Giáo án ngữ văn 8 học kỳ I năm học 2013- 2014

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả & biểu cảm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.

- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

3. Thái độ

- Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học.

 

doc165 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 8 học kỳ I năm học 2013- 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì I Tuần 1 - bài 1 Ngày soạn: 13.08.2013 Tiết 1: Văn bản: Tôi đi học – Thanh Tịnh I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả & biểu cảm. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. * Giáo dục kĩ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học. - Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân. - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 3. Thái độ - Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học. III. Chuẩn bị: Gv : giáo án; chân dung nhà văn Thanh Tịnh. Hs : Chuẩn bị nội dung bài học theo yêu cầu. IV. tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: - Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, ? Nêu những cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đến lớp? -> HS nêu theo suy nghĩ riêng của bản thân. - GV giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. “Ngày đầu tiên đi học … Mẹ dỗ dành yêu thương”. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về tác giả, văn bản: * GV hướng dẫn hs đọc văn bản: giọng chậm, dịu, hơi buồn lắng sâu. - GV đọc mẫu từ đầu đến “trên ngọn núi” /6. - Gọi hs đọc tiếp văn bản. ? Nêu hiểu biết về tác giả Thanh Tinh và tác phẩm “ Tôi đi học”? - Yêu cầu: Trao đổi theo nhóm bàn (3’) các nội dung sau: ? Xét về thể loại có thể xếp văn bản thuộc kiểu loại nào? + Ai là nhân vật chính? + Kỉ niệm ngày đầu đến trường được kể theo trình tự nào? + Tương ứng với trình tự đó là các đoạn văn bản nào? (cho hs thảo luận theo nhóm bàn 4 câu hỏi trên trong 2- 3 phút.) ? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc gần gũi nhất trong em? -> GV giới thiệu thêm về tác giả và cho HS xem ảnh chân dung tác giả Thanh Tịnh. - Thanh Tịnh quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, làm văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện thơ: “Quê mẹ”, “đi giữa một mùa sen”… “tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. ? Giải thích một số từ khó: “Ông đốc”, “lạm nhận”, “lớp S”. I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Đọc : 2. Tìm hiểu chung về tác giả, văn bản : a. Tác giả : Thanh Tịnh (1911 – 1988) - Quê ở xóm Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế. - Sáng tác đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng, lắng sâu, êm dịu, trong trẻo. b. Tác phẩm : - In trong tập “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. - Thể loại: truyện ngắn trữ tình. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm. - Nhân vật chính : tôi - Trình tự : Theo dòng hồi tưởng từ hiện taị – quá khứ. - Tâm trạng nhân vật tôi: cảm xúc vui sướng, hồi hộp, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn khi nhớ. lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên. - Bố cục: 3 phần: + Buổi mai … ngọn núi à Tâm trạng của “tôi” trên đường tới trường. + tiếp đến nghỉ cả ngày à Tâm trạng của “Tôi” lúc ở sân trường. + phần còn lại à Tâm trạng của “Tôi” khi ở trong lớp học. c. Từ khó: (3), (5), (6), (9) (sgk 8) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản: * GV cho hs theo dõi đoạn 1: ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường gắn với không gian, thời gian cụ thể nào? Lý giải vì sao? - GV nhấn mạnh: Vì đây là thời điểm gần gũi, gắn liền với tuổi thơ. Đó là lần đầu được cắp sách tới trường, tác giả yêu quê hương… ? Tâm trạng nhân vật tôi được thể hiện qua chi tiết nào? Em hiểu gì về những chi tiết đó? - GV giảng và chốt: Cậu bé đã có ý chí học ngay từ đầu muốn tự mình đảm nhiệm việc học hành muốn được chững chạc hơn. ? Đặc biệt trong đoạn văn tác giả đã sử dụng rất nhiều các từ láy để diễn tả tâm trạng. Em hãy tìm và phân tích giá trị biểu cảm của những từ đó? - GV giảng: những cảm xúc không trái ngược mà gần gũi, bổ sung cho nhau. Diễn tả tâm trạng rất thực và cụ thể, sinh động. Từ láy góp phần rút ngắn khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện như vừa mới xảy ra. - GV bình: Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào thế giới đầy ắp tâm tư, tình cảm đẹp đẽ đáng chia sẻ và mến thương. ? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của “Tôi” trên đường cùng mẹ đến trường? Qua những cảm nhận mới mẻ ấy “tôi” đã bộc lộ những phẩm chất gì? ? Trong đoạn văn tác giả có sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo đó là hình ảnh nào? Phân tích cái hay của hình ảnh so sánh đó? ? Gắn với những cảm xúc, suy nghĩ của chú bé là hình ảnh của ai? Em cảm nhận được gì về hình ảnh đó? - GV giảng: Hình ảnh người mẹ thân thương nhất trong ngày đầu đi học: quan tâm, dịu dàng, trìu mến. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Tâm trạng của “Tôi” trên đường đến trường: - Thời gian: “buổi mai …đầy sương thu và gió lạnh” - Không gian: trên con đường làng dài và hẹp. - Thiên nhiên: lá rụng, mây bàng bạc. à Sự biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu - Con người: mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường... - Cảnh vật, con đường: tự nhiên thấy lạ à báo hiệu sự đổi thay trong tình cảm và nhận thức. + Nhận thức về sự nghiêm túc học hành. à Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. - Từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã à Diễn tả tâm trạng rất thực, cụ thể, sinh động. à Cảm giác tự nhiên. Động từ “thèm, bặm, ghì, xệch…” -> thể hiện tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu của chú bé. à Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, vui sướng, tự tin, háo hức, cảm thấy mới mẻ. - Hình ảnh so sánh rất độc đáo: “ý nghĩ ấy … như làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.à Kỉ niệm đẹp, cao siêu. à Đề cao sự học của con người. à Khát vọng vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao vũ trụ, cũng như tri thức nhân loại. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết phần II.1: ? Trong phần đầu của văn bản, tác giả đã cho ta hình dung điều gì về tâm trạng của nhân vật Tôi trong ngày đầu đến trường? ? Hãy nêu những thành công về mặt nghệ thuật khi thể hiện nội dung đó? -> HS trả lời cá nhân. * Nghệ thuật: - Hình ảnh so sánh đọc đáo. - Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế. - Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc. * Nội dung: Diễn tả tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học. Hoạt động 5: Luyện tập ? Hãy dùng một hai câu để nói về tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường ? * Luyện tập : HS đặt câu theo yêu cầu. 4. Củng cố : - GV cho hs làm câu hỏi trắc nghiệm/ 11. 5. Hướng dẫn về nhà : - Xem lại bài giảng, nắm được cái hay trong cách thể hiện tâm trạng nhân vật. - Nắm những nét chính về nghệ thuật làm nên thành công cho đoạn trích. - Xem lại phần còn lại của văn bản, tập phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi” và những đặc sắc nghệ thuật chính của nó. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 13.08.2013 Tiết 2: Văn bản: Tôi đi học – Thanh Tịnh (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. * Giáo dục kĩ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học. - Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân. - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 3. Thái độ - Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học. III. Chuẩn bị: - GV: giáo án, bảng phụ. - Học sinh: đọc kĩ đoạn văn bản còn lại, tìm hiểu tâm trạng nhân vật Tôi và những đặc sắc nghệ thuật trong phần còn lại. IV. tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Qua phần I văn bản Tôi đi học, em hãy cho biết tâm trạng nhân vật Tôi trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học? ? Tâm trạng đó được thể hiện rõ nét nhất qua những chi tiết nào? Chỉ ra cái hay của các chi tiết đó? -> Tâm trạng nhân vật Tôi trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học: hồi hộp, bỡ ngỡ, vui sướng, tự tin, háo hức, cảm thấy mới mẻ. - Chi tiết thể hiện: + Thấy con đường đi lại hàng ngày tự nhiên lạ. + Cảnh vật chug quanh đều thay đổi vì chính lòng đang có sự thay đổi lớn. + Không có những thói quen đi chơi như những ngày trước đó nữa. + Trong chiếc áo vải dù, cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn. + Thèm được như mấy cậu học trò đã quen với việc học. + Muốn thử sức với mấy đồ dùng học tập. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý. - Phương pháp: thuyết trình. -> GV dựa vào phần kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết văn bản : * Yêu cầu hs theo dõi đoạn 2. ? Trường làng Mĩ Lý thay đổi như thế nào? Em hiểu gì về ý nghĩa hình ảnh so sánh trên? ? Tâm trạng chú bé ra sao? Tâm trạng đó được diễn tả bởi hình ảnh so sánh độc đáo. Thử phân tích cái hay của hình ảnh so sánh ấy? - GV giảng : Tác giả miêu tả sinh động tâm trạng bồi hồi, hồi hộp, bỡ ngỡ của các em nhỏ lần đầu đến trườngà khát vọng bay bổng của trẻ thơ. ? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng chú bé khi tiếng trống ngày tựu trường vang lên? Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý của tác giả qua những chi tiết này? ? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò? - GV chốt : tiếng khóc thể hiện sự nuối tiếc, lưu luyến, e sợ, niềm sung sướng à trưởng thành à phản ứng dây truyền rất tự nhiên. ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý? ? Kể lại tâm trạng của em lần đầu đi học? ? Nhận xét hành động, thái độ các nhân vật khác? GV: Họ như những bàn tay nâng đỡ những làn gió đưa những tia nắng soi đường để những cánh chim được cất lên mạnh dạn trên bầu trời bao la… ? Qua các chi tiết trên em hiểu thêm gì về nhân vật tôi? * GV cho hs theo dõi và tìm hiểu đoạn 3. - GV cho hs đọc thầm chi tiết: “ Trong thời thơ ấu… làm lạ.” ( sgk 7) ? Vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng, cảm giác trên? - GV: Khi bước vào lớp học nhân vật tôi có nhiều cảm giác, tâm trạng. ? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng “tôi” khi vào lớp học? Lý giải những cảm giác đó? ? Chi tiết “Một con chim… bay cao” tác giả đưa vào đó có dụng ý gì? - GV chốt: Nhân vật tôi không chỉ yêu thiên nhiên, tuổi thơ mà còn yêu sự học hành để trưởng thành. ? Chi tiết “tiếng phấn của thầy …” có ý nghĩa gì? ? Nhận xét cách kết thúc câu chuyện? - GV giảng: dòng chữ “ Tôi đi học” ở cuối truyện mở ra một thế giới mới, cuộc đời nhân vật tôi – chủ đề của truyện. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản : 2. Tâm trạng của “tôi” lúc ở sân trường. - Trường làng Mĩ Lý thay đổi: Như cái đình làngà trang nghiêm tôn kính đề cao tri thức. - So sánh độc đáo : “họ như con chim non ... ngập ngừng e sợ… à đề cao sức hấp dẫn và hứa hẹn bao điều tốt đẹp. à lo sợ vẩn vơ, hồi hộp, bỡ ngỡ. - Tâm trạng chú bé khi tiếng trống ngày tựu trường vang lên: à cảm thấy chơ vơ vụng về lúng túng à cứ dềnh dàng à run run à quả tim như ngừng đập, giật mình lúng túng à Đỉnh cao là bật khóc. - Động từ, từ láy “lúng túng” àdiễn tả tâm trạng phức tạp một cách chân thực. à hiểu sâu nỗi lòng nhân vật. à khóc “ôm mặt khóc nức nở, khóc thút thít, khóc” à tinh tế nhẹ nhàng sâu sắc. nuối tiếc, lưu luyến, e sợ, niềm sung sướng à trưởng thành à phản ứng dây truyền rất tự nhiên. à Sự quan tâm của gia đình và nhà trường với thế hệ trẻ. 3. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong lớp học. - Xa mẹ à sự độc lập - lạm nhận chỗ ngồi, quyến luyến với bạn - lạ quen… à Nhân vật tôi thấy gần gũi, gắn bó, một tình cảm ấm áp với lớp học. à kỉ niệm thời thơ ấu về buổi tựu trường đầu tiên có sức mạnh ám ảnh và lưu giữ sâu sắc. * Hướng dẫn Hs khái quát nghệ thuật, nội dung của văn bản. ? Nhận xét của Thạch Lam “truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ, bài thơ nào hay cũng có cốt truyện”. Truyện “tôi đi học” đầy chất thơ em có đồng ý không? Vì sao? (* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (2phút)). ? Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của nhà văn? Qua văn bản em cảm nhận được điều tốt đẹp nào từ nhân vật “tôi”? ( GV yêu cầu hs làm bài tập trắc nghiệm để rút ra nhận xét khái quát) - GV chốt: Giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, hay, có nhiều kỉ niệm và giàu cảm xúc. Tình yêu, niềm trân trọng mái trường, sách vở, người thân, bạn bè, lớp học tuổi thơ. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết : ? Nhận xét của Thạch Lam “truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ, bài thơ nào hay cũng có cốt truyện”. Truyện “tôi đi học” đầy chất thơ em có đồng ý không? Vì sao? (GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn) ? Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của nhà văn? Qua văn bản em cảm nhận được điều tốt đẹp nào từ nhân vật “tôi”? (GV yêu cầu hs làm bài tập trắc nghiệm để rút ra nhận xét khái quát) - GV chốt: Giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, hay, có nhiều kỉ niệm và giàu cảm xúc. Tình yêu, niềm trân trọng mái trường, sách vở, người thân, bạn bè, lớp học tuổi thơ. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí: tinh tế, nhẹ nhàng, tha thiết. - Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng cảm xúc. - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật tôi. 2. Nội dung: Những hồi tưởng của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học của mình: không khí náo nức, vui vẻ, trang trọng & tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng về thầy giáo, trường lớp, bạn bè ... 3. ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập: * Gv hướng dẫn hs làm bài 1 - GV gọi một số hs trình bày trước lớp. - GV nhận xét và đánh giá. * GV yêu cầu hs làm bài 2 – gọi một vài hs trình bày trước lớp. - GV gọi 1HS nhận xét. - GV nhận xét chung. IV. Luyện tập: Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn “tôi đi học”. Bài 2: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên. * Gợi ý: HS có thể có nhiều ấn tượng khác nhau: - vui mừng, phấn khởi, sợ, rụt rè, nhớ mãi suốt cuộc đời... 4. Củng cố : - GV cho hs làm các câu hỏi trắc nghiệm: * Gv treo bảng phụ cho hs làm bài tập trắc nghiệm. ( HS làm độc lập bài trắc nghiệm) * Bài tập trắc nghiệm: Chọn những ý em cho là đúng. 1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm? A. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. C. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của người lớn như người mẹ, ông đốc.... đối với những em bé lần đầu tiên đến trường. D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. 2. Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác phẩm? A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “Tôi”, theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. B. Có sự kết hợp hài hòa giức các phương thức tạo lập văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình. D. Cả A, B và C đều đúng. 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài : + Nhớ và nắm chắc các nội dung của bài học. + Hoàn thiện các bài tập trong vở Luyện tập Ngữ văn. - Chuẩn bị bài : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Tìm hiểu về Từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp - Trả lời các câu hỏi, tập vẽ sơ đồ. Ngày soạn: 17/8/2013 Tiết 3: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu & tạo lập văn bản. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: Kiến thức: Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Kĩ năng: Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Thái độ: - Giáo dục cho hs ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong học tập và giao tiếp. * Giáo dục kĩ năng sống : - Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng đúng nghĩa/ trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể. III. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ, từ điển tiếng Việt. - Học sinh: chuẩn bị nội dung bài học theo yêu cầu. IV. tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho Hs trả lời câu hỏi sau : Cho một số ví dụ về từ đồng nghĩa và trái nghĩa? Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trên? * Gợi ý :- Đồng nghĩa: máy bay – tàu bay – phi cơ (thay thế cho nhau). - Trái nghĩa: sống – chết (ý nghĩa trái ngược nhau, có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu). 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: - Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý. - Phương pháp: thuyết trình -> Gv giới thiệu : Gv nhắc lại ở lớp 7 hs đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Lớp 8 có một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ, đó là mối quan hệ bao hàm, (khái quát của từ ngữ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: * GV cho hs quan sát sơ đồ sgk 10. (GV đã chép ra bảng phụ) - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sgk: ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao? ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của cá từ: cá rô, cá thu? Vì sao? ? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? ? Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ? - GV hướng dẫn hs hiểu: Nghĩa của từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm. Nói đến mối quan hệ bao hàm tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ, nhưng trong phạm vi khái quát nghĩa của từ ngữ không giống nhau. Có từ ngữ có nghĩa rộng, có từ ngữ có nghĩa hẹpà Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. (tính chất rộng hẹp chỉ là tương đối). ? Những từ ngữ như thế nào được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? (GV yêu cầu HS làm BTTN để rút ra nhận xét chung) * GV chốt theo sgk. GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ mối quan hệ bao hàm. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp : 1. Sơ đồ ( sgk 10) 2. Nhận xét a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn thú, chim, cá vì động vật bao gồm cả thú, chim và cá. - Nó có nghĩa chung nghĩa khái quát, bao hàm. - Nghĩa của từ chim, thú, cá hẹp hơn vì nó chỉ cụ thể hơn, chi tiết hơn, nó là nghĩa riêng, nghĩa được bao hàm. b. Nghĩa của từ thú, có nghĩa rộng hơn voi, hươu. - Nghĩa của từ chim có nghĩa rộng hơn tu hú, sáo. - Nghĩa của từ cá có nghĩa rộng hơn cá rô, cá thu. àgiải thích: vì phạm vi của từ thú, chim , cá bao hàm nghĩa của các từ trên. c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu nhưng hẹp hơn so với động vật. * Kết luận : à nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. à Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. à Từ ngữ có nghĩa hẹp được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. à một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng cũng có nghĩa hẹp đối với những từ ngữ khác. * Ghi nhớ ( sgk/10): Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập: BT1/10: GV mời 2 hs làm trên bảng, mỗi em một phần. BT2/11: HS làm miệng theo hình thức cá nhân. BT3/11: HS thi tiếp sức trên bảng: BT4/11: Cá nhân hs trình bày miệng, giải thích cụ thể. BT5/11: 1 HS đọc đoạn văn Trao đổi nhanh trong bàn thực hiện yêu cầu của bài. II. Luyện tập: Bài 1 ( sgk/10): y phục áo quần quần dài quần đùi áo sơ mi áo dài vũ khí bom súng bom bi bom ba càng đại bác súng trường Bài 2 ( sgk/11): * Gợi ý: a. chất đốt b. nghệ thuật c. thức ăn d. nhìn e. đánh Bài 3.( sgk/11): * Gợi ý: * Từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của các từ. a. xe cộ: xe máy, xe đạp, xe hơi… kim loại: đồng, sắt, nhôm, chì… hoa quả: cam, táo,… họ hàng: cô, dì, chú, bác… e. mang: xách, khiêng, ghánh… Bài 4: ( sgk/11): * Gợi ý: * Bỏ những từ ngữ không phù hợp a. thuốc lào b. thủ quỹ c. bút điện d. hoa tai Bài 5: - Khóc: nức nở, thút thít, sụt sùi 4. Củng cố : GV cho hs trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 14->19/14,15 sách BTTNNV8. 5. Hướng dẫn về nhà : Học bài : + Nhớ và nắm chắc các nội dung của bài + Hoà n thiện các bài tập trong vở Luyện tập Ngữ văn. Chuẩn bị bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Tìm hiểu thế nào là chủ đề của văn bản, tính thống nhất chủ đề của văn bản. - Xem trước phần luyện tập. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 1/8/2013 Tiết 4: tính thống nhất về chủ đề của văn bản I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản & xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể. - Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Chủ đề văn bản. - Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản. 2. Thái độ: - HS có ý thức tạo tính liên kết cho các câu, các ý, các đoạn trong văn bản. 3. Kĩ năng: - Đọc – hiểu & có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. - Trình bày 1 văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề. * Giáo dục kĩ năng sống: - Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề. III. Chuẩn bị: - GV: giáo án, bảng phụ - Học sinh: chuẩn bị bài theo nội dung yêu cầu. IV. tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho Hs trả lời các câu hỏi sau : ? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng hơn và từ ngữ có nghĩa hẹp hơn? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? 1. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây: A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở. B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện. C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ. D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa. 2. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ. A. Con người B. Môn học C. Nghề nghiệp D. Tính cách. 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: - Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý. - Phương pháp: thuyết trình -> Gv giới thiệu: Gv nói qua về tính mạch lạc, tính liên kết trong văn bản từ đó chuyển bài mới: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chủ đề của văn bản : * GV yêu cầu hs tìm hiểu câu hỏi sgk trên cơ sở hs đọc văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh ở nhà. Cho Hs trao đổi bằng kĩ thuật nhóm (2’) các câu hỏi sau : ? Trong văn bản "Tôi đi học" cho biết tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? ? Em hãy phát biểu chủ đề của văn bản này? - GV chốt: Nội dung trả lời những câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản "Tôi đi học". ? Vậy theo em chủ đề của văn bản là gì? GV lưu ý HS: Chú ý phân biệt chủ đề và đề tài. - Ví dụ: Tác phẩm “Tắt đèn”: + Đề tài người nông dân. + Chủ đề: Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng vì nạn sưu thuế. I. Chủ đề của văn bản : * Tìm hiểu ngữ liệu sgk: văn bản "Tôi đi học" của Th

File đính kèm:

  • docVAN 8 HKI .doc
Giáo án liên quan