Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 52: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU .

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách

làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng, của

những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một

thứ đồ dùng trước lớp.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói thuyết minh về một đồ dùng trước tập thể lớp.

- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản TM.

3. Thái độ:

- HS tự giác, tích cực trong học tập.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;

năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp

b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, soạn giảng.

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

2. KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy, mảnh ghép.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 52: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/11/2019 (8a2) Tiết 52 – bài 13 LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG I. MỤC TIÊU . 1. Kiến thức: - Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng,của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói thuyết minh về một đồ dùng trước tập thể lớp. - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản TM. 3. Thái độ: - HS tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, soạn giảng. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy, mảnh ghép. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ H: Nêu cách làm bài văn thuyết minh, bố cục của bài văn thuyết minh. Đáp án - Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác dễ hiểu. - Bố cục 3 phần + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh + Thân bài: Trình bày cấu tạo đặc điểm, lợi ích của đối tượng. + Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Rèn luyện kĩ năng luyện nói là một kĩ năng rất cần thiết và cơ bản mà người học sinh cần nắm được để rèn kĩ năng luyện nói cho các em nói được tốt hơn cô trò ta tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: Viết đề bài lên bảng. H: Đây là kiểu bài gì? H: Đối tượng thuyết minh là gì? H: Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước? Hs: Tham khảo phần 2 sgk H: Dựa vào những ý đó em hãy lập dàn ý cho đề văn trên. H: Phần Mở bài viết như thế nào? H: Thân bài em trình bày những ý nào. Hs: Tham khảo phần 2 sgk H: Ở phần thân bài ta sử dụng những phương pháp nào. Hs: Phân tích và giải thích. H: Phần kết bài , cần nêu những ý nào? Gv: Hướng dẫn học sinh cách nói Cần nói tự nhiên, lưu loát, trôi chảy, rõ ràng, không nhìn bà viết Gv: Chia làm 3 tổ cho các em tập nói trong nhớm Hs: Thực hành 10 phút Hs: Nói trước lớp đại diện của các tổ lên nói từng phần - Mở bài 2 em ; - Thân bài 2 em; - Kết bài 1em; I. Lập dàn ý. - Đề bài: Thuyết minh cái phích nước - Kiểu bài: thuyết minh - Đối tượng: Cái phích nước - Cấu tạo: + vỏ phích + ruột phích + Nắp phích + Chất liệu, mầu sắc... - Công dụng: giữ nhiệt - Cách bảo quản - Dàn ý của bài 1. Mở bài: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình. 2. Thân bài - Cấu tạo của chiếc phích + Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa.. + Màu sắc: trắng, xanh, đỏ... + Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc. + Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt. - Công dụng: giữ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống. + Cách bảo quản 3. Kết bài: - Vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam. - Bảo quản ra sao. II. Luyện nói. 1. Nói trong nhóm. 2. Nói trước lớp. - Toàn bài 1 em Gv: Đưa ra một bài nói mẫu hs nghe tham khảo Ví dụ: Kính thưa cô giáo! Thưa các bạn thân mến! - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ... - Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta. Gv: Gọi học sinh nhận xét Gv: Đánh giá, uốn nắn cho điểm những bài làm tốt. * Hoạt động 3: Luyện tập Luyện nói trước lớp * Hoạt động 4: vận dụng ? Nếu cần thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập, em sẽ sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? * Hoạt động5: tìm tòi, mở rộng * Tìm hiểu các tri thức về một số vật dụng và đồ dùng học tập quen thuộc như: phích nước, bóng đèn sợi đốt, bút bi, bút chì, com pa... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị các đề trong sgk, quan sát các vật dụng trong gia đình như cái quạt, cái bàn là, chiếc bút bi để giờ sau viết bài văn thuyết minh. - Đọc trước các đề viết bài tập làm văn số 3 trong sgk - Chuẩn bị vở kiểm tra văn. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_khoi_8_tiet_52_luyen_noi_thuyet_minh_ve_mot.pdf
Giáo án liên quan