I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : hiểu nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt
động giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận diện được từ nhiều nghĩa. Nhận
biết được nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Nhận diện được từ nhiều nghĩa
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Đó là những cách
nào? Lấy ví dụ minh họa.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 26: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19/10/2020 (6a2)
TIẾT 26 - BÀI 4
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : hiểu nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt
động giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận diện được từ nhiều nghĩa. Nhận
biết được nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Nhận diện được từ nhiều nghĩa
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Đó là những cách
nào? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Giải thích nghĩa của từ đầu trong 2 ví dụ sau:
- Lan bị đau đầu. -> Một bộ phận cơ thể => Nghĩa gốc.
- Lan đứng đầu lớp về thành tích học tập. -> Vị trí thứ nhất => Nghĩa chuyển.
Như vậy một từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa khác nhau -> Đó là từ nhiều
nghĩa. Từ còn có nghĩa gốc, nghĩa chuyển => hiện tượng chuyển nghĩa của từ*
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc bài thơ trong sgk.
H. Hãy chỉ ra những sự vật có chân
trong bài thơ?
I. Từ nhiều nghĩa
1. Ví dụ
Bài thơ: Những cái chân
- Trong bài thơ, từ chân được gắn với
H. Những cái chân ấy có thể nhìn
thấy hoặc sờ thấy được không? (Có)
H. Em hãy giải thích nghĩa của các
từ chân trong bài?
H. Sự vật nào không có chân? Em
hiểu tác giả muốn nói về ai?
H. Vậy em hiểu nghĩa của từ chân
này như thế nào?
H. Hãy tìm thêm một số nghĩa khác
của từ chân?
VD: Chân tường, chân núi, chân
răng..
-> Bộ phận cuối cùng của một số đồ
vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt
nền.
H. Qua việc tìm hiểu, em có nhận xét
gì về nghĩa của từ chân?
H. Hãy lấy một số ví dụ về từ nhiều
nghĩa mà em biết? Đặt câu với
những từ đó?
- Mũi, mắt, mặt, chín...
- HS đặt câu.
H. Từ compa, kiềng, bút, toán, văn
có mấy nghĩa?
H. Qua phân tích ví dụ, em rút ra kết
luận gì về từ nhiều nghĩa?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV so sánh từ nhiều nghĩa và từ
đồng nghĩa để học sinh nhận biết sự
khác nhau
+ Từ đồng nghĩa: chết, mất, hi sinh.
- GV cho học sinh chơi trò chơi: cho
từ - tìm từ với các nghĩa khác, mỗi từ
là 1 bộ phận trên cơ thể chú hề. Đội
nào tìm nhanh và đúng nhất sẽ thắng
cuộc.
nhiều sự vật: chân gậy, chân bàn,
kiềng, com pa
=> Bộ phận dưới cùng của một số đồ
vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận
khác.
- Chân võng (hiểu là chân của các
chiến sĩ
-> Bộ phận dưới cùng của cơ thể
người hay động vật để đi, đứng, chạy,
nhảy.
=> Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
- Từ compa, kiềng, bút, toán, văn có
một nghĩa.
2. Bài học (Sgk)
mũi
mũi người mũi tàu
mũi dao
mũi kim mũi Cà Mau
- HS đọc lại bài thơ mục I
H. Em hãy cho biết nghĩa đầu tiên
của từ “chân” là nghĩa nào ?
- GV: Nghĩa đầu tiên được gọi là
nghĩa gốc (Nghĩa đen, nghĩa chính).
Nó là cơ sở để hình thành nghĩa
chuyển của từ.
H. Em lấy 1 ví dụ có từ chân theo
nghĩa gốc?
H. Nêu một số nghĩa chuyển của từ
chân mà em biết? Lấy ví dụ?
H. Nhận xét mối quan hệ giữa các
nghĩa của từ chân?
- Cùng chỉ bộ phận cuối cùng, có mối
quan hệ với nhau.
- GV: Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy
ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm
phong phú cho nghĩa đầu tiên.
H. Trong câu, từ thường được dùng
với mấy nghĩa?
* GV: Thông thường trong câu từ chỉ
có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên
trong một số trường hợp từ có thể
hiểu theo cả hai nghĩa.
Ví dụ: Bài thơ Những cái chân, từ
chân được dùng với nghĩa chuyển
nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc
nên mới có những liên tưởng thú vị
như: cái kiềng có 3 chân nhưng chẳng
bao giờ đi cả, còn cái võng không
II. Hiện tượng chuyển nghĩacủa từ
1. Ví dụ
- Nghĩa đầu tiên của từ chân: bộ phận
tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc
động vật.
+ Đau chân -> Nghĩa gốc
- Chân: bộ phân tiếp xúc với đất của
sự vật nói chung: chân ghế, chân bàn
=> Nghĩa chuyển
-> Trong 1 câu từ chỉ có một nghĩa
nhất định. Tuy nhiên trong một số
trường hợp từ có thể hiểu theo cả hai
nghĩa.
chân mà đi khắp nước. Việc thay đổi
nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa gọi
là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
H. Thế nào là hiện tượng chuyển
nghĩa của từ ?
H. Em hiểu thế nào là nghĩa gốc?
Nghĩa chuyển?
- HS đọc toàn bộ ghi nhớ sgk.
- GV lưu ý học sinh phân biệt từ
nhiều nghĩa với từ đồng âm
* GV: Trong từ điển, nghĩa gốc bao
giờ cũng được xếp ở vị trí số một.
Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ
sở của nghĩa gốc nên được xếp sau
nghĩa gốc.
H. Em có biết vì sao lại có hiện
tượng nhiều nghĩa này không?
* GV: Khi mới xuất hiện một từ chỉ
được dùng với một nghĩa nhất định
nhưng XH phát triển, nhận thức con
người cũng phát triển, nhiều sự vật
của hiện thực khách quan ra đời và
được con người khám phá cũng nảy
sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên
gọi cho những sự vật mới đó con
người có hai cách:
+ Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.
+ Thêm nghĩa mới vào cho những từ
đã có sẵn (nghĩa chuyển).
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
H. Đặt câu có sử dụng nghĩa gốc và
nghĩa chuyển?
- GV chia lớp làm 3 nhóm - tổ chức
chơi trò chơi tiếp sức.
- GV làm trọng tài.
- Nhóm nào hoàn thành nhanh và
đúng nhất nhóm đó sẽ thắng.
2. Bài học (Sgk)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ
thể người có sự chuyển nghĩa
a. Tay
- Tay người,
- Tay tre,
- Tay áo.
b. Mũi
- Mũi lõ, mũi tẹt.
- Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền.
c. Mắt
- Mắt ti hí
- Mắt na
- Mắt bão
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1
- HS suy nghĩ, trình bày miệng.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc- xác định yêu cầu bài tập 3
- HS thảo luận cặp đôi 2 phút
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc xác định yêu cầu bài tập 4
- GV hướng dẫn hs về nhà làm.
- GV đọc cho HS chép.
- GV theo dõi, quan sát và sửa cho HS
2. Bài tập 2
- Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan...
- Quả: quả tim, quả thận.
3. Bài tập 3
- Chỉ sự vật => chỉ hành động:
+ Hộp sơn => sơn cửa
+ Cái bào => bào gỗ
+ Cân muối => muối dưa
- Những từ chỉ hành động chuyển
thành từ chỉ đơn vị:
+ Đang bó lúa => gánh 3 bó lúa.
+ Cuộn bức tranh => ba cuộn giấy
+ Gánh củi đi => một gánh củi.
4. Bài tập 4
a. Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng
còn thiếu một nghĩa nữa: phần phình
to ở giữa của một số sự vật.
b. Nghĩa của các trường hợp sử dụng
từ bụng:
- Ấm bụng: nghĩa 1
- Tốt bụng: nghĩa 2
- Bụng chân: nghĩa 3
5. Bài tập 5
Chính tả (nghe - viết): Sọ Dừa
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Đặt câu có sử dụng nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc lòng ghi nhớ sgk, hoàn thành các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ
Yêu cầu: Đọc kỹ các bài tập trong sgk, trả lời câu hỏi, xác định các loại lỗi
thường gặp.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_26_tu_nhieu_nghia_va_hien_tuong_c.pdf