Giáo án ngữ văn 9 năm học 2012- 2013

A- Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị để từ đó học sinh thêm kính yêu và tự hào về Bác.

-Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , học sinh có ý thức tu dưỡng và học tập , rèn luyện theo tấm gương của Bác.

B- Chuẩn bị.

- Giáo viên nắm ý nghĩa của văn bản để định hướng đúng cho nội dung bài dạy .Sưu tầm các câu chuyện kể và các bức tranh ảnh , những vần thơ và những lời ca viết về lối sống và nhân cách vĩ đại của Bác để bổ sung cho tiết học.

- Xem lại văn bản : "Đức tính giản dị của Bác Hồ" đã học ở lớp 7 của tác giả Phạm Văn Đồng.

 

doc432 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 năm học 2012- 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC HỌC KÌ I HỌC KÌ II Tuần Trang Ngày soạn Tuần Trang Ngày soạn 1 3 10/8/2012 20 242 16/4/2013 2 18 17/8/2012 21 254 04/1/2013 3 33 24/8/2012 22 266 11/01/2013 4 43 07/9/2012 23 274 18/01/2013 5 63 14/9/2012 24 284 30/01/2013 6 81 18/9/2012 25 294 30/01/2013 7 96 25/9/2012 26 308 20/2/2013 8 105 02/10/2012 27 327 27/2/2013 9 119 09/10/2012 28 344 06/3/2013 10 136 16/10/2012 29 354 13/3/2013 11 156 23/10/2012 30 359 20/3/2013 12 166 30/10/2012 31 369 27/3/2013 13 183 06/11/2012 32 379 03/4/2013 14 196 13/11/2012 33 389 09/4/2013 15 212 20/11/2012 34 402 16/4/2013 16 222 27/11/2012 35 411 21/4/2013 17 231 04/12/2012 36 419 30/4/2013 18 234 11/12/2012 37 429 06/5/2013 19 237 18/12/2012 Ngày soạn :10/8/2012 Tuần1 - Tiết 1, 2 : Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH. Lê Anh Trà. A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị để từ đó học sinh thêm kính yêu và tự hào về Bác. -Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , học sinh có ý thức tu dưỡng và học tập , rèn luyện theo tấm gương của Bác. B- Chuẩn bị. - Giáo viên nắm ý nghĩa của văn bản để định hướng đúng cho nội dung bài dạy .Sưu tầm các câu chuyện kể và các bức tranh ảnh , những vần thơ và những lời ca viết về lối sống và nhân cách vĩ đại của Bác để bổ sung cho tiết học. - Xem lại văn bản : "Đức tính giản dị của Bác Hồ" đã học ở lớp 7 của tác giả Phạm Văn Đồng. C -Hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. * Ổn định lớp Sĩ số của lớp. *Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh. *Bài mới : Giới thiệu bài : Hồ Chí Minh- vị anh hùng giải phóng dân tộc , nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là danh nhân văn hoá thế giới .Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người. Bàn về phong cách sống của Bác,Tác giả Phạm Văn Đồng có bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ" mà các em đã được tìm hiểu ở chương trình ngữ văn lớp 7 và hôm nay, qua văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của tác giả Lê Anh Trà, cô trò ta sẽ tìm hiểu thêm về vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác để mà tự hào, mà kính yêu Bác. Nghe và ghi tên bài học. I.Đọc - hiểu chú thích + Đọc mẫu và hướng dẫn h/s đọc văn bản: Giọng đọc vừa phải, rõ ràng, ngắt nhịp đúng với những câu văn dài. Yêu cầu 3 h/s đọc văn bản. G/v uốn nắn h/s đọc đúng yêu cầu. +GV giới thiệu:Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" được trích từ bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà. ? Bài viết có tựa đề "Phong cách Hồ Chí Minh". Em hiểu từ "phong cách" có nghĩa như thế nào? ? Qua đó cho ta thấyvăn bản đề cập đến vấn đề gì? Chuyển ý: Vậy phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào, được biểu hiện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu. II.Đọc - hiểu văn bản 1.Cấu trúc văn bản Trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", tác giả trình bày nội dung theo 2 ý cơ bản sau: +Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành nên phong cách sống ở Hồ Chí Minh. +Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh. ? Hãy xác định những phần văn bản ứng với 2 nội dung trên? ? Cấu trúc văn bản? Nghe để thực hiện đúng yêu cầu. 3h/s đọc 3đoạn của văn bản. Nghe và ghi nhớ tên văn bản. Phong cách: chỉ lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử…tạo ra cái riêng… Đó là vấn đề: lối sống, sinh hoạt, làm việc, cách ứng xử của lãnh tụ Hồ Chí Minh. +Từ đầu đến:"rất mới,rất hiện đại." +Còn lại. 2phần- h/s tự ghi vở 2.Nội dung văn bản a.Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh . Yêu cầu HS đọc phần văn bản ứng với nội dung trên. ? Điều kiện nào giúp Hồ Chí Minh tiếp xúc được với nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới? ? Khi tiếp xúc với nền văn hoá các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã làm gì để tiếp thu, học hỏi văn hoá của các nước bạn? Ghi vở 1HS đọc, cả lớp theo dõi sgk. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao của mình, Hồ Chí Minh đã có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nền văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới… - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. - Qua công việc, lao động mà học hỏi. - Vừa học hỏi, vừa tìm hiểu… ? Người học hỏi , tìm hiểu và tiếp thu văn hóa của các nước như thế nào? +Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động ,tiếp thu cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế và tiêu cực. +Trên nền văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. ? Quá trình tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp thu văn hoá các dân tộc trên thế giới đó đã ảnh hưởng như thế nào đến phong cách sống của Hồ Chí Minh?. ? Điểm nổi bật nhất - có thế xem là điểm cốt lõi - trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Chuyển ý:Vậy phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào? Qua đó ta hiểu thêm điều gì ở Người? Tạo nên ở Người một nhân cách sống, một lối sống rất Việt Nam, rất phương đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. b.Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh : Yêu cầu : đọc phần 2 ? Nhận xét chung nhất của em về lối sống của Bác qua sự trình bày của tác giả trong đoạn văn trên? ? Em hiểu thế nào là lối sống giản dị? ? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ rằng Bác có một lối sống giản dị? 1h/s đọc ,cả lớp theo dõi sgk. Một lối sống giản dị mà thanh cao. HS tự bộc lộ +Nơi ở và làm việc của Bác:Chiếc nhà sàn nhỏ làm bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc, "chiếc nhà sàn ấy cũng chỉ vẻn vẹn…" +Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị :bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ , đôi dép lốp thô sơ, với một tư trang ít ỏi… +Ăn uống đạm bạc: cá kho…cháo hoa. Bình: Hồ Chí Minh - vị chủ tịch nước, tương đương vị vua trong xã hội trong xã hội quân chủ, Người đủ điều kiện được sống cuộc sống vương giả, song trong suốt cuộc đời Người luôn sống tiết chế và giản dị. Lối sống cao đẹp đó của Người đã trở thành đè tài cho các văn nghệ sĩ viết lên những dòng thơ văn chứa chan bao cảm xúc tự hào và yêu mến: "Người ngồi đó ,chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà Ta bên Người ,Người toả sáng quanh ta …. Nhưng điều đáng nói hơn là: lối sống của của Người giản dị nhưng vô cùng thanh cao ? Em hiểu thế nào là lối sống thanh cao? ? Tại sao nói Bác sống giản dị nhưng lại rất thanh cao? ? Tại sao nói lối sống của Hồ Chí Minh là lối sống rất dân tộc,rất Việt Nam? ? Tác giả đã đánh giá như thế nào về lối sống của Bác và các vị hiền triết xưa? ? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? ? Qua đó em nhận thấy tác giả có thái độ như thế nào trước lối sống của Bác? ? Tác giả ngợi ca điều gì ở Bác? ? Vẻ đẹp đó là gì? 3. Ý nghĩa văn bản a.Nghệ thuật : ? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác, tác giả Lê Anh Trà đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? ’’...Một con người gồm kim cổ Tây- Đông Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét Yêu dân tộc ,yêu loài người tha thiết ... ’’ b.Nội dung : ? Nêu nội dung , ý nghĩa văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" ? ? Qua tìm hiểu văn bản, em học tập được điều gì ở tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh ? III.Luyện tập Tổ chức h/s thi đọc thơ, kể chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác. - Chia lớp thành 2 tốp( mỗi bên một tốp). - Luân phiên nhau đọc thơ hoặc kể những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác (không được lặp lại), tốp nào tìm được nhiều ,đúng và diễn cảm sẽ thắng. *Hướng dẫn về nhà 1. Đọc kĩ văn bản.Nắm vững tác giả, nội dung ,ý nghĩa văn bản. 2. Tìm trong văn bản những đoạn văn viết theo phương thức nghị luận. 3. Chứng minh rằng: lối sống của Hồ Chí Minh rất giản dị nhưng rất thanh cao. 4. Đọc và tìm hiểu bài: Các phương châm hội thoại. HS trả lời Vì :- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn người. - Đây là cách sống có văn hoá, trở thành quan niệm thẩm mĩ, cái đẹp, trở thành lẽ tự nhiên. Cách sống đó gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ…thể xác" Phương thức nghị luận. Một thái độ trân trọng và ngợi ca. Vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác. Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa nhân loại,giữa giản dị và thanh cao. - Đối lập: đối lập giữa một bậc vĩ nhân với một lối sống giản dị, một con người nhỏ bé mà, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại ,một con người đậm chất dân tộc, hết sức Việt Nam mà rất hiện đại. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác. - Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên. - Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến bài viết thêm giàu ý nghĩa. h/s tự khái quát Bài học: - Học tập ở Bác lối sống: luôn mở rộng nhận thức qua tìm tòi, học hỏi để có được những vốn tri thức văn hoá của nhân loại ,nhưng luôn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. - Thêm tự hào và kính yêu Bác. H/s chuẩn bị trước ở nhà Thực hiện theo tổ chức của g/v. H/s ghi bài tập về nhà. Ngày soạn :10/8/2012 Tuần 1 - Tiết 3 Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. A- Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất . - Biết cách vận dụng các phương châm này trong giao tiếp. B- Chuẩn bị - GV Nắm vững các đơn vị kiến thức của bài để có hình thức tổ chức lớp cho phù hợp trong các hình thức tổ chức dạy học.. -Tìm một số ví dụ bổ sung kiến thức cho bài học. - H xem trước kiến thức bài học ttong SGK. Sưu tầm các ví dụ … C- Hoạt động Dạy và học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Ổn định tổ chức Lớp trưởng báo cáo sĩ số * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới: GTB : Ở lớp 8 các em đã được học một số nội dung của thành phần ngữ dụng học như: hành động nói, vai giao tiếp, lượt và lời trong hội thoại…Phương châm hội thoại cũng là một trong những nội dung quan trọng của phần ngữ dụng học.Vậy trong hội thoại ta cần tuân thủ những phương châm hội thoại nào, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong 3 tiết. Nghe và ghi tên bài học I. Phương châm về lượng Yêu cầu: Đọc đoạn đối thoại ở ví dụ 1 trong SGK- 8? 1HS đọc ? Khi An Hỏi: "Học bơi ở đâu" Ba trả lời: " ở dưới nước", câu trả lới của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không?Vì sao? - Không. Vì câu trả lời ấy không mang nội dung cần biết của An. Điều An muốn biết là địa điểm cụ thể mà Ba đã học bơi ( Bể bơi nào, sông nào, hồ nào…?) GV: trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Nói mà không có nội dung hoặc nội dung đó không đáp ứng yêu cầu giao tiếp, đó là những lời nói không bình thường. Điều đó sẽ làm cho người cùng giao tiếp không hiểu được vấn đề mà đối tượng giao tiếp cùng với mình. Đó là cuộc giao tiếp không có hiệu quả. ? Từ lời hội thoại của Ba ở ví dụ trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp? B:Khi giao tiếp ,lời nói phải có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu (không ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi) +Y/C HS đọc ví dụ 2: Lợn cưới áo mới. Đây là một truyện cười dân gian, hãy chỉ ra những yếu tố gây cười ở văn bản này? ? Yếu tố gây cười chính ? ? Tại sao lời hỏi đáp ấy lại có yếu tố gây cười? ? Theo em, 2 người chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào là đủ? G: Đây là truyện cười có hàm ý phê phán thói khoe khoang… ? Từ ví dụ trên ta thấy khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì? Khi nói , câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. Ghi vở. 1 h/s đọc, cả lớp theo dõi sgk. - Anh có áo mới đứng đợi người khen - Lời hỏi và đáp của anh có áo mới và anh có lợn cưới Đó là lời hỏi đáp. Thông tin ở 2 lời nói ấy nhiều hơn những gì cần nói. - Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? - Không .Tôi không thấy(hoặc:có,…) Không nói thừa thông tin(không nói nhiều hơn những gì cần nói). GV ghi bảng nội dung trên . ? Em hiểu như thế nào về phương châm về lượng trong giao tiếp? HS ghi vở 2 h/s ttrả lời theo ghi nhớ.. ? Vì sao khi giao tiếp lại phải tuân thủ phương châm về lượng ? Tránh thừa, thiếu thông tin để người nghe dễ hiểu *Tổ chức h/s làm bài tập 1 - sgk/10 - Y/c đọc đề bài - Nhắc lại phương châm về lượng - Hai ví dụ đã cho đã vi phạm lỗi gì? ? Lấy ví dụ: trong giao tiếp người nói vi phạm phương châm về lượng? 1 h/s 1 - 2h/s Thừa thông tin +Câu1:Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà. Gia súc :vật nuôi ở nhà. Câu nói thừa cụm từ "gia súc" hoặc "nuôi ở nhà" +Câu 2:én là loại chim có hai cánh. Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Câu nói thừa cụm từ "có hai cánh" HS lấy ví dụ. II.Phương châm về chất Y/c đọc văn bản:Quả bí khổng lồ. 1 h/s ? Truyện cười này phê phán điều gì? Phê phán thói nói khoác. ? Em hiểu thế nào là nói khoác? Nói những điều không có trong hiện thực. ? Trong giao tiếp cần tránh điều gì nữa? Không nói những gì mình không tin là đúng. GV nêu tình huống: Nếu chưa biết chắc chắn một tuần nữa lớp sẽ đi cắm trại thì em có nói với các bạn "Tuần sau lớp mình đi cắm trại" không? Vì sao? Muốn thông báo một thông tin mà mình chưă biết chính xác ta cần nói như thế nào? - Không - Thông tin chưă chính xác. - Cần nói với các từ tình thái: Hình như, có thể … ? Từ ví dụ trên ta thấy trong giao tiếp cần tuân thủ phương châm hội thoại nào? Không nói những thông tin thiếu bằng chứng xác thực. GV: Đó là nội dung của phương châm về chất. Hãy chỉ rõ nội dung của phương châm về chất mà em vừa tìm hiểu? +Không nói những diều mình không tin là sự thật(nói khoác), những điều trái với điều ta nghĩ, ta làm(nói dối). +Không nói những điều chưa có bằng chứng xác thực, tức là những điều chưa có cơ sở . Nếu cần đưa những thông tin đó thì phải báo cho người nghe biết tính chưa xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng qua những từ tình thái: nghe như, hình như, có lẽ… ? Nêu khái quát lại những yêu cầu trong phương châm về chất trong giao tiếp? Nội dung ghi nhớ 2 ? Lấy một vài ví dụ vi phạm phương châm về chất? Chỉ rõ tác hại của nó? h/s tự lấy ví dụ. III.Luyện tập 1.Bài tập 2 - sgk/11 - y/c : Đọc và phân tích đề bài. - Tổ chức h/s điền từ lần lượt vào từng ví dụ. - Xác định các phương châm hội thoại có liên quan . 1- 2 h/s a: nói có sách… c: nói mò b: nói dối. e: nói trạng d: nói nhăng nói cuội. - Phương châm về chất: +Ví dụ a: tuân thủ. +Các ví dụ còn lại : vi phạm. 2. Bài tập 3 - sgk/11 - Đọc và phân tích đề bài. 1h/s ? Nhắc lại các phương châm hội thoại em đã học? 1 -2 h/s. ? Chi tiết gây cười ở văn bản trên là chi tiết nào? Lời hỏi "Thế à? có nuôi được không?" ? Tại sao câu hỏi ấy lại gây cười? Lời hỏi thừa. Vì không nuôi được thì…. ? Như vậy phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ở văn bản trên? Phương châm về lượng . Bài tập 4 - sgk/11 ? Đọc và xác định y/c của bài tập? 1 h/s ? Các cụm từ : Như tôi được biết , tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…có nội dung gì? Thể hiện thái độ đánh giá của người nói với vấn đề được phản ánh trong câu : chưa thực sự tin tưởng , vấn đề đó chưa có bằng chứng xác thực, cần kiểm chứng lại thông tin. ? Như vậy khi giao tiếp , người ta dùng những cụm từ trên trong diễn đạt để đảm bảo phương châm giao tiếp nào? Phương châm về chất. ? Các cụm từ : như tôi đã trình bày, như đã nói ở trên…có giá trị thông báo như thế nào? Vấn đề được nói tiếp theo đã được thông báo và giờ được lặp lại vì một mục đích nhất định nào đó. ? Việc sử dụng kèm theo các cụm từ trên trong giao tiếp nhằm mục đích gì? Muốn người nghe hiểu rằng : việc nhắc lại một nội dung đã được thông báo là một chủ ý chứ không phải là vi phạm phương châm về lượng - y/c 2 h/s lên bảng trình bày bài làm. - G kiểm tra và rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày cho h/s. h/s chữa bài vào vở. * Củng cố - HDVN - Nhắc lại hai phương châm hội thoại mà em đã học. - Về nhà :- Nắm vững nội dung hai phương châm hội thoại. - Làm bài tập 5 sgk/11 - Xem trước bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 1- 2 h/s Ghi bài tập về nhà. Ngày soạn :10/8/2012 Tuần 1 - Tiết 4 Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A: Mục tiêu bài học. Giúp h/s: - Hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn. - Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết văn thuyết minh. B: Chuẩn bị. G và H xem lại kiến thức cơ bản về văn thuyết minh. Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà. C: Hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Ổn định lớp Lớp trưởng báo cáo sĩ số *Kiểm tra Việc chuẩn bị bài ở nhà của h/s. * Bài mới I.Ôn lại lí thuyết văn thuyết minh. ? Nêu lại khái niệm văn bản thuyết minh? h/s tự nêu (Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức) về đặc điểm, nguyên nhân, tính chất,…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên ,xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu… ? Nêu những đặc điểm nổi bật (về nội dung và hình thức)của văn bản thuyết minh? - Về nội dung: Tri thức được cung cấp trong văn bản thuyết minh phải có tính khách quan , xác thực và hữu ích. - Về hình thức: Tri thức được trình bày rõ ràng chặt chẽ, lô gích. ? Các phương pháp thuyết minh? Có 6 phương pháp : nêu định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu và so sánh. G: Khái quát h/s và dẫn dắt vầo hoạt động 2. II.Tìm hiểu bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. *Y/C HS đọc văn bản "Hạ Long - đá và nước”. ? Qua đọc văn bản hãy nêu cảm nghĩ của em về vịnh Hạ Long? G: Hạ Long là một thắngđịa nổi tiếng của nước ta. Phong cảnh non xanh nước biếc ở đây đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào của các thi sĩ từ cổ chí kim. Đã có bao vần thơ hay viết về Hạ Long: Quần đảo rải rác như bàn cờ Biển liền trời xanh biếc. (Lê Thánh Tông) Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đến thăm Hạ Long , tác giả đã có bài viết "Hạ Long - đá và nước" ? Văn bản "Hạ Long - đá và nước"thuộc kiểu văn bản gì? 2 h/s đọc văn bản. Văn bản thuyết minh. ?Vì sao có thể xác định như thế? Vì văn bản mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của kiểu bài thuyết minh. - Văn bản cung cấp những tri thức cơ bản về đá và nước ở Hạ Long một cách khách quan , xác thực. - Vấn đề được trình bày rõ ràng, mạch lạc với các phương pháp thuyết minh hợp lí. ? Những đặc điểm nào của đá và nước ở Hạ Long được tác giả giới thiệu trong văn bản? Sự đa dạng và sinh động của đá nước Hạ Long ? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không? tác giả đã thuyết minh bằng cách nào? Không, tác giả đã thuyết minh bằng cách nêu vấn đề kết hợp miêu tả bằng những hình ảnh cụ thể với những liên tưởng… Bảng phụ: Hạ Long tuy là vùng núi đá trải rộng trên mặt biển, nhưng sự sắp xếp của nó thật đặc biệt: có cụm núi chụm vào, có chỗ giăng ra như thành như luỹ, lại có hòn nằm riêng biệt ra. Cách tạo dáng các hòn núi cũng thật đa dạng và độc đáo: có những hòn trông như những con vật, có hòn như dáng một cây buồm của con thuyền lớn; mỗi hòn một vẻ với hình thù kì lạ. G: Đây cũng là một đoạn văn thuyết minh về đá núi ở Hạ long. So sánh cách thuyết minh của đoạn văn này với cách thuyết minh của tác giả Trong Hạ Long- Đá và nước? Theo em cách thuyết minh nào hấp dẫn người đọc, người nghe hơn? Vì sao? Cách thuyết minh của tác giả trong văn bản: "Hạ Long đá và nước" hấp dẫn hơn bởi vì ở đó tác giả đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong diễn đạt đã làm cho đoạn văn mang đậm giá trị nghệ thuật. + GV tổ chức học sinh học nhóm với các nội dung sau? - Văn bản: "Hạ Long- Đá và nước" , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nét đặc sắc của biện pháp nghệ thuật đó? - Hiệu quả biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật đó là gì? Học sinh thảo luận nhóm + Trên kết quả thảo luận nhóm, GV khái quát lại: 1- Hiệu quả biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật là: - Trong văn bản: Hạ Long - Đá và nước, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: + Tưởng tượng và liên tưởng: Tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là những khả năng dạo chơi (Tác giả dùng 8 chữ "có thể" - chỉ giả định có khả năng đạt được trong bài viết) khơi gợi những cảm xúc trong lòng người đọcqua các từ: Đột nhiên, bỗng nhiên , hoá thân. + Dùng các phép nhân hoá để mô tả những đảo đá: Gọi chúng là những thập loại chúng sinh, là thế giới người, bọn người bằng đá hối hả trở về. Hiệu quả: Khơi dậy trí tưởng tượng của người đọc cho ta thấy:Vịnh Hạ Long không chỉ là Đá và Nước mà là cả một thế giới sống động và có hồn. - Bài viết mang đậm chất trữ tình. Nó giống như một bài thơ bằng văn xuôi đang mời gọi du khách đến với Hạ Long ? Như vậy yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong văn Thuyết minh có giá trị ntn? - Khiến cho bài văn trở nên sinh động hấp dẫn người đọc, người nghe ? Đọc ghi nhớ trong SGK Trang13? 2 học sinh đọc. GV: Tuy nhiên không phải văn bản thuyết minh nào cũng sử dụng các biện pháp, các yếu tố nghệ thuật trong diễn đạt.VD Văn bản trong SGK, các mục từ trong từ điển, các văn bản giới thiệu di tích lịch sử, các bài thuyết minh đồ dùng …, người ta chỉ sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh những vấn đề mang tính chất phổ cập tri thức , một số bài viết có tính chất văn học….. - Các biện pháp nghệ thuật chỉ là các yếu tố bổ trợ để làm tăng hứng thú khi đọc văn bản , không được làm ảnh hưởng đến nội dung khoa học của tri thức * Chú ý : ( GV cho HS ghi ) III- Luyện tập 1- Bài tập 1- SGK/ 13 ? Đọc văn bản " Ngọc Hoàng tử tội ruồi xanh" 2 học sinh đọc ? Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản? Tự sự, thuyết minh. ? Có thể xem đây là một truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật? Văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật ? Đối tượng thuyết minh của văn bản? ? Bài viết đã cung cấp những tri thức nào về loài ruồi xanh? Loài ruồi xanh - Những tính chất chung về dòng họ, giống loài về các tập tính sinh sống, sinh sản, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. ? Chỉ rõ các biện pháp thuyết minh được tác giả trong bài viết? - Định nghĩa: Ruồi thuộc họ côn trùng… - Phân loại: các loại ruồi: ruồi giấm, ruồi trâu, ruồi vàng… - Nêu số liệu: Số liệu sinh sản của mỗi cặp ruồi, số liệu vi khuẩn mà ruồi mang trên mình. -Liệt kê các đặc điểm của ruồi: mắt lưới, chân tiết ra các dịch nhờn… ? Yếu tố nghệ thuật được sử dụng như thế nào trong văn bản này? Văn bản được thể hiện dưới hình thức một câu chuyện , có tình huống có tình tiết sống động. Sử dụng nghệ thuật nhân hoá… ? Giá trị của các biện pháp nghệ thuật? Những đặc điểm của loài ruồi cụ thể, rõ ràng, bài viết sinh động hấp dẫn. ? Các yếu tố trên có làm ảnh hưởng đến tri thức văn bản không? Không GV: đây là văn bản thuyết minh có tính chất phổ cập tri thức chứ hoàn toàn không phải là văn bản thuyết minh khoa học về loài ruồi. 2. Bài tập 2 - sgk/15 Y/c đọc và xác định bài tập. 1h/s ? Nêu nội dumg của đoạn văn? Sự ngộ nhận của người cháu thuở nhỏ về loài chim cú cùng những nhận thức đúng đắn về loài cú khi cháu đã lớn. ? Chỉ rõ yếu tố nghệ thuật dược sử dụng trong đoạn văn đó? Tác dụng của nó? Người viết tạo tình huống: Hồi nhỏ…sau đó giới thiệu về loai cú " Sau này…" tạo hứng thú cho người đọc, khắc sâu tri thức cho người đọc. 3.Bài tập thêm ? Đọc đoạn văn thuyết minh sau: " Cây xanh rất cần ánh sáng để quang hợp. Các quy trình sinh trưởng khác của cây xanh cũng rất cần đến những tia sáng ấm áp, trong lành. Không có ánh sáng, cây xanh chết ngay tức khắc." 1-2h/s ? Trong đoạn văn trên người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Những từ ngữ biểu cảm: tia sáng ấm áp… - Phép tu từ nói quá: không có ánh sáng cây xanh chết ngay tức khắc ? Những yếu tố đó có phù hợp với đoạn văn thuyết minh này không? Vì sao? Không. Nó làm sai lệch tri thức khoa học mà đoạn văn diễn đạt *Củng cố- HDVN - Đọc lại ghi nhớ sgk 2h/s - Làm bài tập 3- 4 sbt/8 Xem trước : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật… Ngày soạn :10/8/2012 Tuần 1 - Tiết 5 Tập làm văn LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt Giúp h/s biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết văn thuyết minh B. Chuẩn bị G: Bảng phụ H: Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cái quạt C.Hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *Ổn định tổ choc Lớp trưởng báo cáo sĩ số *Kiểm tra ? Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? ? Các biện pháp nghệ thuật nghệ thuật thường được sử dụng trong văn b

File đính kèm:

  • docNgu van 9 . New.doc