Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 2: Đọc thêm văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm

thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao

lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hoá của người Việt.

2. Phẩm chất :

- Yêu nước : yêu quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm : nguồn gốc nòi giống dân tộc ta

- Nhân ái : Yêu thương con người

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : sống yêu thương, trung thực

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra những sự việc chính của truỵên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra một số chi tiêt tưởng tượng kì

ảo tiêu biểu trong truyện

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương

+ Cảm nhận, hiểu được một số chi tiêt tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

+ Biết được NT miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Kế hoạch bài học. Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. HS: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 2: Đọc thêm văn bản "Bánh chưng, bánh giầy", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 2: Đọc thêm văn bản BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hoá của người Việt. 2. Phẩm chất : - Yêu nước : yêu quê hương, đất nước. - Trách nhiệm : nguồn gốc nòi giống dân tộc ta - Nhân ái : Yêu thương con người - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : sống yêu thương, trung thực 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra những sự việc chính của truỵên. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra một số chi tiêt tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương + Cảm nhận, hiểu được một số chi tiêt tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. + Biết được NT miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Kế hoạch bài học. Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. 2. HS: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Em hiểu ý nghĩa của câu ca daonày ntn? Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh” - Gv giới thiệu bài mới... Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay gạo, giã gạo. gói bánh. quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, văn bản * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, vb. * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, văn bản? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - Dự kiến sản phẩm 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: đọc mẫu – hướng dẫn HS đọc. HS chú ý các phần chú thích SGK. GV: trong 15 chú thích, có những từ cấu tạo một tiếng có những từ cấu tạo 2 tiếng, có từ thuần Việt, có từ Hán Việt – những từ và tiếng này chúng ta sẽ tìm hiểu ở các tiết học sau. Thảo luận nhóm cặp đôi 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Văn bản có thể chia ra làm mấy đoạn? ? Nêu ý chính của mỗi đoạn? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - Dự kiến sản phẩm + Đ1: Vua Hùng nêu ý định chọn người nối ngôi. + Đ2: Các con đua nhau làm lễ tế Tiên Vương. I.Đọc – tìm hiểu chung văn bản: 1. Tác giả: TGDG 2. Văn bản: a. Thể loại: truyền thuyết về thời đại VH b. Đọc, chú thích, bố cục - Đọc - Bố cục + Đ1: Vua Hùng nêu ý định chọn người nối ngôi. + Đ2: Các con đua nhau làm lễ tế Tiên Vương. + Đ3: Vua Hùng chọn người nối ngôi. c. Kể tóm tắt + Đ3: Vua Hùng chọn người nối ngôi. 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ? Em hãy kể tóm tắt truyện - Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua. - Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua. - Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. Hoạt động 2: Tìm hiểu vb. * Mục tiêu: Giúp HS hoàn cảnh, ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ? Khi chọn người nối ngôi, nhà vua có ý định gì? ? Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời? Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua như thế nào? ? Em có đồng ý với cách lựa chọn của vua Hùng không? Vì sao? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Việc vua Hùng chọn người nối ngôi. - Dự kiến sản phẩm: ( Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ. Đây là một vị vua anh minh) 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức GV: Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật. Đây cũng là một hình thức ta thường thấy trong nhiều truyện dân gian khác. Thảo luận nhóm 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì? ? Tại sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? ? Thần đã giúp LL ntn ? ? Em hãy miêu tả lại cách làm bánh của Lang Liêu? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm: (Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo). 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã dẹp yên, tuổi vua đã già, muốn cho dân được ấm no. - Ý định: Là người nối được chí ta. - Hình thức: điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài. 2. Cuộc thi tài giữa các ông lang - Các ông lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. - Lang Liêu được thần mách bảo -> làm ra hai loại bánh. - Thần dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu. -> Tình yêu lao động, trí thông minh, tài tháo vát. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức HP : ? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu? Qua đó, em thấy LL là người ntn? - Vì để LL tự bộc lộ trí tuệ, khả năng và giành được quyền kế vị cha là xứng đáng. Hoạt động cá nhân 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Kết quả ai được chọn là người nối ngôi? Em đánh giá ntn về sự lựa chọn của nhà vua ? ? Nêu ý nghĩa 2 loại bánh mà LL làm? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân - GV: Quan sát, lựa chọn hs trả lời. - Dự kiến sản phẩm: + LL được chọn + SỰ lựa chọn của nhà vua hoàn toàn sáng suốt, công bằng-> ông vua tài trí, 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Hoạt động 3: Tổng kết nội dung, nghệ thuật của vb *Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản. *Nhiệm vụ : HS thực hiện yêu cầu của GV *Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập 3. Kết quả cuộc thi - Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. - Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quý hạt gạo, trọng nghề nông ; vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. - Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của Lang Liêu có thể nối chí vua. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Truyện có nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường gây hấp dẫn người đọc 2. Nội dung - Giải thích nguồn gốc hai thứ bánh - Đề cao và trân trọng lao động của con người - Đề cao sản phẩm của nghề nông trồng lúa nước - Ước mơ vua sáng tôi hiền, đất nước HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Khái quát đặc sắc về nôi dung, NT đoạn trích? 2.Thực hiện nhiệm vụ: 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức thái bình, nhân dân no ấm. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em thích nhất? Gợi ý: - Lang Liêu được thần báo mộng: đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn của truyện, nêu lên giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông, thể hiện cái đáng quí, cái đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra. - Lời của vua nói về hai loại bánh: đây là cách "đọc", cách "thưởng thức" nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đó cũng chính là ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh và phong tục làm bánh. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Em có suy nghĩ gì về tình trạng này? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc những tác phẩm nói về nét đẹp văn hóa VN. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài : Thánh Gióng. - Tìm hiểu nội dung: + Nhân vật, sự việc chính, tóm tắt cốt truyện. + Những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, hình tượng Thánh Gióng.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_2_doc_them_van_ban_banh_chung_ban.pdf
Giáo án liên quan