Giáo án Ngữ văn Bài 23 Tiết 117 Văn bản: Viếng lăng Bác

1. Tác giả

Tên khai sinh là: Phan Thanh Viễn

(1928- 2005)- An Giang.

Là cây bút có mặt sớm nhất của lực

lượng văn nghệ giải phóng miền Nam

thời chống Mĩ.

- Thơ của ông nhẹ nhàng, giàu tình cảm.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Bài 23 Tiết 117 Văn bản: Viếng lăng Bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây là hình ảnh ghi lại thời khắc: “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Trời tuôn nước mắt đời tuôn mưa” Đấy là ngày “Bác đã lên đường theo tổ tiên”- ngày 2- 9- 1969. Gần 40 năm đã qua nhưng chúng ta vẫn có thể được gặp Bác và nghe những câu chuyện kể về Bác. Ngữ văn Bài 23 Tiết 117 Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương) Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Tên khai sinh là: Phan Thanh Viễn (1928- 2005)- An Giang. Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ. - Thơ của ông nhẹ nhàng, giàu tình cảm. 2. Bài thơ: - Hoàn cảnh ra đời: Mạch cảm xúc: Bố cục: 4- 1976 khi nhà thơ ra viếng Bác. Lòng thành kính và niềm xúc động. Theo trình tự không gian, thời gian. II. Đọc - Hiểu văn bản: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 1. Khổ thơ thứ nhất: Nhà thơ ở bên lăng Bác lúc buổi sớm Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng Là lời thông báo ngắn gọn: Nhà thơ từ miền Nam ra thăm Bác. - Hình ảnh: Hàng tre : trong sương bát ngát xanh xanh, thẳng hàng. Là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam; là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Tình cảm của nhà thơ với Bác là sự xúc động thành kính; là tình cảm của người con đi xa nay mới có dịp về thăm cha . - Danh từ xưng hô: Con  Tình cảm thân thiết 2, Khổ thơ thứ hai và thứ ba: Khi nhà thơ vào lăng viếng Bác. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhoi ở trong tim! * Hình ảnh: Mặt trời đi qua trên lăng. Mặt trời trong lăng rất đỏ Dòng người đi Kết tràng hoa dâng Bác - Hình ảnh thực - Hình ảnh ẩn dụ - Hình ảnh thực - Hình ảnh liên tưởng, ẩn dụ Bác như mặt trời mang lại tự do, cuộc sống mới cho dân tộc Việt Nam; tình cảm của nhà thơ của nhân dân với Bác là sự tôn kính và lòng biết ơn. - Bác nằm giữa vầng trăng sáng - Hình ảnh thực, liên tưởng ẩn dụ *Cảm xúc: Nhói ở trong tim  Diễn tả biểu hiện cụ thể của nỗi đau trước thực tế: Bác không còn. Cảm xúc của nhà thơ vừa là sự kính trọng vừa là nỗi xót xa. Bác như vầng trăng, tâm hồn Bác sáng trong, dịu hiền và ấm áp. Bác hoá thân vào thiên nhiên đất trời. 3. Khổ cuối: Trước khi nhà thơ rời lăng. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này! Điệp ngữ : Muốn làm -con chim hót quanh lăng -đoá hoa toả hương đâu đây -cây tre trung hiếu chốn này. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi nơi đây- bên lăng Bác Hồ *Hình ảnh cây tre trở lại ở cuối bài thơ khiến cho kết cấu bài thơ trở nên tương ứng;cảm xúc của nhà thơ trở nên trọn vẹn. III, Tổng kết: Ghi nhớ: Sách giáo khoa. VI. Luyện tập: 1. Đọc diễn cảm bài thơ. 2. Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của một trong bốn khổ thơ.

File đính kèm:

  • pptBai 23 Vieng Lang Bac.ppt