I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Giúp HS nắm được 2 cách kể - 2 thứ tự kể: kể “xuôi” và “ kể ngược”.
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm: Biết chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu
cầu biểu hiện nội dung.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng sử dụng, lựa chọn và thay đổi
ngôi kể sao thích hợp trong văn bản tự sự.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân biệt các cách kể và
biết sử dụng cách kể “xuôi”vào bài viết .
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Học sinh vận dụng ngôi kể theo từng hoàn cảnh cụ
thể.
- Năng lực văn học : Biết phân biệt các cách kể và biết sử dụng cách kể
“xuôi”vào bài viết .
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học.
2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33: Thứ tự kể trong văn tự sự - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/11/2020 (6a2)
TIẾT 33 – BÀI 9
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Giúp HS nắm được 2 cách kể - 2 thứ tự kể: kể “xuôi” và “ kể ngược”.
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm: Biết chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu
cầu biểu hiện nội dung.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng sử dụng, lựa chọn và thay đổi
ngôi kể sao thích hợp trong văn bản tự sự.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân biệt các cách kể và
biết sử dụng cách kể “xuôi”vào bài viết .
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Học sinh vận dụng ngôi kể theo từng hoàn cảnh cụ
thể.
- Năng lực văn học : Biết phân biệt các cách kể và biết sử dụng cách kể
“xuôi”vào bài viết .
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học.
2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào trong văn tự sự? Trình bày ưu điểm và
hạn chế của từng ngôi kể trên?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể các sự việc chính trong truyện Thánh Gióng. Các sự việc
được kể theo trình tự nào? Có thể kể theo trình tự khác được không?
Vậy có phải khi kể chuyện nhười ta thương kể chuyện theo trình tự trước sau
hay còn kể theo trình tự nào khác. Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta tìm hiểu
tiết học ngày hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS thảo luận nhóm (2phút) - bài tập 1.
- GV khái quát bảng phụ.
? Tóm tắt các sự việc trong truyện Sơn
Tinh- Thủy Tinh
Có sự việc:
- Vua Hùng kén rể
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được
vợ, Thủy tinh mang quân đuổi đánh
Sơn Tinh.
- Cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút
quân, nhưng hàng năm vẫn dâng nước
đánh Sơn Tinh.
? Các sự việc trong truyện được kể
theo thứ tự nào?
Sự việc nào diễn ra trước thì kể trước,
sự việc nào diễn ra sau thì kể sau cuối
cùng dẫn đến một kết cục.
? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả
nghệ thuật gì?
Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt
hàng năm đồng thời thể hiện sức mạnh
và ước mơ chế ngự thiên tai của người
việt cổ.
Gv: Cách kể theo một trình tự như vậy
người ta gọi là kể tự nhiên hay kể
“xuôi”
? Thế nào là kể theo trình tự tự nhiên,
kể “xuôi”?
? Kể tên những VB em đã được học
cũng dùng cách kể này?
- HS đọc truyện về thằng Ngỗ
? Tóm tắt sự việc chính trong câu
chuyện “ Thằng Ngỗ”
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự
sự.
1. Ví dụ.
a. VD1:
* Nhận xét:
Văn bản “Sơn tinh – Thủy Tinh” kể
theo thứ tự trước sau, lần lượt.
- Cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ.
- > Giải thích hiện tượng mưa bão,
lũ lụt hàng năm đồng thời thể hiện
sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên
tai của người việt cổ
=> Kể theo thứ tự tự nhiên (kể
xuôi): là kể các sự việc liên tiếp
nhau theo trình tự trước sau, việc gì
xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra
sau kể sau, cho đến hết.
b. VD2: Chuyện thằng Ngỗ.
* Nhận xét:
- Các sự việc chính :
1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân- >
băng bó ở trạm y tế xã.
? Bài văn đã được kể lại theo thứ tự
nào?
GV: Bài văn được trình bày theo mạch
cảm xúc của NV, người kể chuyện ở
ngôi thứ 3. Trước hết kể (t) hiện tại sau
đó lại quay về thời quá khứ cuối cùng
lại trở về hiện tại.
? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn
mạnh đến điều gì?
- Hậu quả, tác hại của việc nói dối.
GV: Kể như vậy người ta gọi là kể
ngược.
? Đang kể về hiện tại, muốn kể sự việc
thời qua khứ thì người ta phải là gì ?
- Hồi tưởng lại, nhớ lại.
? Vậy em hiểu thế nào là “kể ngược”?
GV: Kể ngược chính là kể chuyện còn
nhớ trong kí ức, 1 hình thức kể gần gũi
với kinh nghiệm sống của mọi người.
? Hai cách trình bày sự việc trên có
ưu, nhược điểm gì?
-HS Thảo luận nhóm bàn (2 bạn)
- Đại diện trình bày.
GV: NX bổ sung
? Qua tìm hiểu các VD, hãy cho biết
có những cách kể chuyện nào ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ( 98)
GV: Nhấn mạnh ( SGV - 149)
Không phải chỉ có Tự sự dân gian mới
2. Ngỗ kêu không ai ra cứu.
3. Hoàn cảnh xuất thân của Ngỗ.
4. Trò đùa của Ngỗ: Ngỗ đốt đống rạ
kêu cháy làm mọi người tưởng thật.
5. Mọi người lo lắng cho ngỗ vì bị
chó cắn.
-> Các sự việc được kể từ hậu quả
xấu-> nguyên nhân-> diễn biến.
→ Tạo bất ngờ, gây chú ý cho người
đọc, nổi bật ý nghĩa truyện.
=> Kể ngược là kể các sự việc theo
trình tự không gian, đem kết quả
hoặc sự việc hiên tại kể ra trước, sau
đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc
để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự
việc đã xảy ra trước đó.
Kể theo thứ tự
tự nhiên
Kể theo mạch
cảm xúc tâm
trạng của nhân
vật
- Ưu điểm: tạo
sự hấp dẫn tăng
cường kịch tính
trong truyện.
- Nhược điểm:
dễ đơn điệu,
nhàm chán.
- Ưu điểm: Việc
phong phú,
trình bày khái
quát như thật.
- NĐ: Người
đọc khó theo
dõi, có thể trùng
lặp.
2. Bài học ( SGK - Tr 98)
kể theo thứ tự tự nhiên. Tường thuật
trận bóng đá, cuộc mít tinh, hồi kí,
truyện kí người ta cũng có thể dùng
cách kể theo trình tự tự nhiên cho người
xem, người đọc dễ theo dõi.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HS đọc câu chuyện SGK
? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào
? Truyện được kể theo ngôi nào?
? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò ntn
trong câu chuyện ?
- Đóng vai trò rất quan trọng câu
chuyện. Nó giải thích rõ cho người đọc
hiểu vì sao lúc đầu“tôi” rất ghét Liên,
nhưng sau đó “ tôi” lại ngạc nhiên cảm
động, tự thấy xấu hổ và trở nên thân
thiết với Liên. Nó làm cho cách kể
chuyện hấp dẫn hơn.
Gv: Cho HS làm ra phiếu học tập. HS
thảo luận nhóm BT 2.
? Tìm hiểu đề và lập dàn bài ?
? Đề yêu cầu gì ?
GV: Đề này cần chú ý 2 chữ lần đầu để
kể cho đúng, kể thật những gì lần đầu
mình nhìn thấy, nghe thấy, được biết
những cảm xúc lần đầu khi được đi
chơi xa.
GV: Khái quát toàn bộ ND bài.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 ( Tr 98 - 99)
- Kể theo lối kể ngược, người kể hồi
tưởng từ hiện tại về quá khứ.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân
vật xưng tôi.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chủ
yếu trong truyện, nó giải thích mối
quan hệ thân thiết giữa tôi và Liên.
2. Bài 2 ( Tr 99)
Kể câu chuyện lần đầu em được đi
chơi xa.
* Dàn bài:
+ MB: Lí do, nguyên nhân được đi
chơi xa. Nơi được tới, người dẫn
đường.
+ TB: Những việc đã xảy ra trên
đường đi, xảy ra tại nơi đã tới cùng
những suy nghĩ, cảm xúc về những
điều đã thấy, đã nghe, đã gặp.
+ KB: Sự bổ ích của những chuyến
đi và mong mỏi sẽ có lần được đi
chơi xa lí thú khác nữa.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết một đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện e đã chứng kiến( kể theo
cách kể ngược).
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Kể lại một câu chuyện theo hai cách
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT HỌC SAU
- Học bài, hoàn thiện BT 2 ( Tr 99)
- Chuẩn bị : Ôn tập tập làm văn chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_33_thu_tu_ke_trong_van_tu_su_nam.pdf