I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã lập.
2. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể
chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện
cảm xúc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết thể hiện cảm xúc.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Kế hoạch bài học. Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. HS: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/11/2020 (6a2)
TIẾT 49 - BÀI 7
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã lập.
2. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể
chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện
cảm xúc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết thể hiện cảm xúc.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Kế hoạch bài học. Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. HS: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn
toàn khác - môi trường xã hội, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền
cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như
tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc 4 đề bài trong sgk
H. Các đề bài trên yêu cầu những
nội dung gì?
- GV yêu cầu học sinh trình bày dàn
bài của các đề trong sgk đã chuẩn bị
ở nhà.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận trên bảng
phụ
I. Chuẩn bị
1. Đề bài
- Đề a: yêu cầu tự giới thiệu về bản thân
- Đề b: giới thiệu người bạn em quý
mến
- Đề c: kể về gia đình mình
- Đề d: kể một ngày hoạt động của mình
2. Xây dựng dàn bài
Đề b: giới thiệu người bạn em quý mến
a. Mở bài: giới thiệu về người bạn thân
của em.
b. Thân bài: kể về một người bạn thân
của em.
* Kể về ngoại hình người bạn thân của
em
- Minh có thân hình gầy gò
- Vầng trán bạn cao và rộng
- Cặp kính tròn xoe khiến mọi người
khó nhầm lẫn về học lực của Minh.
* Kể tính tình của người bạn thân của
em
- Minh rất hiền hòa
- Minh luôn thân thiện với mọi người
- Minh luôn giúp đỡ mọi người
- Minh được mọi người yêu mến
- Minh rất chăm chỉ và siêng năng
* Kể về hoạt động của người bạn thân
của em
- Bạn ấy luôn luôn giúp em làm bài tập
về nhà
- Minh rất yêu thương mọi người và
giúp đỡ tất cả mọi người
c. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về
người bạn thân.
- GV nêu yêu cầu nói
+ Tác phong: tự tin, đàng hoàng,
mắt nhìn vào mọi người.
+ Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, cần
phần biệt văn nói và đọc, âm lượng
vừa nghe, có thể kết hợp với cử chỉ.
Ngôn ngữ nói sinh động, linh hoạt,
gần gũi với người nghe. Tránh dùng
từ quá trau chuốt, bóng bẩy, văn
chương.
+ Nói theo dàn bài
+ Không đọc thuộc dàn bài
- GV chia lớp làm 3 nhóm làm 3 đề
a,b,c trong sgk. Mỗi nhóm chuẩn bị
một đề. Mỗi thành viên trình bày
phần chuẩn bị của mình trước nhóm.
- HS trong nhóm nhận xét, bổ sung
cho bạn.
- GV gọi mỗi nhóm từ 1-2 em lên
nói trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Gv nhận xét, uốn nắn, sửa chữa bài
nói của học sinh
- HS đọc 2 bài nói tham khảo trong
SGK
H. Em có nhận xét gì về nội dung
của 2 bài nói trên?
II. Luyện nói trên lớp
1. Nói trong nhóm
2. Nói trước lớp
III - Bài nói tham khảo
-> Các bài nói trên đều ngắn gọn, giản
dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng, phù hợp
với việc tập nói.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- HS đọc 2 bài nói tham khảo trong SGK
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- HS tự nói trước lớp bài của mình
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Luyện nói kể về gia đình mình.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Lập dàn bài và tập nói cho đề còn lại trong sgk.
- Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_49_luyen_noi_ke_chuyen_nam_hoc_20.pdf