Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Từ mượn - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm từ mượn.

- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng việt.

- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng việt.

- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Phẩm chất :

- Yêu nước : đất nước.

- Trách nhiệm : ý thức trong việc sử dụng từ mượn

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : - Nhận biết các từ mượn trong văn bản.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng từ mượn trong giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định đúng nguồn gốc của các từ

mượn, viết đúng các từ mượn.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh

giao tiếp cụ thể.

- Năng lực văn học : Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Từ mượn - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24/09/2020 (6a2) TIẾT 11 - BÀI 2 TỪ MƯỢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm từ mượn. - Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng việt. - Nguyên tắc mượn từ trong tiếng việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất : - Yêu nước : đất nước. - Trách nhiệm : ý thức trong việc sử dụng từ mượn - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : - Nhận biết các từ mượn trong văn bản. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng từ mượn trong giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn, viết đúng các từ mượn. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. - Năng lực văn học : Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H. Từ là gì? Xét về mặt cấu tạo từ phân làm những loại nào? Lấy ví dụ? H. So sánh từ láy và từ ghép. Tìm 3 từ ghép có từ: làm + x 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. Ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài Từ mượn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc ví dụ. H: Ví dụ trên thuộc văn bản nào? Nói về điều gì? H. Dựa vào chú thích sau văn bản Thánh Gióng, em hãy giải thích nghĩa của các từ: trượng, tráng sĩ? H. Theo em, từ trượng, tráng sĩ dùng để biểu thị điều gì? - Dùng để biểu thị sự vật, đặc điểm. H. Tác dụng của hai từ này trong câu văn ? H. Theo em, từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu? * GV: Chính xác là mượn từ tiếng Trung Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán Việt. * Bài tập nhanh: Hãy tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ đứng sau? - Bác sĩ, thi sĩ, hiệp sĩ, chiến sĩ... - HS đọc các từ trong mục 3 SGK H. Trong số các từ trên, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác? H. Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn không phải tiếng Hán? - Từ mượn được Việt hóa cao, viết như từ thuần Việt. - Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng. H. Những từ mượn trên có nguồn gốc từ những thứ tiếng nước ngoài nào? H. Các từ: Chú bé/ vùng /dậy/, vươn I. Từ thuần Việt và từ mượn 1. Ví dụ a. Ví dụ 1 Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. - Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. Ở đây hiểu là rất cao. - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. -> Tạo sắc thái trang trọng. => Trượng, tráng sĩ mượn tiếng Trung Quốc (Hán Việt) b. Ví dụ 2 - Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan. - Từ mượn ngôn ngữ khác: + Ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, buồm, điện, xô viết. -> Từ được Việt hóa cao + Ra-đi-ô, in-tơ-nét. -> Từ chưa được Việt hóa hoàn toàn. -> Từ các nước Anh, Pháp, Nga -> Ngôn ngữ Ấn Âu. vai/ một /cái/ bỗng/ biến thành/ một/ người/ cao/ lớn ... có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng tạo ra? H. Vì sao chúng ta phải mượn từ của các nước khác? H. Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là từ thuần Việt, từ mượn? H. Bộ phân từ mượn nào là quan trọng nhất? Tại sao? - GV tích hợp môn lịch sử: nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm -> Ngôn ngữ của ta ảnh hưởng rất nhiều của tiếng Hán. - HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. * BT nhanh: Các từ: Phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ, không phận, hải phận là mượn của tiếng nước nào? - Mượn tiếng Hán. - HS đọc phần trích ý kiến của Bác Hồ trong SGK. H. Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh khyên chúng ta sử dụng từ mượn như thế nào? H. Hãy tìm một số từ mượn ở văn bản Thánh Gióng? - Lẫm liệt, Phù Đổng Thiên Vương. H. Tại sao khi tạo lập văn bản tác giả dân gian thường sử dụng ngôn ngữ Hán? - Tạo sắc thái trang trọng. - GV: người ta dùng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân sang thăm Trung Quốc. Chứ không dùng vợ. H. Em hãy rút ra kết luận về nguyên tắc mượn từ? - HS đọc ghi nhớ SGK. - Là từ thuần Việt, do ông cha ta sáng tạo ra. - Mượn từ để ngôn ngữ thêm phong phú. 2. Bài học (SGK) II. Nguyên tắc mượn từ 1. Ví dụ - Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc, nhưng không mượn một cách tùy tiện, dùng đúng hoàn cảnh giao tiếp 2. Bài học (SGK) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS tìm, trả lời miệng, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi 3 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ, trả lời miệng, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi 2 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. III. Luyện tập 1. Bài tập 1. Ghi lại các từ mượn, xác định nguồn gốc. a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn Giắc- xơn, in-tơ-nét. 2. Bài tập 2: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt - Khán giả: người xem + Khán: xem + Giả: người - Thính giả: người nghe + Thính: nghe + giả: người - Độc giả: người đọc + Độc: đọc + Giả: người - Yếu điểm: điểm quan trọng + yếu: quan trọng + điểm: điểm - Yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng + Yếu: quan trọng + Lược: tóm tắt - Yếu nhân: người quan trọng + Yếu: quan trọng + Nhân: người 3. Bài tập 3: Hãy kể tên một số từ mượn - Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, km, kg... - Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi-đông, pê-đan, gác đờ-bu... - Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô- lông... 4. Bài tập 4: - Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao. - Có thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân - GV nhận xét, kết luận. - GV: cách dùng trên là ngắn gọn nhưng không trang trọng, không phù hợp với người lớn tuổi. - GV đọc cho cả lớp viết chính tả - GV quan sát sửa lỗi chính tả cho học sinh. hoặc viết trong những tin trên báo. 5. Bài tập 5 - Chính tả: (nghe -viết): Thánh Gióng * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG Viết một đoạn văn có sử dụng từ mượn * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO H. Thế nào là từ mượn? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ đâu? H. Nguyên tắc mượn từ và cách sử dụng?IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ SGK, tìm thêm các ví dụ về từ mượn. - Chuẩn bị: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự + Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi Sgk. + Đọc kĩ nội dung ghi nhớ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_11_tu_muon_nam_hoc_2020_2021_truo.pdf
Giáo án liên quan