Tiết 1 - Bài 1
Hướng dẫn đọc thêm:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc
nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao
động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Phẩm chất.
- Yêu nước: Luôn ghi nhớ công lao dựng nước các Vua Hùng, có ý thức xây
dựng đất nước.
- Trách nhiệm: Trân trọng, lưu giữ giá trị văn hóa, phong tục tập quán, truyên
thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chăm chỉ: trân trọng nghề nông nghiệp, có ý thức làm việc đồng áng giúp
cha mẹ.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: đọc văn bản, kể tóm tắt.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế
những tấm gương giữ gìn phát huy truyên thống văn hóa dân tộc.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: biết đọc VB theo kiểu, loại; Rèn kĩ năng đọc hiểu văn
bản truyện truyền thuyết. Biết liên hệ các sự kiện trong truyện với các tình huống,
hoàn cảnh thực tế. Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả
năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản.
- Năng lực văn học: Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học.
Phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.
- Tranh ảnh minh họa, máy chiếu, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
76 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng 6 A: /9/2020 - 6B: /9/2020
Tiết 1:
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- HS nắm được các thao tác đơn giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng,
tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu
văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo
lạp văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả ,biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính -
công vụ.
2. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Bồi dưỡng ý thức giao tiếp cho học sinh
3. Năng lực:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn tiêu biểu thuộc các PTBĐ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Theo em, trong cuộc sống giao tiếp có vai trò ntn? Làm thế nào để em chuyển
tải được thông tin đến người nghe trong cuộc giao tiếp một cách thuận tiện và dễ
dàng nhất?
2
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường trao đổi, chuyện trò với nhau
nhằm đạt mục đích nhất định nào đó - chính là chúng ta đã sử dụng phương tiện ngôn
ngữ để giao tiếp. Các em đã tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, các bài viết có
nội dung trọn vẹn... Tất cả những chuỗi lời nói miệng hay bài viết đó đều được gọi là
văn bản. Để hiểu hơn về giao tiếp.....
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Đôi lúc rất nhớ bạn ở xa mà không
thể trò chuyện thì em làm thế nào?
? Trong lớp có 1 bạn rất nghịch và lười
học muốn khuyên bạn ấy em phải làm gì?
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm
cho người khác hiểu em phải làm như
thế nào?
- Thông qua nói và viết.
* GV: Các em nói và viết như vậy là
các em đã dùng phương tiện ngôn từ để
biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ
phương tiện ngôn từ mà mọi người
hiểu được điều em muốn nói. Đó chính
là giao tiếp.
? Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu,
em hiểu thế nào là giao tiếp?
* GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều
giữa người truyền đạt và người tiếp
nhận. Trong cs con người, trong quan
hệ giữa con người với con người, giao
tiếp đóng vai trò rất quan trọng
? Việc em đọc báo và xem truyền hình
có phải là giao tiếp không? Vì sao?
- Tìm hiểu bài ca dao trong SGK (c)
? Bài ca dao có nội dung gì?
* GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha
ông ta muốn gửi gắm qua bài ca dao
này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao.
? Bài ca dao được làm theo thể thơ gì?
? Hai câu lục và bát liên kết với nhau
như thế nào?
I. Tìm hiểu chung về văn bản và
phương thức biểu đạt:
1. Văn bản và mục đích giao tiếp:
a. Ví dụ 1:
- Viết thư hỏi thăm bạn.
- Khuyên răn bạn.
-> Muốn người khác hiểu tư tưởng,
tình cảm của mình phải thông qua nói
hoặc viết.
b. Ví dụ 2 ( SGK)
- Nội dung: Khuyên chúng ta phải có
lập trường kiên định.
- Thể thơ lục bát.
- Có sự liên kết chặt chẽ:
+ Về hình thức: Vần ên
+ Về nội dung, ý nghĩa: Câu sau giải
thích rõ ý câu trước.
3
? Theo em, bài ca dao có phải là một
văn bản không? Vì sao?
- Quan sát câu hỏi d,đ,e
? Cho biết lời phát biểu của thầy Hiệu
trưởng trong buổi lễ khai giảng năm
học có phải là là VB không? Vì sao?
- Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng
là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có
chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo
cáo thành tích năm học trước, phương
hướng năm học mới.
? Bức thư em viết cho bạn có phải là
văn bản không? Vì sao?
? Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
- GV treo bảng phụ.
- GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt.
? Qua VD trên chúng ta thấy theo mục
đích giao tiếp có mấy kiểu văn bản với
các phương thức biểu đạt phù hợp?
GV: Lớp 6 học: văn bản tự sự, miêu tả.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động cặp đôi (4p)
H. Các đoạn văn, thơ (a,b) thuộc
phương thức biểu đạt nào?
Hoạt động nhóm 5 (5p): Thi giữa các
nhóm với nhau: Lấy VD về kiểu văn
bản TS, MT?
- Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ
đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và
diễn đạt một ý trọn vẹn.
c. Ví dụ 3:
- Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng là
một dạng văn bản nói.
- Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề,
có nội dung thống nhất tạo sự liên kết
=> đó là dạng văn bản viết.
d. Ghi nhớ
2. Kiểu văn bản và PTBĐ:
a. Ví dụ:
- 6 Kiểu văn bản và phương thức biểu
đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, hành chính - công vụ.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1.
a. Tự sự
b. Miêu tả
2. Bài tập 2.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- HĐ cá nhân
+ Gia đình em cần xin một hợp đồng mua bán điện, vạy cần sử dụng kiểu văn bản,
ptbđ nào?
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
- Sưu tầm những đoạn văn tiêu biểu thuộc 2 PTBĐ đã học: Tự sự, miêu tả.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Soạn bài: Thánh Gióng. Đọc và kể tóm tắt truyện.
+ Truyện có những sự việc chính nào?
+ Nhân vật chính là ai, được kể qua những sự việc nào?
4
Ngày giảng 6A: /09/2020 - 6B: /09/2020
Tiết 1 - Bài 1
Hướng dẫn đọc thêm:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc
nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao
động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Phẩm chất.
- Yêu nước: Luôn ghi nhớ công lao dựng nước các Vua Hùng, có ý thức xây
dựng đất nước.
- Trách nhiệm: Trân trọng, lưu giữ giá trị văn hóa, phong tục tập quán, truyên
thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chăm chỉ: trân trọng nghề nông nghiệp, có ý thức làm việc đồng áng giúp
cha mẹ.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: đọc văn bản, kể tóm tắt.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế
những tấm gương giữ gìn phát huy truyên thống văn hóa dân tộc.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: biết đọc VB theo kiểu, loại; Rèn kĩ năng đọc hiểu văn
bản truyện truyền thuyết. Biết liên hệ các sự kiện trong truyện với các tình huống,
hoàn cảnh thực tế. Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả
năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản.
- Năng lực văn học: Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học.
Phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.
- Tranh ảnh minh họa, máy chiếu, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà trên phiếu học tập của HS.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
5
Hoạt động của GV&HS Nội dung KT trọng tâm
- GV: Hướng dẫn cách đọc.
- GV: Hướng dẫn HS kể.
- HS: Kể lại truyện.
- GV: Dựa vào chú thích SGK hướng
dẫn hs giải nghĩa một số từ khó.
? Theo em văn bản có thể chia làm
mấy phần? Giới hạn nội dung từng
phần?
- HS: Suy nghĩ tra lời.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong
hoàn cảnh nào? Ý định của vua ra
sao? Bằng hình thức gì?
- HS:Ttrả lời
- HS: Nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, kết luận.
? Chi tiết nào cho thấy sự đổi mới
trong việc truyền ngôi? ý nghĩa?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, kết luận
? Cuộc đua tài giữa các Lang diễn ra
ntn? Kết quả ra sao?
- HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
? Việc thần chỉ gợi ý mà không chỉ cho
Lang Liêu cách làm bánh chứng tỏ
điều gì?
- HS: Trả lời
? Tại sao vua Hùng lại chọn lễ vật của
Lang Liêu?
- HS: Trả lời
? Sau khi ăn bánh vua đã phán những
gì?
- HS: Trả lời
? Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc, kể.
a. Đọc.
b. Kể.
2. Tìm hiểu chú thích.
SGK/11, 12
3. Bố cục: ba phần.
- Phần 1 "từ đầu đến chứng giám".
- Phần 2 "tiếp đến hình tròn".
- Phân 3 còn lại
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã dẹp yên,
Vua đã già, muốn truyền ngôi.
- Ý của Vua: người nối ngôi phải nối
được chí Vua, không nhất thiết là con
trưởng.
- Hình thức: các Lang phải dâng lễ vật
hợp ý Vua.
=> Việc truyền ngôi không theo lệ cũ
mà chú trọng tới tài trí, thể hiện sự đổi
mới và quyết tâm giữ nước, dựng nước
của các vua Hùng.
2. Cuộc đua tài dâng lễ vật và kết
quả.
- Các Lang đua nhau tìm của ngon vật
lạ nhưng không hiểu ý Vua.
- Lang Liêu được thần gợi ý.
- Từ những gợi ý của thần,Lang Liêu đã
nghĩ ra cách làm bánh → thông minh,
khéo tay.
- Lễ vật của Lang Liêu khác hẳn với
những lễ vật khác: không sang trọng
nhưng là thứ thiết yếu trong cuộc sống.
- Vua đặt tên cho 2 loại bánh là bánh
trưng và bánh giầy - > chọn Lang Liêu
làm người kế vị.
III. Tổng kết.
1. nghệ thuật:
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về
6
trong truyện?
- HS:
- GV:
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- HS: Trả lời.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
- HS: Đọc ghi nhớ SGK/12
- GV: Cho hs xem vi deo phim hoạt
hình về sự tích ánh chưng, ánh giầy
việc Lang Liêu được thần mách
bảo"trong trời đất, không gì quý bằng
hạt gạo"
- Lối kể chuyện dân gian, theo trình tự
thời gian.
2. Nội dung
- Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh.
- Phong tục làm bánh trong ngày tết.
- Đề cao nghề nông.
* HĐ3: Luyện tập
? Ngày tết lễ nhân dân ta gói ánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa gì?
* HĐ4: Vận dụng
? Qua văn bản trên tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới mọi người?
* HĐ5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc em?
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Nắm được ND ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài mới: Thánh Gióng
+ Đọc VB, kể tóm tắt VB, PTBĐ, bố cục văn bản.
+ Tìm các chi tiết kì lạ trong văn bản?
+ Kể tên các di tích, chứng tích còn lại đến ngày nay liên quan đến nhân vật
Thánh Gióng?
+ Thông điệp mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
+ Nêu ND, NT, ý nghĩa của VB.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Vi deo phim hoạt hình về sự tích ánh chưng, ánh giầy.
7
Ngày giảng 6 A: /9/2020 - 6B: /9/2020
Tiết 3 ->8 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
THÁNH GIÓNG; SƠN TINH, THỦY TINH
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyện truyền thuyết
- Nhân vật, sự việc chính, tóm tắt cốt truyện.
- Những nét chính về nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, hình tượng nhân vật
- Đặc điểm chung của Phương thức tự sự
- Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
2. Phẩm chất:
- Yêu quý, trân trọng truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, truyền thống
đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ
các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
3. Năng lực:
* Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn
đề trong học tập, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù
- Phát hiện và phân tích được các chi tiết, hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao
- Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Tranh ảnh minh hoạ, phiếu học tập
2. HS: Đọc và kể tóm tắt truyện.
- Hoàn thành phiếu học tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
8
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Tiết 2+3: THÁNH GIÓNG
* Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức thi giữa các tổ với nhau: Tìm tên các vị anh hùng cứu nước trẻ tuổi trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
- Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói
chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất
tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết
bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như
vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn HS đọc
+ Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên,
hồi hộp.
+ Gióng nói với sứ giả: giọng háo hức,
phấn khởi.
+ Gióng cưỡi ngựa đánh giặc: khẩn
trương, mạnh mẽ.
+ Gióng bay về trời: chậm, nhẹ, thanh
thản, xa vời.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đến hết
- HS nhận xét cách đọc.
- GV nhận xét, sửa chữa, uốn nắn.
H. Truyện có những sự việc chính nào?
H. Sự việc được trình tự nào? Các sự
việc trên chủ yếu do ai làm? Chỉ ra
nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc?
GV tiểu kết kiến thức về phương thức TS
H. Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong
các sự việc? Ai là nhân vật chính? Nhân
vật chính được thể hiện chủ yếu qua
phương diện nào?
GV chốt kiến thức về sự việc, nhân vật
- HS đọc từ đầu đến nằm đấy
H. Tìm những chi tiết liên quan đến sự
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc - tóm tắt:
a. Đọc:
b. Tóm tắt:
+ Sự ra đời của Thánh Gióng.
+ Thánh Gióng biết nói và nhận trách
nhiệm đánh giặc.
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
+ T/Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi
ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.
+ Vua phong Thánh Gióng là Phù
Đổng Thiên Vương và những dấu tích
còn lại của Thánh Gióng.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sự ra đời của Thánh Gióng:
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai.
9
ra đời của Thánh Gióng?
H. Em có nhận xét gì về sự ra đời của
Thánh Gióng qua những chi tiết trên?
? Các yếu tố khác thường nhấn mạnh
điều gì về Thánh Gióng?
- GV: Đó là những chi tiết kì lạ hoang
đường mục đích thần thánh hoá, đề cao
người anh hùng, làm cho nhân vật có
nguồn gốc siêu nhân khác thường. Tuy
vậy nhưng cũng không lấn át được cái
bình thường của con người trần thế.
- HS đọc đoạn 2 SGK
H. Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào?
H. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng
có ý nghĩa gì?
H. Để phá tan giặc Thánh Gióng yêu
cầu những gì?
? Những vũ khí đó mang ý nghĩa gì?
H. Những vũ khí này liên quan đến thời
kì nào trong lịch sử?
- Thời kì đồ sắt - Kim loại phát triển.
- HS đọc đoạn 3 Sgk.
H. Sau hôm gặp sứ giả Gióng có điều gì
khác thường, điều đó có ý nghĩa gì?
? Bà con hàng xóm đã đóng góp những
gì để nuôi Thánh Gióng? Chi tiết đó có
ý nghĩa gì?
* GV: Dân gian ta còn kể lại rằng khi
Thánh Gióng lớn, ăn thì “Bảy nong
cơm, ba nong cà”, còn uống thì “Uống
một hơi nước cạn đà khúc sông”, mặc
vải bô không đủ phải lấy cả bông lau
che thân mới kín được người.
- HS quan sát tranh và cho biết tranh
phản ánh ND gì?
- HS đọc đoạn 4 sgk.
H. Tìm những chi tiết miêu tả việc
Thánh Gióng ra trận đánh giặc?
- 12 tháng mới sinh.
- Cậu bé lên 3 không biết nói, cười, đi...
-> Khác thường, kì lạ, hoang đường.
2. Thánh Gióng lớn lên và ra trận
đánh giặc:
a. Thánh Gióng trước khi ra trận.
Ơ
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là
tiếng nói đòi đánh giặc.
-> Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước
+ Gióng là hình ảnh của nhân dân
- Yêu cầu: ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, áo
giáp sắt.
-> Sự chuẩn bị chu đáo của nhân dân
ta về vũ khí.
- Gióng lớn nhanh như thổi
-> Sức sống mãnh liệt, kì diệu của DT
- Bà con hàng xóm góp gạo nuôi
Gióng
-> Thể hiện tinh thần đoàn kết để tạo
ra sức mạnh toàn dân.
b. Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
- Nhảy lên mình ngựa đón đầu giặc,
đánh hết lớp này đến lớp khác.
10
? Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh
giặc có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận cặp đôi 3 p
- Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV: Thánh Gióng đánh giặc không
những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây
của đất nước, bằng những gì có thể giết
được giặc. Điều này sau này cũng được
Chủ tịch HCM vận dụng rất thành công
qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
chống thực dân Pháp: “Ai có súng
dùng súng, ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc”.
? Sau khi thắng giặc Gióng đã làm gì?
? Vì sao tan giặc Gióng không về triều
để nhận bổng lộc mà lại về trời?
? Hình tượng Thánh Gióng trong truyện
có ý nghĩa gì?
+ Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần
kì. Là người anh hùng mang trong mình
sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng
nước: Lớn nhanh 1 cách thần kì. Lập
chiến công phi thường.
- HS theo dõi phần cuối truyện.
? Những chi tiết nào liên quan đến
Thánh Gióng còn lưu giữ? Ý nghĩa của
những hình ảnh đó?
GV: Ngày nay ở làng Gióng người ta
vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà
nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện
quá khứ rất giàu ý nghĩa.
? Truyện được tác giả dân gian xây
dựng bằng yếu tố nghệ thuật nào?
? Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
- Roi gãy nhổ tre đánh giặc.
-> Tả cảnh hào hứng, mạnh mẽ tiến
công. Gọn gàng, rõ ràng, cuốn hút,
-> Hình ảnh đẹp, thể hiện sức mạnh
phi thường.
c. Sau khi thắng giặc:
- Cởi áo giáp bỏ lại bay về trời
- Thánh Gióng phục vụ vô tư, tự
nguyện không màng danh lợi, vinh
hoa.
* Ý nghĩa của hình tượng T. Gióng:
- Là hình tượng của người anh hùng
trong công cuộc giữ nước.
3. Những dấu tích lịch sử:
- Hội làng Phù Đổng.
- Làng Cháy, tre đằng ngà, hồ ao.
=> Truyện mang bóng dáng 1 thời lịch
sử hào hùng của dân tộc.
III. Tổng kết:.
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng những chi tiết nghệ thuật
kì ảo, phi thường.
- Cách thức xâu chuỗi sự kiện lịch sử
với những hình ảnh th/ nhiên đất nước.
11
- HS đọc ghi nhớ sgk.
? Truyện Thánh Gióng ca ngợi ai, có ý
nghĩa như thế nào?
*Hoạt động 3: Luyện tập
H. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh
đẹp nhất trong tâm trí em?
- HS tự bộc lộ.
2. Giá trị nội dung.
- Sức mạnh kì diệu của dân tộc chống
ngoại xâm.
- Ước mơ có sức mạnh vô song để bảo
vệ đất nước.
3. Ý nghĩa: Ca ngợi hình tượng người
anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự
trỗi dậy của truyền thống yêu nước,
đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên
cường của dân tộc.
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- HĐ cá nhân
H. Theo em tuổi trẻ hôm nay muốn có sức khỏe thì cần làm gì?
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
- Suy nghĩ về ý nghĩa của Hội thi Hội khỏe Phù Đổng ở trường em
- Vẽ tranh minh họa cho truyện
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Hoàn thành phiếu học tập sau
Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời
Truyện kể ở thời kì lịch sử nào
Liệt kê các sự việc chính.
Xác định nguyên nhân, diễn biến, KQ của SV
Liệt kê các nhân vật
Xác định nhân vật chính. Đặc điểm của nhân vật chính
TIẾT 5+6 VĂN BẢN SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
* Hoạt động 1: Khởi động
Các bức ảnh trên thể hiện nội dung gì? Nói ngắn gọn về hậu quả của hiện tượng bão
lụt mà em đã được chứng kiến hoặc đươc biết qua sách báo, phim ảnh?
12
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐN đôi (3p): Thống nhất các sự
việc chính của truyện?
? Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là ai? Tại sao
không dùng Thần núi, Thần nước?
- Các từ này gợi sự trang trọng, từ Hán
Việt.
? Tìm từ Hán Việt có yếu tố sơn, thuỷ?
- sơn dương, sơn hào hải vị, thủy tề,
thủy cung, thủy triều...
? Lạc hầu là chức vụ gì?
- GV mở rộng thêm 1 số chú thích:
+ Cồn: Dải đất (cát) nổi lên giữa sông
hoặc bờ biển.
+ Ván (cơm nếp): Mâm.
+ Nệp (bánh chưng): Cặp (hai, đôi)
? P/ thức biểu đạt chính của văn bản ?
? Theo em truyện được chia làm mấy
đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
? Truyện có những nhân vật nào? Ai là
nhân vật chính?
- Vua, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh, lạc hầu.
- GV tích hợp với TLV: Nhân vật
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc, kể:
* Các sự việc chính: (bảng phụ)
- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. Sính lễ
của vua Hùng.
- Sơn Tinh thắng cuộc, rước Mị Nương
về núi.
- Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng nước
đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến cuối cùng Thủy
Tinh thua, rút quân về.
- Hàng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh
Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thua.
b. Chú thích: (Sgk).
2. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: “Từ đầu... mỗi thứ 1 đôi”:
Vua Hùng kén rể.
- Đoạn 2: Tiếp đến “thần nước đành rút
quân”: Cuộc giao tranh giữa hai thần.
- Đoạn 3: Còn lại: Kết quả cuộc giao
tranh.
13
chính đóng vai trò chủ yếu trong việc
thể hiện tư tưởng của văn bản. Chúng
ta sẽ tìm hiểu kĩ về vai trò của các nhân
vật trong bài: Sự việc và nhân vật trong
văn tự sự.
? Theo em Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có
phải là nhân vật có thật không? VS?
- N/ vật tưởng tượng. Hai vị thần này là
biểu tượng của thiên nhiên, sông núi.
- HS đọc đoạn 1
? Sự kiện nào dẫn đến sự xuất hiện của
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
? Khi vua Hùng kén rể điều gì diễn ra?
? Em hiểu cầu hôn có nghĩa là gì?
- Cầu: tìm kiếm, xin; hôn: lấy vợ, lấy
chồng.
? Tìm những chi tiết giới thiệu về Sơn
Tinh, Thuỷ Tinh?
? Em nhận xét gì về những chi tiết giới
thiệu về tài năng của 2 vị thần?
? Em có nhận xét gì về Sơn Tinh, Thủy
Tinh qua những chi tiết trên?
? Thái độ của Vua Hùng ra sao? Điều
kiện của Vua Hùng đặt ra là gì?
? Mỗi thứ một đôi tượng trưng cho điều
gì?
Đôi -> tượng trưng cho hạnh phúc
? Em có nhận xét gì về đồ sính lễ mà
Vua Hùng yêu cầu?
HĐN 6 (3p) Có ý kiến cho rằng: Vua
Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh nhưng
cũng không muốn mất lòng Thủy Tinh
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Vua Hùng kén rể:
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Sơn Tinh:
+ Xuất thân: từ vùng núi Tản Viên.
+ Tài năng: vẫy tay về phía đông, phía
đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây,
phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
+ Chúa miền non cao.
- Thủy Tinh:
+ Xuất thân: miền biển
+ Tài năng: gọi gió, gió đến, hô mưa,
mưa về.
+ Chúa vùng nước thẳm.
-> Chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
=> Cả hai đều có phép lạ, tài sức ngang nhau.
- Sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một
trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà
chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ
một đôi.
-> Kì lạ, khó kiếm đều là con vật, sản
vật ở trên cạn.
14
nên mới bày ra cuộc đua tài về nộp
sính lễ. Ý kiến của em như thế nào?
- HS hoạt động nhóm 3p đại diện trình
bày, nhận xét, bổ sung.
- GV: Nói vua Hùng có thiện cảm với
ST có lẽ không sai, bởi hơn ai hết nhân
dân ta hiểu được vai trò, vị trí đầy
quan trọng của núi rừng. Núi chở che,
rừng bao bọc, nuôi dưỡng con người
mỗi khi nạn lũ lụt xảy ra. Dù có ngang
sức ngang tài, song dường như nhà vua
đã đặt cả niềm tin vào khả năng và sức
mạnh của ST khi quyết định thách cưới
bằng sính lễ. Qua đó phản ánh thái độ
của người Việt cổ đối với núi rừng và
lũ lụt: Lũ lụt là kẻ thù chỉ đem tai hoạ,
còn rừng núi là quê hương là ích lợi, là
bè bạn, là ân nhân...
- HS đọc phần 2.
? Ai là người mang sính lễ đến trước?
? Thuỷ Tinh có thái độ như thế nào khi
không lấy được Mị Nương?
-
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1_den_24_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf