I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được khái niệm danh từ
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
- Các loại danh từ.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : nắm chắc kiến thức Các loại danh từ.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được danh từ trong văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và
danh từ chỉ sự vật.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Xác định và phân loại các danh từ trong văn bản cụ
thể.
- Năng lực văn học : Nắm vững vai trò ngữ pháp của danh từ, có ý thức
cao trong việc sử dụng DT trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41+42 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/11/2020 (6a2)
TIẾT 41 – BÀI 8
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được khái niệm danh từ
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
- Các loại danh từ.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : nắm chắc kiến thức Các loại danh từ.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được danh từ trong văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và
danh từ chỉ sự vật.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Xác định và phân loại các danh từ trong văn bản cụ
thể.
- Năng lực văn học : Nắm vững vai trò ngữ pháp của danh từ, có ý thức
cao trong việc sử dụng DT trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Xác danh từ trong các từ sau: Bàn, ghế, sách, vở, đi, chạy, nhẩy.
GV: Vậy thế nào là DT ? DT có đặc điểm như thế nào? Có những loại DT
nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV treo bảng phụ đã viết VD.
- Gọi HS đọc.
? Xác định danh từ trong CDT in
I. Đặc điểm của danh từ
1. Ví dụ.
* Nhận xét
đậm “ba con trâu ấy” ?
? Trước và sau danh từ “ con trâu”
trong cụm danh từ còn có những từ
nào? Ý nghĩa của những từ ấy?
? Tìm thêm các danh từ khác trong
câu trên?
? Kể các DT khác mà em biết ? Đặt
câu với những DT đó?
- Thầy giáo, HS, đội viên, bàn, ghế,
sách, mưa, bão, hòa bình, độc lập, tự
do,
VD:
+ Cái bàn này vừa mới mua.
? Danh từ biểu thị những gì ?
? Vậy Danh từ có thể kết hợp với
loại từ nào để tạo thành cụm danh
từ ?
GV: Ra BT nhanh: HS Hoạt động cá
nhân.
? Xác định cấu trúc các câu sau:
a. Tôi / là học sinh .
CN VN
? XĐ từ loại của các từ làm CN, VN.
? Danh từ thường giữ chức vụ ngữ
pháp gì trong câu?
? Qua tìm hiểu VD, em hãy cho biết
DT là gì ? DT có đặc điểm gì ?
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ 1 ( SGK- 86)
GV: tổ chức trò chơi ai nhanh hơn.
? Liệt kê danh từ chỉ sự vật em biết
và tự đặt câu.
Gv: Treo bảng phụ, gọi HS đọc, chú ý
những từ ( in đậm ).
ba con trâu ấy
DT
- Từ đứng trước: Ba - chỉ số lượng.
- Từ đứng sau: ấy- chỉ sự phân biệt cụ
thể.
- Các DT khác: Vua, làng, thúng, gạo,
nếp
-> DT là những từ chỉ người, vật, sự
vật, hiện tượng, khái niệm.
- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số
lượng đứng trước, các từ này, ấy, nọ,
kia đứng sau.
- Danh từ thường làm CN trong câu
- Danh từ làm VN phải kết hợp với từ
là ở phía trước.
2. Bài học: SGK.
Bài 1: SGK tr87
- Một số DT chỉ sự vật: Lợn, gà, bàn,
ghế, nhà, cửa..
- Đặt câu: Cái bàn này chân đã gãy.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ
chỉ sự vật
1. Ví dụ:
* Nhận xét:
- ba con trâu -> ba chú trâu
- một viên quan -> một ông, (tên)
? Nghĩa của các danh từ (in đậm) có
gì khác các danh từ đứng sau?
? Thay thế các danh từ in đậm = các
từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường
hợp nào đơn vị tính đếm , đo lường
thay đổi ? Trường hợp nào không
thay đổi?
- HS thảo luận cặp đôi (2p)
? Vì sao có thể nói: "Nhà có ba
thúng gạo rất đầy". Nhưng không
thể nói: "Nhà có sáu tạ thóc rất
nặng"?
GV: Có thể nói "ba thúng gạo đầy" vì
DT thúng chỉ số lượng ước phỏng,
không chính xác (to, nhỏ đầy, vơi)
nên có thể thêm các từ bổ sung về
lượng.
Không thể nói"sáu tạ thóc rất nặng vì
các từ sáu, tạ chỉ số lượng chính xác,
cụ thể rồi, nếu thêm các từ nặng hay
nhẹ đều thừa"
? Qua phần tìm hiểu VD, hãy cho
biết: DT được chia làm mấy loại ?
Nêu khái niệm từng loại?
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- HS đọc y/c BT 2.
? Tìm loại từ chuyên đứng trước DT
chỉ người và chuyên đứng trước DT
quan
- Ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
-> Con, viên, thúng, tạ Chỉ đơn vị
tính đếm, đo lường.
- Trâu, quan, gạo, thóc Chỉ vật,
người, sự vật.
- Có thể thay “con, viên” bằng từ
khác. Đơn vị tính đếm, đo lường
không thay đổi vì các từ đó không chỉ
số đo, số đếm.
-> DT chỉ đơn vị tự nhiên. (loại từ)
Thay thúng = rá, rổ, đấu..
Tạ = cân, yến..
- Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi,
vì đó là những từ chỉ số đo, số đếm.
-> DT chỉ đơn vị quy ước.
2. Bài học
- Có hai loại danh từ:
+ DT chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng
để tính đếm, đo lường sự vật.
+ DT chỉ sự vật: nêu tên từng loại
hoặc từng cá thể người, vật, hiện
tượng, khái niệm.
III. LUYỆN TẬP
Bài 2: Liệt kê các loại từ:
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ
người: ông, bà, cô, bác, chú, dì, cháu,
ngài, vị, viên, ...
chỉ đồ vật.
? Liệt kê danh từ chỉ đơn vị quy ước
chính xác, danh từ đơn vị quy ước,
ước chừng.
Yêu cầu viết đúng các chữ s, d, các
vần – uông, - ương.
- Gv đọc, Hs chép.
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ
vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho,
bộ,..
Bài 3: Liệt kê các DT:
- Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét,
gam, lít, héc- ta, hải lí, dặm, ki-lô-
gam...
- Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm,
mớ, đàn, thúng...
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Kể tóm tắt các truyện cổ tích, truyền thuyết đã học
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Danh từ đó giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu : Hôm nay, nắng rất đẹp.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị bài : Danh từ ( tiếp)
Yêu cầu : Xem lại kiến thức của Tiểu học về các loại danh từ chỉ sự vật?
Quy tắc viết hoa danh từ riêng? Lấy ví dụ cụ thể.
Ngày dạy: 13/11/2020 (6a2)
TIẾT 42 – BÀI 10
DANH TỪ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Cách viết hoa danh từ riêng.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng, viết hoa danh
từ riêng đúng quy tắc.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức trong việc sử dụng DT riêng và DT
chung trong giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận diện được danh từ chung, danh
từ riêng
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Nhận diện được danh từ
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu khái niệm danh từ ? Có mấy loại danh từ ?
Mỗi loại danh từ lấy 1 ví dụ? Đặt câu với 1 loại danh từ em vừa tìm.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Danh từ chỉ đơn vị được chi làm 2 loại. Danh từ chỉ sự vật được chia ntn? Các
em tìm hiểu bài học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc ví dụ.
? Hãy xác định các DT trong câu
trên?
? Điền các danh từ ở câu trên vào
I. Danh từ chung và danh từ riêng
1. Ví dụ: SGK - tr108
* Nhận xét:
- Phân loại DT chỉ sự vật:
bảng phân loại ?
- HS điền.
GV: gọi HS khác NX, GV bổ sung.
? Nhìn vào cột DT chung, các danh
từ trên có chỉ một loại sự vật, một
con người cụ thể nào hay không?
? Vậy em hiểu DT chung là gì?
? Tìm một vài DT chung mà em
biết?
- Trời, mây, nước, bàn, ghế.
GV: Y/c HS chú ý vào cột DT riêng.
? Phù Đổng Thiên Vương, Gióng,
chỉ tên một người, một danh hiệu cụ
thể hay chỉ chung tất cả mọi người,
mọi danh hiệu?
- Chỉ tên riêng 1 người, 1 danh hiệu.
? Vậy em hiểu thế nào là DT riêng?
? Hãy tìm một số DT từ riêng chỉ
người, tên đất VN ?
- Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị An, Than
Uyên, Lai Châu, ...
? Nhìn vào bảng phân loại, hãy
nhận xét về cách viết danh từ riêng?
GV đưa VD: Nguyễn Thu Hà, Tố
Hữu, Lào Cai, Mao Trạch Đông, Bắc
Kinh, Ấn Độ, Đỗ Phủ, Lý Bạch, ...
? Khi viết DT riêng chỉ tên người,
tên địa lí VN và tên người, tên địa lí
nước ngoài phiên âm qua âm Hán
Việt ta viết ntn?
VD: Pu-skin, Mát-xcơ-va, Vích-to
Huy-gô.
? Khi viết tên người, tên địa lí nước
ngoài phiên âm trực tiếp, ta viết ntn?
VD: Trường Trung học cơ sở Mường
Than, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên
hợp quốc, nhà xuất bản Kim Đồng, ...
? Vậy tên các cơ quan, tổ chức, các
danh hiệu giải thưởng.. được viết
DT
chung
vua, công ơn, tráng sĩ,
đền thờ, xã, làng, huyện.
DT riêng
Phù Đổng Thiên Vương,
Gióng, Phù Đổng, Gia
Lâm, Hà Nội.
-> DT chung là tên chung của 1 loại
sự vật, viết thường.
- > DT riêng là tên riêng của từng
người, từng vật, từng địa phương.
- Cách viết DT riêng: Viết hoa chữ cái
đầu tiên của tất cả các tiếng tạo thành
danh từ riêng.
*Quy tắc viết hoa
- Tên người, tên địa lí VN và tên
người, tên địa lí nước ngoài phiên âm
qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu
tiên của mỗi tiếng.
- Tên người, tên địa lí nước ngoài
phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái
đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên
riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều
tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
ntn?
? Vậy có mấy loại DT chỉ sự vật ?
? Danh từ chung và danh từ riêng
khác nhau như thế nào ?
? Cách viết hoa danh từ riêng ?
- HS đọc ghi nhớ/ sgk.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? Tìm danh từ chung và danh từ
riêng trong các câu văn.
-GV cho hs thảo luận nhóm đôi.
? Các danh từ in đậm dưới đây có
phải danh từ riêng không?
HS làm ở nhà
GV đọc, hs chép.
-Tên riêng của các cơ quan, tổ chức,
các giải thưởng, danh hiệu: chữ cái
đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ
này đều được viết hoa.
2. Bài học:
(SGK - tr109)
II.Luyện tập
Bài 1:
- DT chung: Ngày xưa, miền, đất, bây
giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con trai,
tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long
Nữ, Lạc Long Quân...
Bài 2:
- Chim, Mây, Hoạ Mi, Nước, Hoa: tên
riêng của nhân vật vốn là loài vật được
nhân cách hoá.
- Út : Tên riêng của người.
- Cháy: Tên riêng của một địa lí.
Bài tập 3: Viết hoa lại các DT riêng
trong đoạn thơ: (Làm ở nhà)
Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố
Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan
Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công
Tum, Đắc Lắc, miền Trung, sông
Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà
Bài tập 4: Chính tả nghe- viết.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong văn bản: “Sơn Tinh, Thuỷ
Timh”
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Đặt câu có sử dụng danh từ
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Về nhà hoàn thiện các bài tập SGK và làm bài tập vở bài tập.
- Viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng danh từ.
- Chuẩn bị bài: cumk danh từ
Yêu cầu: Soạn theo câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_4142_nam_hoc_2020_2021_truong_ptd.pdf