: - Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. b. Thân bài. - Kể diễn biến sự việc. c. Kết bài. - Kết thức sự việc. Hoạt động 3: Luyện tập ? Nêu các sự việc trong truyện Thạch Sanh? Nhân vật Thạch Sanh được thể hiện qua các mặt cụ thể nào? Hoạt động 4: Vận dung ? Viết đoạn văn( 5 – 7 dòng) kể về những phẩm chất đáng quý của Thạch Sanh? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Về nhà xem lại nội dung văn tự sự đã học, có gì thắc mắc ghi lại để giờ sau cùng trao đổi. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU: - Về nhà học bài, ôn lại những nội dung kiến thức đã học. - Chuẩn bị bài: “ Ôn tập văn tự sự”. Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu, lập dàn ý cho bài văn tự sự cụ thể: Kể câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em. ...................................... * * * ................................. Ngày giảng: 19/11/2019( 6A2) TIẾT 64: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. - Thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu đề và lập ý trước khi viết một bài văn cụ thể. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv. 2. Học sinh: - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm bốn, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV giới thiệu mục tiêu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Đề bài trên yêu cầu gì? ? Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự định lựa chọn chuyện nào để kể? Gv: Nếu em chọn truyện Thánh Gióng em sẽ thể hiện nội dung gì trong số những nội dung sau đây: - Ca ngợi tinh thần đánh giặc quyết chiến, quyết thắng của Gióng. - Cho thấy nguồn gốc thần linh của nhân vật và chứng tỏ truyện là có thật. HS hoạt động nhóm 4( 7p) ? Với những sự việc trong truyện, em định mở đầu câu chuyện như thế nào? ? Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu? ? Kết thúc câu chuyện nên kể đến chỗ nào? 1. Cách làm bài văn tự sự. Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. a. Tìm hiểu đề. - Thể loại: Tự sự ( kể). - Nội dung: câu chuyện em thích. b. Lập ý. Vd: Câu chuyện Thánh Gióng. c. Lập dàn ý. * Mở bài: - Giới thiệu về nhân vật. * Thân bài: - Thánh gióng bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt, mũ sắt, áo giáp sắt. - Thánh Gióng ăn khỏe, lớn nhanh. - Khi ngựa sắt, roi sắt được mang đến, Thánh Gióng vươn vai tở thành một tráng sĩ. - Roi sắt gãy, lấy tre làm vũ khí. - Thắng giặc, bỏ lại áo giáp Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời. * Kết bài: - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Gv lưu ý khi viết bài phải bằng lời văn của mình tức là diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo ý mình không lệ thuộc, sao chép văn bản đã có hay bài làm của người khác. Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước của bài văn tự sự. - Hs viết từng đoạn, từng phần cho đề bài trên. - Hs viết, trình bày. - Gv nhận xét, kết luận. d. Viết bài. 2. Luyện tập. Đề: Em hãy kể lại câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em. Hoạt động 4: Vận dung ? Viết đoạn văn( 5 – 7 dòng) kể về những bài học cần rút ra qua câu chuyện Ếch nồi đáy giếng? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Về nhà ôn tập văn tự sự đã học, có gì thắc mắc ghi lại để giờ sau cùng trao đổi. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU: - Về nhà học bài, ôn lại những nội dung kiến thức đã học. - Chuẩn bị bài: “ Kể chuyện tưởng tượng”. Yêu cầu: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk; thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Yêu cầu của kể chuyện tưởng tượng? ...................................... * * * .................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_62_den_64_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf