I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài GV kiểm tra được kiến thức của HS để có những điều chỉnh
hợp lí.
- HS củng cố một lần nữa kiến thức về phần tiếng việt, bổ sung những kiến
thức mà mình còn nắm chưa chắc.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng làm bài cho HS.
3. Thái độ:
- HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra của mình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, tìm tòi, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chấm bài, điểm, sửa chữa lỗi cho HS
2. Học sinh:
- Xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm
61 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 56 đến 75 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/11/2019
Ngày giảng: 5/11/2019 (6A)
Tiết 56
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài GV kiểm tra được kiến thức của HS để có những điều chỉnh
hợp lí.
- HS củng cố một lần nữa kiến thức về phần tiếng việt, bổ sung những kiến
thức mà mình còn nắm chưa chắc.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng làm bài cho HS.
3. Thái độ:
- HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra của mình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, tìm tòi, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chấm bài, điểm, sửa chữa lỗi cho HS
2. Học sinh:
- Xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Chia lớp thành 3 nhóm (3 phút)
H. Thi nhanh tìm danh từ chỉ đơn vị?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
HĐ cá nhân 2 phút
GV yêu cầu HS nhớ và đọc lại yêu cầu
của đề.
GV cho HS lần lượt nhắc lại yêu cầu
của đề.
I. Xác định yêu cầu của đề.
1. Tìm hiểu đề bài
Câu 1(3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi-
Hùng Vương thứ mười tám có một
người con gái tên là Mị Nương, Người
GV gọi 3 HS lên bảng làm câu 1 HS
lên bảng làm câu 3.
GV chữa bài.
- GV vấn đáp - HS trả lời câu 2.
đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha
yêu thương nàng hết mực, muốn kén
cho con một người chồng thật xứng
đáng.
a) Tìm danh từ và cụm danh từ trong
câu trên.
b) Đặt cụm danh từ ấy vào mô hình
cụm danh từ:
Câu 2 (2 điểm):
Phân biệt từ đơn, từ phức? Xác định
từ đơn, từ phức trong các câu sau:
a. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
b. Học tập tốt, lao động tốt.
Câu 3: (1 điểm):
Danh từ là gì? Có mấy loại danh từ gọi
tên những loại danh từ đó.
Câu 4( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn
khoảng (3 – 5 câu) có sử dụng cụm
danh từ, gạch chân cụm danh từ đó
2. Đáp án
Câu 1
a) * Danh từ: Hùng Vương, người con
gái, Mị Nương, người, hoa, vua, cha,
nàng, người chồng
* Cụm danh từ trong câu:
- Một người con gái tên là Mị Nương
- Một người chồng thật xứng
đáng.
Phần
trước
Phần trung
tâm
Phần sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2
Một người
con
gái tên là
Mị
Nương
Một người chồng thật
xứng
đáng
Câu 2
+ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
+ Từ phức là những từ gồm hai hoặc
nhiều tiếng.
+ Từ đơn là: yêu, tốt.
+ Từ phức là: Tổ quốc, đồng bào, học
tập, lao động.
Câu 3
- GV vấn đáp - HS trả lời câu 3.
H. Theo em, để làm câu 4, chúng ta
cần đảm bảo những yêu cầu gì?
HS thảo luận cặp đôi, trả lời.
GV nhận xét, nêu yêu cầu của câu 4.
HĐ chia sẻ ( 10 phút)
H. Hai bạn cháo bài cho nhau đọc và
nhận xét.
GV nêu ra ưu điểm chính trong bài
làm của HS
Nhược điểm:
.
GV đưa ra một số lỗi cơ bản trong bài
làm của HS.
Yêu cầu HS lên sửa lại.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật,
hiện tượng, khái niệm
Có 2 loại danh từ:
+ Danh từ chỉ đơn vị
+ Danh từ chỉ sự vật
Câu 4
- Hình thức: Viết thành đoạn văn (từ 3
đến 5 câu)
- Trình bày sạch sẽ
- Sử dụng đúng câu, từ, chính tả
- Văn phong sáng sủa
- Vết được đoạn văn có cụm danh từ
nội dung đảm bảo.
- Chỉ ra được cụm danh từ
II. Trả bài, chữa lỗi.
1. Trả bài
* Ưu điểm
- Nội dung:
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- Một số bài làm tương đối đảm bảo,
viết đoạn văn cơ bản đạt yêu cầu.
- Hình thức
- Trình bày tương đối sạch sẽ.(Sen)
- Một số bài chữ viết cẩn thận, rõ ràng.
* Nhược điểm:
- Nội dung
- Nhiều bài làm còn sơ sài, chưa xác
định đúng yêu cầu của đề.
- Hình thức
- Trình bày chưa khoa học, còn tẩy
phủ, còn sai nhiều lỗi chính tả.
- Không biết cách viết một đoạn văn
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
HĐ cá nhân 3 phút
H. Nhắc lại những lỗi sai trong bài của mình?
HS trình bày, nhận xét
GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
H. Sửa các lỗi sai cho đúng?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
H. Viết lại đoạn văn sai nhiều nhất của bài mình?
H. Qua bài học hôm nay các em cần hỏi thêm những nội dung nào nữa không?
- GV: cho HS hoạt động 1 phút ghi ra giấy, GV thu giấy nháp giải đáp cho HS.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Nắm được khái niệm động từ: Ý nghĩa khái quát của động từ; Đặc điểm ngữ
pháp của động từ
- Các loại động từ
--------------------------------
Ngày soạn: 5/11/2019
Ngày giảng: 6/11/2019 (6A)
Tiết 57
ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được khái niệm động từ: Ý nghĩa khái quát của động từ; Đặc điểm
ngữ pháp của động từ
- Các loại động từ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ hành động, trạng thái
- Sử dụng động từ để đặt câu
3. Thái độ
- GD học sinh ý tức sử dụng động từ phù hợp khi nói viết
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV, phiếu bài tập
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung của bài theo câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Chỉ từ là gì? Cho VD?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
-Chia lớp thành 3 nhóm HĐ 3 phút:
H. Thi viết nhanh lên bảng: Tìm những từ chỉ hành động con người?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
- GV: cheo bảng phụ lên bảng, hs
I. Đặc điểm của động từ
1. Ví dụ
đọc ví dụ.
HĐ nhóm đôi 5’/3 câu hỏi
H: Tìm động từ có trong câu?
H: Theo em ý nghĩa khái quát của các
động từ vừa tìm được là gì?
- Chỉ hoạt động: đi, đến, hỏi, treo,
xem, cười, bảo...
- Chỉ trạng thái: phải, buồn, vui,
ghét...
H: Vậy em hiểu động từ là những từ
như thế nào?
- Cho HS đọc VD3 trên bảng phụ
HĐ nhóm bốn 3 phút
H. So sánh đặc điểm của danh từ với
động từ?
* Danh từ
- Không thể kết hợp được với những
từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng (VD
không thể nói: đã thước kẻ, hãy bút,
đang sách...)
- Kết hợp các số từ ở phía trước và
các từ này, ấy, đó, kia ở phía sau để
tạo thành cụm danh từ
- Thường làm chủ ngữ trong câu
- Khi làm vị ngữ thường có từ là đứng
trước
* Động từ
- Thường kết hợp với các từ đã, sẽ,
đang, hãy, chớ, đừng (quan hệ thời
gian, cầu khiến) -> tạo thành cụm
động từ
- Thường làm vị ngữ trong câu: Tôi đi
- Khi làm chủ ngữ nó mất khả năng
kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy,
chớ, đừng
- GV chốt kiến thức
- Các động từ có trong các câu
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải,
đề.
-> Động từ là những từ chỉ hoạt động,
trạng thái của sự vật
-> Khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ,
đang, hãy, chớ, đừng ở phía trước để
tạo thành cụm động từ.
-> Chức vụ chủ yếu của cụm động từ là
- HS đọc ghi nhớ
GV chốt lại nội dung cơ bản.
HSTL nhóm đôi 3’/3 câu hỏi
H: Xếp các động từ vào bảng phân
loại?
H: Căn cứ vào đâu để phân loại động
từ?
H: Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
được phân định như thế nào?
làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ nó mất
khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ,
đang, hãy, chớ, đừng
2. Ghi nhớ
II. Các loại động từ chính
1. Ví dụ
Thường đòi hỏi các ĐT khác
đi kèm ở phía sau
Không đòi hỏi các ĐT
khác đi kèm ở phía sau
Trả lời câu hỏi làm
gì?
Đi, chạy, cười, đứng,hỏi,
đọc, ngồi,
Trả lời câu hỏi: làm
sao? Thế nào?
dám, toan, định yêu, ghét, buồn, vui,
nhức, nứt, gãy, đau
H: Qua bảng sắp xếp trên theo em
động từ chia làm mấy loại chính?
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội dung
trọng tâm
- ĐT chia làm 2 loại
+ ĐT tình thái (thường đòi hỏi động
từ khác đi kèm)
+ ĐT hoạt động, trạng thái (không đòi
hỏi động từ khác đi kèm)
- ĐT hoạt động, trạng thái lại chia làm
hai loại nhỏ
+ ĐT chỉ hoạt động (Trả lời cho câu
hỏi Làm gì?)
+ ĐT chỉ trạng thái (Trả lời cho các
câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
2. Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
HĐ cá nhân 3 phút
- HS đọc bài tập trong SGK
H: Tìm và phân loại động từ?
III. Luyện tập
Bài 1
a. Các động từ
có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng,
hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy,
giơ, bảo.
b. Phân loại:
- ĐT chỉ tình thái: có (thấy)
HĐ nhóm đôi 3 phút
H: Đọc truyện vui: Thói quen dùng từ,
giải thích nguyên nhân gây cười ?
- ĐT chỉ hành động, trạng thái: các ĐT
còn lại
Bài 2
- Truyện buồn cười chính là ở chỗ
thói quen dùng từ của anh chàng keo
kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng
dùng cả những từ như đưa, cho, chỉ
thích dùng những từ như cầm, lấy đây
chính là thói quen dùng các động từ.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
H. Tìm 5 động từ chỉ tình thái? 5 động từ chỉ hoạt động, trạng thái?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
H. Viết một đoạn văn tư 5-7 dòng có sử sụng cả hai loại động từ vừa học?
H. Qua bài học hôm nay các em cần hỏi thêm những nội dung nào nữa không?
- GV: cho HS hoạt động 1 phút ghi ra giấy, GV thu giấy nháp giải đáp cho HS.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Về tích cực học bài và chuẩn bị tiết Cụm động từ
H: Cụm động từ là gì?
H: Cấu tạo của động từ ? Phần phụ trước và phụ sau bổ sung cho động từ ý
nghĩa gì?
-----------------------------
Ngày soạn: 6/11/2019
Ngày giảng: 7/11 (6A)
Tiết 51+ 52:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- H/s vận dụng kiến thức về văn tự sự, kể lại câu truyện về nhân vật có thật trong
đời thường. Kể lại được các sự việc thể hiện phẩm chất, tính cách đặc điểm của
nhân vật. Các sự việc có ý nghĩa. Xây dựng bài có bố cục rõ ràng chặt chẽ câu
văn mạch lạc, dùng từ trong sáng. Chữ viết sạch, đúng chính tả.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng lập dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
II. ĐỀ BÀI (Lưu tổ khảo thí)
III. HƯỚNG DẪN CHẤM (Lưu tổ khảo thí)
Ngày soạn: 11/11/2019
Ngày giảng: 12/11/2019 (6A)
Tiết 58
CỤM ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs nắm được nghĩa của cụm động từ
- Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm động từ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện cụm động từ.
- Kĩ năng sử dụng cụm động từ trong giao tiếp
3. Thái độ
- GD học sinh ý thức sử dụng cụm động từ trong nói viết
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV, phiếu bài tập
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung của bài theo câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Động từ là gì? Có mấy loại động từ ?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
-Chia lớp thành 3 nhóm HĐ 3 phút:
H. Thi viết nhanh lên bảng: Tìm những từ chỉ hành động ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
I. Cụm động từ là gì?
- HS đọc VD trong SGK. Chú ý các
từ in đậm
H: Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho
những từ nào?
H: Từ ra, đi thuộc từ loại gì?
- Động từ
H: Ở trong những từ đã phân tích trên
có động từ và những từ đứng cạnh
động từ để tạo thành cụm động từ.
H: Vậy em hiểu cụm động từ là gì?
- GV: Từ đứng trước động từ gọi là
phụ ngữ trước, đứng sau động từ gọi
là phụ ngữ sau (chỉ cần động từ kết
hợp với phụ ngữ trước hoặc phụ ngữ
sau là đủ điều kiện tạo thành cụm
động từ)
HĐ nhóm đôi 5’/3 câu hỏi
H: Thử lược bỏ các từ in đậm (PNT
và PNS) rồi rút ra vai trò của chúng?
- GV: Đọc câu văn bỏ các từ in đậm.
- Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra
H: Em có nhận xét gì về câu đã được
lược bỏ các từ in đậm?
- Khó hiểu và hiểu không đầy đủ.
- GV: Đặc biệt là nghĩa của từ đi và
ra
H: Qua đây em có nhận xét gì về
nghĩa của động từ?
- GV: Lấy VD động từ cắt
H: Phát triển thành cụm động từ?
- đang cắt cỏ ngoài đồng
H: Nhận xét về nghĩa và cấu tạo của
động từ so với cụm động từ?
1. VD
- đã đi nhiều nơi
ĐT
- cũng ra những câu đố oái oăm để
hỏi..
ĐT
-> Cụm động từ là loại tổ hợp từ do
động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó
tạo thành.
-> Động từ phải có các từ ngữ phụ
thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ
mới trọn nghĩa.
-> Cụm động từ có nghĩa đầy đủ hơn
và có cấu tạo phức tạp hơn một mình
động từ.
- GV: Phát triển cụm động từ trên
thành câu?
- Bạn Lan đang cắt cỏ ngoài đồng
CN VN
H: Phân tích thành phần câu ?
H: Qua đây em hiểu thế nào là cụm
động từ? Vai trò của phụ ngữ trước
và phụ ngữ sau ? Nghĩa và cấu tạo
của cụm động từ so với động từ?
Hoạt động trong câu của cụm động
từ?
- HS đọc ghi nhớ,
GV chốt lại nội dung trọng tâm.
H: Lấy VD về động từ? Phát triển
thành cụm động từ?
HĐ cá nhân 3 phút
- GV: Cụm động từ ở phần I.
+ đã đi nhiều nơi
+ cũng ra những câu đó oắi oăm để
hỏi mọi người
H: Cụm động từ trên gồm có mấy
phần?
- Gồm có 3 phần: PNT (phần trước),
ĐTTT (phần trung tâm) và PNS (phần
sau).
H: Điền cụm động từ trên vào mô
hình của cụm động từ?
H: Tìm thêm những từ làm phụ ngữ
trước?
- sẽ, đã, đang, hãy, chớ, đừng, cũng,
vẫn, nên, cố gắng, không, chưa,
chẳng...
HĐ cặp đôi 3 phút
H: Phụ ngữ trước bổ sung cho động
từ ý nghĩa gì?
-> Cụm động từ trong câu hoạt động
giống như một động từ.
2. Ghi nhớ
II. Cấu tạo của cụm động từ
1. VD
-> cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm
có ba phần
Phần trước Phần trung
tâm
Phần sau
Đã Đi nhiều nơi
Cũng Ra những câu
.... người
-> phụ ngữ trước bổ sung cho động từ
các ý nghĩa về thời gian, khuyến khích,
H: Tìm thêm những từ làm phụ ngữ
sau?
- bài tập, Than Uyên, lúc 8 giờ, tham
quan, do thay đổi thời tiết, bằng xe
car...
HĐ cặp đôi 3 phút
H. Theo em phụ ngữ sau bổ sung cho
động từ ý nghĩa gì?
H. Mô hình cấu tạo của cụm động từ
gồm có mấy phần?
H: PNT và PNS bổ sung những ý
nghĩa gì cho cụm động từ?
- HS đọc ghi nhớ
GV chốt lại nội dung trọng tâm
Xác định yêu cầu của bài tập?
HĐ nhóm đôi 3 phút
H: Tìm cụm động từ trong câu?
H: Điền các động từ vào mô hình của
cụm động từ?
hoặc ngăn cản hành động, sự khảng
định hoặc phủ định
-> phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa về đối
tượng, địa điểm, thời gian, mục đích,
nguyên nhân, phương tiện và cách thức
hành động.
2. Ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài 1
a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b. yêu thương Mị Nương hết mực
- muốn kén cho con một người chồng
thật xứng đáng.
c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công
quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé
thông minh nọ.
- có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông
minh nọ.
- đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
Bài 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
* Bài 1
Xác định yêu cầu của bài tập?
HĐ nhóm đôi 3 phút
H: Tìm cụm động từ trong câu?
a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b. yêu thương Mị Nương hết mực
- muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông
minh nọ.
- có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
* Bài 2
HĐ cá nhân 3 phút
H: Điền các động từ vào mô hình của cụm động từ?
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
còn đang đùa nghịch ở sau nhà
yêu thương Mị Nương hết mực
muốn kén cho con một người chồng ...
Có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông
minh...
đi hỏi ý kiến em bé ...
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
H. Tìm 5 động từ phát triển thành cụm động từ phát triển thành câu? Điền cụm
động tùe vào mô hình cụ động từ?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
H. Viết một đoạn văn tư 5-7 dòng có sử 3 cụm động từ?
H. Qua bài học hôm nay các em cần hỏi thêm những nội dung nào nữa không?
- GV: cho HS hoạt động 1 phút ghi ra giấy, GV thu giấy nháp giải đáp cho HS.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Về tích cực học bài và chuẩn bị tiết Tính từ và Cụm tính từ
H: Tính từ là gì? Nêu đặc điểm của tính từ
H: Có mấy loại tính từ?
---------------------------
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày giảng: 13/11/2019 (6A)
Tiết 59
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được ý nghĩa khái quát của tính từ, các loại tính từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm tính từ.
- Nghĩa của cụm tính từ, chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
- Kĩ năng sử dụng tính từ, cụm tính từ trong giao tiếp.
3. Thái độ
- GD học sinh ý thức sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói viết
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV, phiếu bài tập
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung của bài theo câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Đặc điểm của động từ? cho ví dụ? Vẽ mô hình phân loại ĐT?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
-Chia lớp thành 3 nhóm HĐ 3 phút:
H. Thi viết nhanh lên bảng: Tìm những tính từ trong cuộc sống?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
- HS đọc VD trong SGK
H: Tìm tính từ trong các câu ?
- GV: Cho HS lưu ý vào các từ
+ bé, to, nhỏ, vàng hoe, vàng lịm,
mặn, ngọt... (đặc điểm, tính chất)
+ nhanh, chậm, thoăn thoắt, chậm
chạp... (hành động)
+ xiêu vẹo, rũ rượi, nghiêng, lệch...
(trạng thái)
H: Em hãy cho biết ý nghĩa khái quát
của những từ trên?
H: Vậy tính từ là những từ như thế
nào?
H: Lấy VD về tính từ?
- xanh, đỏ, trắng, vàng, đen, tím, xanh
lè, trắng toát, đỏ au...
- chua, cay, mặn, ngọt, bùi, chát,
đắng, nhạt, nhạt thếch, đắng chát...
- lệch, nghiêng, ngay, thẳng, thẳng
băng, xiêu vẹo, nhăn nhúm...
- GV: Cung cấp VD
+ vẫn/còn/đang/cũng trẻ lắm
+ rất/hơi/khá/quá giỏi
- GV: Tính từ có khả năng kết hợp với
các từ hãy, chớ, đừng như động từ được
không?
- VD: hãy xanh (không dùng), chớ xanh
(không dùng), đừng xanh (có thể dùng)
VD: Đừng xanh như lá bạc như vôi
- GV: Nhưng ở động từ khả năng kết
hợp với các từ hãy, chớ, đừng thì rất
mạnh
- GV: Cung cấp VD:
+ Em bé này thông minh lắm
CN VN
I. Đặc điểm của tính từ
1. VD
- Những tính từ
a. bé, oai
b. nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối,
vàng tươi
-> Tính từ là những từ chỉ đặc điểm
tính chất, hành động, trạng thái của sự
vật.
-> Có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ,
đang, cũng, vẫn, rất, hơi, khá, lắm, quá ở
phía trước để tạo thành cụm tính từ
-> Khả năng kết hợp với các từ hãy,
chớ, đừng rất hạn chế.
+ Xanh là màu của hòa bình
CN VN
HĐ nhóm đôi 3 phút
H: Qua VD em có nhận xét gì về chức
vụ của tính từ?
- GV: Cung cấp VD để HS so sánh
khả năng làm vị ngữ của động từ so
với tính từ
+ VD1: Em bé ngã
C V
+ VD2: Em bé thông minh
- GV: Tổ hợp từ ở VD1 đã thành câu,
còn tổ hợp ở VD2 mới là cụm từ.
Muốn tổ hợp ở VD2 thành câu ta phải
thêm vào sau từ em bé một chỉ từ
(VD: em bé ấy) hoặc thêm vào trước
hay sau tính từ thông minh một phụ
từ (VD: thông minh lắm, rất thông
minh). Như vậy ở động từ không cần
thêm mà nó vẫn đảm nhiệm vai trò vị
ngữ.
H: Qua các VD em hiểu tính từ là gì?
Tính từ có những đặc điểm nào?
- HS đọc, GV chốt lại nội dung trọng
tâm.
HĐ nhóm đôi 3’/3 câu hỏi
H: Trong các tính từ đã tìm được ở
VD1 (mục I), tính từ nào có thể kết
hợp được với các từ chỉ mức độ: rất,
hơi, khá, lắm, quá?
- Kết hợp được với từ bé, oai
H: Em có nhận xét gì đặc điểm về
nghĩa của các từ bé, oai?
- Đặc điểm tương đối.
- GV: Còn tính từ trong VDb: vàng
hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
không kết hợp được với những từ chỉ
mức độ
-> Chức vụ ngữ pháp: Tính từ có thể
làm vị ngữ, chủ ngữ; tuy nhiên khả
năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
2. Ghi nhớ
II. Các loại tính từ
1. VD
H: Em có nhận xét gì về đặc điểm về
nghĩa của các từ vàng hoe, vàng lịm,
vàng ối, vàng tươi?
- Chỉ đặc điểm tuyệt đối
HĐ nhóm đôi 3 phút
H: Căn cứ vào sự kết hợp của tính từ
với các từ chỉ mức độ chúng ta có thể
chia tính từ làm mấy loại?
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội
dung trọng tâm
- GV: Gọi HS đọc, chú ý các từ in
đậm
HĐ nhóm đôi 3 phút
HS lên bảng điền – HS nhận xét
GV nhận xét
- GV: Hướng dẫn HS vẽ mô hình cấu
tạo cụm tính từ in đậm
-> Có hai loại tính từ
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có thể
kết hợp với các từ chỉ mức độ
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không
thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ
2. Ghi nhớ
III. Cụm tính từ
1. VD
- vốn đã rất yên tĩnh
- nhỏ lại
- sáng vằng vặc ở trên không
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
H. Lấy 5 tính từ rồi phát triển thành cụm tính từ rồi thành câu?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
H. Viết đoạn văn tư 5-7 dòng có sử dụng 3 cụm tính từ?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
H. Kể một việc làm trong ngày của em trong đó có sử dụng TT và cụm tính từ?
H. Qua bài học hôm nay các em cần hỏi thêm những nội dung nào nữa không?
- GV: cho HS hoạt động 1 phút ghi ra giấy, GV thu giấy nháp giải đáp cho HS.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Về tích cực học bài và chuẩn bị tiết Tính từ và Cụm tính từ (tiếp)
- Về nhà làm các bài tập trong SGK để tiết sau luyện tập
------------------------------
Ngày soạn: 13/11/2019
Ngày giảng: 14/11/2019 (6A)
Tiết 60
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức lí thuyết về tính từ, cụm tính từ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
- Kĩ năng sử dụng tính từ, cụm tính từ trong giao tiếp.
3. Thái độ
- GD học sinh ý thức sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói viết
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV, phiếu bài tập
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung của bài theo câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ gồm có mấy phần? Phụ ngữ trước, phụ ngữ
sau bổ sung cho cụm tính từ nội dung gì?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
-Chia lớp thành 3 nhóm HĐ 3 phút:
H. Thi nhanh lấy tính từ phát triển thành cụm tính từ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
H: Xác định yêu cầu của bài?
IV. Luyện tập
Bài 1
H: Tìm cụm tính từ trong các câu?
- HS đọc yêu cầu bài 2
H: Xét về cấu tạo tính từ trong những
câu trên thuộc kiểu cấu tạo nào? Từ
có cấu tạo như vậy thường có tác
dụng gì?
H: Hình ảnh mà các tính từ trên gợi ra
có lớn lao khoáng đạt không?
- Nhỏ bé so với hình thù con voi, rất
tầm thường
H: Các sự vật được đem so sánh với
con voi là các sự vật như thế nào?
Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm
ông thầy bói?
HS đọc xác định yêu cầu của bài tập
3
HS HĐ nhóm bàn 3 phút
GV gợi ý về truyện ông lão đánh cá
và con cá vàng
HS trình bày – HS nhận xét
GV nhận xét
HS đọc xác định yêu cầu của bài tập
4
HS HĐ nhóm bàn 3 phút
GV gợi ý
HS trình bày – HS nhận xét
GV nhận xét
- GV: Cho HS ôn tập nội dung trọng
tâm về động từ và tính từ.
H: Thế nào là động từ, tính từ?
H: Điều kiện để có cụm động từ và
cụm tính từ?
H: Chức vụ của động từ và tính từ
trong câu?
H: Động từ và tính từ chia làm mấy
- Các cụm tính từ có trong câu
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càn
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
e. tun tủn như cái chổi sể cùn
Bài 2
- Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng
gợi hình gợi cảm.
- Hình ảnh mà các tính từ gợi ra là nhỏ
bé so với con voi, không giúp cho việc
nhận thức một con voi to lớn.
- Đặc điểm chung của năm ông thầy
bói : nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_56_den_75_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf