A.Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
- Cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
- Hiểu được một dấu hiệu cơ bản của văn bản biểu cảm: hình thức trực tiếp giãi bày tình cảm của con người
1.Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con gái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khia trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Giúp hs hiểu thêm tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, đọc các tài liệu liên quan,soạn bài chu đáo.
- Tranh ảnh, băng hình (nếu có) liên quan đến nội dung bài học.
* Học sinh:
- Đọc văn bản, soạn bài bám vào câu hỏi SGK
148 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/9/2012
Tiết 1 : Văn bản:
Cổng trường mở ra
A.Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
- Cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
- Hiểu được một dấu hiệu cơ bản của văn bản biểu cảm: hình thức trực tiếp giãi bày tình cảm của con người
1.Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con gái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khia trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Giúp hs hiểu thêm tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, đọc các tài liệu liên quan,soạn bài chu đáo.
- Tranh ảnh, băng hình (nếu có) liên quan đến nội dung bài học.
* Học sinh:
- Đọc văn bản, soạn bài bám vào câu hỏi SGK
C. Hoạt động trên lớp
1.ổn định:
2. Giới thiệu bài:
Cho đến hôm nay em đã dự 7 lần khai trường , ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất ? Ngày khai trường đầu tiên của em ai đưa em tới trường ? Em đã bao giờ tự hỏi: mẹ em đã làm gì và nghĩ gì trong đêm trước ngày khai trường ấy? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời một phần câu hỏi trên đây!
HĐ1.Hướng dẫn HS : Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc:Đọc diễn cảm,đúng tâm trạng
- Gọi HS đọc bài
? Sau khi đọc bài, em thấy từ ngữ nào còn khó hiểu?
- GV thống kê lên bảng, hướng dẫn tìm hiểu
- Gọi HS đọc lại toàn bộ chú thích
HĐ2. Đọc - hiểu văn bản
? Theo dõi văn bản, cho biết bài văn này viết về việc gì?
? Theo em nhân vật chính trong văn bản là ai?
? Văn bản “Cổng trường mở ra “chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- (GV:Tự sự là kể người, kể việc. Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người.)
? Theo em văn bản được chia làm mấy phần ? nội dung chính của từng phần?
? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết, người mẹ nghĩ về con trong thời điểm nào?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con?
- Tâm trạng hai mẹ con đều khác thường nhưng lại khác nhau: con vui sướng, háo hức - mẹ mừng vui, hi vọng.
? Tìm những chi tiết thể hiện sự khác nhau đó?
? Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
? Trong đêm không ngủ, mẹ đã làm gì cho con?
? Em cảm nhận tình mẫu tử nào được thể hiện qua các cử chỉ đó?
- GV giảng
? Trong đêm không ngủ, tâm trí người mẹ đã sống lại những kỉ niệm nào?- Khi nhớ lại những kỉ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến
? Nhận xét cách dùng từ trong lời văn trên? Tác dụng của cách dùng từ đó? - GV giảng (hình thức của văn bản biểu cảm)
? Qua phần văn bản trên, em hình dung như thế nào về người mẹ?
(Thảo luận nhóm)
? Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết, trong đêm không ngủ, mẹ đã nghĩ về điều gì?
- Trong văn bản có câu: Mẹ nghĩ .... ngày lễ của toàn xã hội.
? ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như vậy không?
- GV giảng
? Trong đoạn cuối văn bản xuất hiện tục ngữ: Sai một li, đi một dặm. Em hiểu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
? Em hiểu như thế nào về câu nói của mẹ: Bước qua ... sẽ mở ra.
(Thảo luận nhóm)
- GV giảng
? Đoạn thâu tóm nội dung văn bản là đoạn văn nào?
- Đoạn văn đó diễn tả tình yêu và lòng tin của mẹ.
? Theo em, người mẹ đã dành tình yêu và lòng tin đó cho ai?
(Thảo luận nhóm)
- GV giảng
HĐ3.Hướng dẫn HS luyện tập
- Cho HS quan sát hình vẽ SGK
? Đọc văn bản và quan sát bức tranh, trong em thức dậy những kỉ niệm sâu sắc nào?
(Thảo luận nhóm)
? Kể lại một trong những kỉ niệm mà em nhớ nhất?
?Bài tập trắc nghiệm:
?Văn bản Cổng trường mở ra
I. Đọc-hiểu chú thích
1.Đọc văn bản
2. Chú thích
Nhạy cảm
Bận tâm
Háo hức
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Cấu trúc văn bản
-Chủ đề: Biểu hiện tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con
- Nhân vật chính: Người mẹ
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm
- Bố cục :2 phần
P1: Từ đầu.......thế giới mà mẹ vừa bước vào:Tâm trạng của người mẹ.
P2: Còn lại :Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tâm trạng người mẹ
- Đêm trước ngày con vào lớp Một
- Hồi hộp, vui sướng, hi vọng
- Con: Niềm vui háo hức...giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa
- Mẹ: Hôm nay mẹ không tập trung được...mẹ tin đứa con của mẹ
- Mừng vì con đã lớn
- Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con
- Thương yêu con, luôn ngghĩ về con
Đắp mền, buông mùng
Lượm đồ chơi
Nhìn con ngủ
Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
-> Một lòng vì con
-> Lấy giấc ngủ của con làm niềm vui của mẹ
=> Đức hi sinh thầm lặng của người mẹ
- Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp Một
- Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
- Từ láy liên tiếp: gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, nhớ, thương
- Vô cùng yêu thương người thân
- Yêu qúy, biết ơn trường học.
- Sẳn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con
- Tin tưởng vào tương lai con cái
b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
- Về ngày hội khai trường
- Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em
- ở nước ta, ngày khai trường là ngày hội của toàn xã hội
- Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai đất nước
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục
- Khích lệ con đến trường.
3. ý nghĩa văn bản
- Đoạn cuối cùng: Đêm nay mẹ không... sẽ mở ra
- Mẹ dành tình yêu và lòng tin cho nhà trường, cho xã hội tốt đẹp.
III. Luyện tập
- Nhớ về thời thơ ấu đến trường
- Nhớ lớp học, thầy cô, bạn bè.
- Nhớ sự chăm sóc của mẹ
(HS kể miệng)
D.Hướng dẫn tự học:
? Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên?
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường .
- Hướng dẫn HS làm bài tập (SBT)
- Gợi ý tìm hiểu bài mới.
=====================================
Ngày soạn:3/9/2012
Tiết 2: Văn bản:
Mẹ tôi
A.Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
- Thấy được hình thức viết thư của văn bản biểu cảm
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả ét - môn- đô -đơ Amixi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tich một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha, người mẹ nhắc trong bức thư.
3.Thái độ
- Giáo dục tình yêu thương ,kính trọng cha mẹ.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đọc tài liệu liên quan, soạn bài
- Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập, băng hình (nếu có)
* Học sinh:
- Đọc SGK, soạn bài
- Học bài cũ
C.Hoạt động trên lớp.
1.ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:
? Sau khi học xong văn bản “Cổng trường mở ra”em nghĩ gì về tâm hồn người mẹ?
? Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra”?
(GV nhận xét, cho điểm)
3.Giới thiệu bài:
Em đã bao giờ phạm lỗi với mẹ chưa?Sau khi phạm lỗi em đã có suy nghĩ gì?Trong cuộc đời mỗi chúng ta ,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao thiêng liêng và cao cả .Song không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó ?Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm mới nhận ra tất cả .Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho các em một bài học như thế.
HĐ1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, lưu ý các chú thích *, 2, 3, 6, 7, 9
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
?Bài văn kể lại câu chuyện gì?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
?Theo em, nhân vật chính là ai? Vì sao em có thể xác định được như vậy ?
? Theo em văn bản được chia làm mấy phần?nội dung chính của mỗi phần?
? Hình ảnh người mẹ En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào? Qua đó, em cảm nhận được những phẩm chất nào của người mẹ?
? Những phẩm chất đó biểu hiện như thế nào ở mẹ em nói riêng và các bà mẹ Việt Nam nói chung?
(HS thảo luận)
? Qua những lời nói của người cha, em đọc được những cảm xúc gì?
? Sự hỗn láo của En-ri-cô như nhát dao đâm vào tim bố. Theo em, nhát dao ấy có làm đau tim mẹ En-ri-cô?
? Nếu là En-ri-cô, em nghĩ gì khi nghe bố nói vậy?
? Tìm trong phần hai văn bản những lời khuyên sâu sắc của cha đối với con?
? Vì sao cha nói với En-ri-cô: Hình ảnh dịu hiền của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình?
- GV giảng bình
? Qua những lời khuyên trên, em hiểu gì về cha của En-ri-cô?
? Trong phần cuối văn bản, những lời lẽ nào thể hiện thái độ của cha trước lỗi lầm của con?
? Giọng điệu của người cha có gì đặc biệt?
? Em hiểu thế nào về lời khuyên của cha: Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng?
? Em hiểu gì về thái độ vủa người cha trong lời nói: Thà rằng bố không có con ... bội bạc?
? Em có đồng tình với thái độ đó không?
? Theo em, vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
? Từ văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận được gì về tình cảm gia đình?
? Cách thể hiện tình cảm trong văn bản có gì độc đáo? Tác dụng?
- GV giảng
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.
? Em biết những câu ca dao, bài hát nào ca ngợi tình cảm của cha mẹ dành cho con và ngược lại?
? Hãy hát một bài hát về mẹ mà em thích nhất?
I. Đọc- chú thích:
1. Đọc văn bản
2. Chú thích
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Cấu trúc văn bản
-Chủ đề:En ri cô có lỗi với mẹ bố viết thư phân tích những lỗi lầm để con hiểu
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (biểu hiện tâm trạng người cha)
- Nhân vật chính: người cha (hầu hết lời nói trong văn bản là lời tâm tình của người cha)
- Bố cục: 3 phần
P1: Đầu...ngày con mất mẹ:Hình ảnh người mẹ
P2: Tiếp...chà đạp lên tình thương yêu đó.:Những lời nhắn nhủ cha dành cho con
P3: Còn lại:Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con
2.Tìm hiểu văn bản
a. Hình ảnh người mẹ
- Thức suốt đêm...có thể mất con...sẵn sàng bỏ hết
=> Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con
(HS liên hệ, trả lời)
b. Tâm trạng của cha:
- Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của con.
- Hết mực yêu quý, thương cảm mẹ En-ri-cô
- En-ri-cô hỗn láo -> nhát dao đâm vào tim bố -> càng làm đau tim mẹ: trái tim chỉ có chỗ cho tình thương yêu con.
(HS liên hệ, trả lời)
c. Những lời nhắn nhủ của người cha
- Dù có khôn lớn...
- Lương tâm con sẽ...
- Con hãy nhớ rằng...
-> Những đứa con hư đốn không xứng đáng với hình ảnh dịu hiền của mẹ
-> Cha muốn cảnh tỉnh đứa con hư
- Là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình
- Là người có nhữung tình cảm thiêng liêng, không bao giờ làm điều đáng xấu hổ, nhục nhã.
d. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con
- Không bao giờ con được thốt ra...
- Con phải xin lỗi mẹ...
- Hãy cầu xin mẹ hôn con...
- Thà rằng bố không có con còn hơn...
=> Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Cha muốn con thành thật xin lỗi mẹ vì hối lỗi, vì thương mẹ
- Thái độ yêu ghét rõ ràng
(HS liên hệ)
(HS thảo luận nhóm)
- Thư bố gợi nhớ về người mẹ hiền
- Thái độ chân thành và quyết liệt của bố
- En-ri-cô cảm thấy xấu hổ và nhục nhã
-> En-ri-cô xúc động vô cùng
3. ý nghĩa văn bản
- Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao qúy. Con cái không có quyền chà đạp lên tình cảm đó.
- Dùng hình thức viết thư
-> Người viết có cơ hội bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ một cách chân thành.
III. Luyện tập
(HS thực hiện tại lớp)
D. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm những bài ca dao ,thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ.
- Gợi ý làm bài tập 1, 2 phần Luyện tập, bài tập SBT
- Dặn dò học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Từ ghép.
........................................................................
Ngày soạn: 5/9/2012
Tiết 3: Từ ghép
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
- Củng cố thêm khái niệm từ ghép đã học ở lớp 6 để sử dụng đúng các từ ghép trong dùng từ, đặt câu.
1.Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2.Kỹ năng:
- Nhân diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Soạn bài, đọc các tài liệu liên quan.
- Chuẩn bị bảng phụ
* Học sinh:
- Đọc SGk, soạn bài
- Ôn lại khái niệm từ ghép đã học ở lớp 6
C.Tiến trình hoạt động:
1.ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nội dung chính của văn bản Mẹ tôi. Cách thể hiện nội dung đó có gì độc đáo? Tác dụng?
(GV nhận xét, cho điểm)
3.Giới thiệu bài:
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 em hãy nhắc lại khái niệm từ ghép?
Lấy ví dụ minh hoạ?
Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về ý nghĩa .Bài học hôm nay ta đi vào tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
HĐ1. Tìm hiểu các loại từ ghép
- Gọi HS đọc ví dụ 1
? Liệt kê lại các từ được in đậm (từ ghép)?
? Trong các từ ghép trên, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
- Hướng dẫn phân tích
? Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ ghép?
? Vậy thế nào là từ ghép chính phụ?
- Gọi HS đọc ví dụ
? Liệt kê các từ ghép được in đậm?
? Các từ ghép này có tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao?
- Hướng dẫn HS phân tích
? Theo em, từ ghéo đẳng lập là những từ như thế nào?
- GV lưu ý: chính phụ
đẳng lập
- Gọi HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý
HĐ2.
- Gọi HS đọc ví dụ (bài tập 1)
? So sánh để phân biệt nghĩa các từ: bà ngoại # bà; thơm # thơm phức?
(Bảng phụ)
? Nghĩa của từ nào hẹp hơn, rộng hơn những từ khác?
- Gọi HS đọc câu hỏi 2
? So sánh, phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ trầm bổng, quần áo với các tiếng trầm, bổng, quần áo?
(Bảng phụ)
? Nhận xét về độ khái quát của các từ ghép trầm bổng, quần áo?
? Từ các ví dụ, rút ra kết luận về nghĩa
của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi HS làm bài tập 1, 2, 3
(lên bảng)
- Gợi ý HS làm bài tập 4, 7
I. Các loại từ ghép
(*) Ví dụ:
a. Ví dụ 1:
Bà ngoại # bà nội
Thơm phức # thơm ngát
- Tiếng chính đứng trước
- Tiếng phụ đứng sau
-> Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
b. Ví dụ 2:
Quần áo - Không có tiếng chính,
tiếng phụ
Trầm bổng - Các tiếng bình đẳng
về mặt ngữ pháp
-> Từ ghép đẳng lập: là loại từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp)
(*) Ghi nhớ (SGK)
II. Nghĩa của từ ghép
(*) Ví dụ:
a. Ví dụ 1
Bà ngoại Bà
Người đàn bà sinh Người đàn bà sinh
ra mẹ ra cha mẹ
Thơm phức Thơm
Có mùi thơm bốc Có mùi hương của
lên mạnh, hấp dẫn hoa, làm cho thích
ngửi
=> Nghĩa hẹp hơn => Nghĩa rộng hơn
b. Ví dụ 2
- Quần áo = quần + áo
=> Quần và áo nói chung
- Trầm = trầm + bổng
=> Âm thanh lúc trầm lúc bổng, nghe rất êm tai.
-> Nghĩa các từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó.
(*) Ghi nhớ (SGK)
(HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý)
III. Luyện tập
+ Bài tập 4:
- Có thể nói: một cuốn sách vở vì: sách vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Không thể nói: một cuốn sách vở vì: sách vở là từ ghép đẳng lập có ý nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.
+ Bài tập 7:
Máy hơi nước
Than tổ ong
Bánh đa nem
D.Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học.
- Gợi ý làm bài tập 5, 6 phần Luyện tập, bài tập (SBT)
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ, GV chốt ý, yếu cầu HS nắm.
- Dặn dò chuẩn bị bài mới: Liên kết trong văn bản.
========================================
Ngày soạn:7/9/2012
Tiết 4: Liên kết trong văn bản
A.Mức độ cần đạt: Giúp HS thấy:
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết
1.Kiến thức:
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
-Yêu cầu liên kết trong văn bản.
2. Kỉ năng:
- Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn ,bài văn có tính liên kết.
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
- Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ.
* Học sinh:
- Soạn bài, học bài cũ.
- Nghiên cứu, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động:
1.ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
? So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ minh hoạ?
(GV nhận xét, cho điểm)
3. Giới thiệu bài:
Sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về văn bản cũng như khó có thể tạo lập được một văn bản tốt nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết trong văn bản .Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
HĐ1: Tìm hiểu về tính liên kết và phương tiện liên kết của văn bản
Gọi HS đọc đoạn văn
? Trong đoạnvăn có câu nào viết sai ngữ pháp không ? có câu nào mơ hồ về ý nghĩa không?
HS thảo luận nhóm trả lời
? Nếu em là En-ri-cô em có hiểu bố muốn nói với mình điều gì không?
? Lý do nào trong các lý do sau đây làm En-ri-cô chưa hiểu ý bố?
A:Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp.
B:Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng .
C:Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết(kết nối ,gắn bó với nhau)
? Vậy, muốn đoạn văn dễ hiểu thì nó phải có tính chất gì ?
GV: Chỉ có các câu văn chính xác, rõ ràng đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản.Cũng như chỉ có trăm đốt tre đẹp thì cũng chưa đảm bảo sẽ có một cây tre .Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre kia phải được nối liền .Tương tự thế ,không thể có một văn bản nếu thiếu tính liên kết ,liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn phần I
?Đoạn văn em vừa đọc có mấy câu?Hãy đánh số thứ tự cho từng câu? (3 câu)
?So với đoạn văn trong nguyên bản “Cổng trường mở ra”em thấy câu2 thiếu cụm từ nào?câu 3 chép sai từ nào?
?Việc chép thiếu và chép sai ấy khiến cho đoạn văn ra sao?
? Em có nhận xét gì về các câu trong 2 đoạn văn (ở nguyên bản và ở ví dụ2 b)?
? Vậy cụm từ “cònbây giờ “và từ “con”đóng vai trò gì?
? Từ 2 ví dụ trên ,em hãy cho biết một văn bảncó tính liên kết trước hết phảI có điều kiện gì ? Cùng với các điều kiện ấy các câu văn phảI được sử dụng các phương tiện gì?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập
- Gợi ý HS làm bài tập 1, 2, 3 tại lớp
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Tính liên kết của văn bản
- En- ri- cô chưa hiểu ý bố
HS thảo luận và chọn đáp án đúng C
=> Muốn dễ hiểu đoạn văn phải có tính chất liên kết
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
Ví dụ 2( b):”Một ngày kia……mút kẹo”
- Câu 2 thiếu cụm từ “còn bây giờ”.
- Câu 3 chép sai từ “con” thành “đứa trẻ”.
-> Đoạn văn khó hiểu: thiếu liên kết giữa các câu. Các câu trong đoạn không thống nhất về ý, nội dung.
Nhận xét:
- Các câu đều đúng NP.
- Khi tách các câu ra khỏi văn bản vãn có thể hiểu được.
Cụm từ “còn bây giờ”và từ “con”là các từ ngữ làm phương tiện liên kết câu.
(*) Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
+ Bài tập 1: Thứ tự các câu văn phải là:
1-> 4-> 2-> 5-> 3
+ Bài tập 2: Các câu văn có vẻ rất liên kết về hình thức nhưng nội dung không thống nhất
=> Chưa có tính liên kết
+ Bài tập 3: Các từ ngữ cần điền: Bà - bà - cháu - bà - bà - cháu - thế là
D. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Tìm hiểu và phân tích liên kết trong một văn bản đã học.
- Chốt ý bài học, yêu cầu HS nắm vững nội dung bài học
- Gợi ý làm bài tập 4, 5 SGK
- Tự tìm hiểu phần Đọc thêm.
- Dặn dò chuẩn bị bài mới: Cuộc chia tay của những con búp bê
===================================
Ngày 8/9/2012
Tiết 5: Văn bản:
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS thấy được:
- Tình anh em ruột thịt chân thành, sâu sắc.
- Mái ấm gia đình là hạnh phúc của tuổi thơ, mọi người hãy biết giữ gìn và bảo vệ nó.
- Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất chân thật và cảm động.
1.Kiến thức:
-Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sâu nặng và nổi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ,đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện .
3.Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thương gia đình,biết cảm thông chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo.
- Tranh minh họa.
2. Học sinh:
- Đọc trước văn bản ở nhà, dự kiến phân chia bố cục.
- Học bào cũ.
C.Tiến trình hoạt động:
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
? Để văn bản có tính liên kết, cần phải có các phương tiện liên kết nào?
(GV nhận xét, cho điểm)
3. Giới thiệu bài:
? Văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi thể hiện những nội dung nào của văn bản nhật dụng?
(HS trả lời)
ở lớp 7, văn bản nhật dụng còn đề cập đến một nội dung lớn mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong văn bản ngày hôm nay. Đó là vấn đề quyền trẻ em.
HĐ1. Tìm hiểu chú thích
? Đọc văn bản em thấy thích đoạn nào nhất? Đọc lên cho cả lớp cùng nghe?
- Hướng dẫn HS thêm về cách đọc các đoạn đối thoại.
- Gợi ý tìm hiểu chú thích.
- Lưu ý các chú thích khó
HĐ2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Văn bản này là một truyện ngắn.
? Truyện kể về sự việc gì?
? Nhân vật chính trong cuộc chia tay này là ai? Vì sao em xác định được như vậy?
+ Có 3 sự việc lần lượt được kể trong cuộc chia tay:
- Chia búp bê
- Chia tay lớp học
- Anh em chia tay nhau
? Xác định bố cục văn bản theo các nội dung trên?
- Hướng dẫn HS quan sát tranh
? Hai bức tranh minh họa cho các sự việc nào?
? Nếu được đặt tên cho các bức tranh ấy, em sẽ đặt như thế nào?
- GV giảng, chuyển ý
HĐ3. Tìm hiểu nội dung văn bản
- Hướng dẫn HS theo dõi phần 1 văn bản
- Gọi HS đọc lại
? Búp bê có ý nghĩa như thế nào đối với anh em Thành và Thuỷ?
- GV giảng
? Vậy, vì sao phải chia búp bê ra?
? Hình ảnh Thành và Thuỷ hiện lên như thế nào khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?
? Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng gì của hai anh em?
? Cuộc chia búp bê diễn ra như thế nào?
? Vì sao Thuỷ giận dữ rồi lại vui vẻ?
? Hình ảnh hai con búp bê luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng gì?
? Theo em, vì sao Thành và Thuỷkhông thể mang búp bê chia ra?
- GV giảng, chốt ý
I. Đọc- chú thích:
1. Đọc
(HS tóm tắt)
2. Chú thích
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Cấu trúc văn bản
- Văn bản tự sự
- Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ khi gia đình tan vỡ.
- Nhân vật chính: hai anh em Thành avf Thuỷ: mọi sự việc đều có sự tham gia của cả hai.
- Bố cục: 3 phần
P1: Đầu ... hiếu thảo như vậy
P2: Tiếp ... trùm lên cảnh vật
P3: Còn lại
(HS thảo luận)
2. Nội dung văn bản
a. Cuộc chia búp bê
- Là đồ chơi thân thiết
- Gắn liền vơi tuổi thơ của hai anh em
-> Hai con búp bê giống như hai anh em luôn bên nhau
- Bố mẹ li hôn, hai anh em phải xa nhau
-> búp bê cũng phải chia ra.
Thuỷ Thành
Run lên bần bật Cắn chặt môi để
Cặp mắt tuyệt vọng khỏi bật ra tiếng
Hai bờ mi đã sưng Nước mắt cứ tuôn
mọng lên vì khóc ra như suối, ướt
nhiều đầm cả gối và hai
cánh tay áo
=> Buồn khổ, đau xót, bất lực
- Thành: lấy hai con búp bê đặt ra hai phía
->Thuỷ: tru tréo, giận dữ:
Sao anh ác thế ?
- Thành: đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ
-> Thuỷ bỗng trở nên vui vẻ: Anh xem chúng đang cười kìa!
=> Giận dữ: không chấp nhận chia búp bê
=> Vui vẻ: búp bê được ở bên nhau
-. Tình anh em bền chặt không có gì chia rẽ được
- Búp bê gắn với gia đình sum họp
- Búp bê là hình ảnh anh em ruột thịt
=> Không thể mang chia ra
D.Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Đặt nhân vật Thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện.
- Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy.
- Gợi ý HS nắm cấu trúc văn bản, nắm nội dung phần đầu văn bản.
- Hướng dẫn tìm hiểu tiếp phần 2 - 3 văn bản theo nội dung và hệ thống câu hỏi SGK.
.....................................................................................
Ngày soạn :12/9/2012
Tiết 6 Văn bản
Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp theo)
(Khánh Hoài)
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Thấy được sự đau đớn, đồng cảm, xót thương của những người xung quanh trước nghịch cảnh của hai anh em trong truyện
- Biết thông cảm và chia sẻ trước cảnh ngộ của những người bạn kém may mắn
- Thấy được cái hay của truyện ở cách kể chuyện, cách miêu tả tâm lí nhân vật.
1 Kiế
File đính kèm:
- xuan.doc