I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
- Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Soạn bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giầu đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của “ Người cha mái tóc bạc”, suốt đêm không ngủ “ Đốt lửa cho anh nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một”. Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người học trò xuất sắc-người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
11 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 7 tuần 25 năm học 2009- 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 02/ 2010
Ngày giảng: 22/ 02/2010 Tuần 25
Tiết 93
Đức tính giản dị của Bác Hồ
( Phạm Văn Đồng)
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
- Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Soạn bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giầu đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của “ Người cha mái tóc bạc”, suốt đêm không ngủ “ Đốt lửa cho anh nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một”. Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người học trò xuất sắc-người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng ?
- GV nhấn mạnh: PVĐ là một trong những học trò xuất sắc và là một cộng sự gần gũi của Chủ tịch HCM. Suốt mấy chục năm được sống và làm việc cạnh Bác Hồ, ông đã viết nhiều bài và sách về BH bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm kính yêu chân thành thắm thiết của mình.
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
H: G/v nêu yêu cầu đọc: Mạch lạc, vừa rõ ràng, vừa sôi nổi cảm xúc. Lưu ý những câu cảm.
- Đọc mẫu một đoạn
HS: 1-2 HS đọc văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa một vài từ
Bổ sung:
- nhất quán: thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau.
* Hoạt động 3
? Bài viết thuộc kiểu bài nào?
GV: Chứng minh bằng dẫn chứng, lí lẽ, có xen chút ít giải thích và bình luận
? Cho biết bố cục của bài văn?
(Không có phần kết bài.)
? Xác định luận điểm của bài văn ? Cách nêu luận điểm ? Tác dụng ?
? Đức tính giản dị của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi chứng minh ?
- Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị ấy: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tg đã chứng minh ở những phương diện nào trong đ/s và con người của Bác?
- T/g đã đưa dẫn chứng ở các phương diện con người, đ/s của Bác, bao gồm: đ/s cách mạng to lớn và đ/s hằng ngày.
? Vậy đoạn trích này đề cập và tập trung làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác
- Đời sống giản dị hàng ngày
? Qua lời nhận định đó, em thấy tác giả có thái độ như thế nào ?
- Tác giả tin ở nhận định của mình (điều rất quan trọng ...) và tỏ rõ sự ngợi ca đối với Hồ Chủ Tịch (rất lạ lùng, rất kì diệu).
*T/g đã sử dụng nhiều chứng cứ trên nhiều phương diện của đ/s và con người bác để c/m sự nhất quán giữa đời hđ chính trị và đ/s bình thường của Bác.
? Trong phần GQVĐ tác giả đã đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác ?
? Để làm rõ luận điểm nhỏ thứ nhất, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Với những dẫn chứng nào ?
- Bữa cơm và đồ dùng.
- Cái nhà.
- Lối sống.
? Các chứng cớ này được nêu cụ thể bằng những chi tiết nào ?
* Bằng những dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, tg đã c/m nếp sống giản dị của Bác trong bữa cơm và ngôi nhà Bác ở.
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
H: Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng ?
? Trong đoạn này em thấy tác giả có đơn thuần đưa dẫn chứng để chứng minh không
? Em hãy xác định những câu văn mang ND đánh giá, bình luận
("ở việc nhỏ đó ... Một đ/s như vậy ...")
? Sự bình luận đó có tác dụng gì
-> Tác động tới tình cảm cảm xúc của người đọc, người nghe.
* Để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tg đã liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với bình luận, biểu cảm.
? tác giả đã giải thích lối sống giản dị của Bác ntn
Không khắc khổ theo ….ẩn dật
? Qua đọc đoạn văn em thấy Bác sống giản dị vì lí do gì
Vì cuộc sống luôn gắn bó và được tôi luyện trong đấu tranh gian khổ
GV: Theo tác giả thì đây thực sự là cuộc sống văn minh vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần tình cảm không màng đến danh lợi đến vật chất, đến sự hưởnh thụ của riêng mình. Đây là những lời bình luận rất sâu sắc, xác đáng, đánh giá cao về lối sống của Bác
? Ph.diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì ?
->Liệt kê những d.c tiêu biểu. => Đưa danh sách liệt kê tiêu biểu -> nổi rõ con người Bác: trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người.
? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong qh với mọi người, tác giả đã đưa ra những d.chứng cụ thể nào ?
? Em có nhận xét gì về cách nêu d.c ở đây ?
->D.c chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
? Những d.c nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ?
? Tác giả nêu lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này như thế nào ?
? Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh cho luận điểm trên ?
=> Là những câu có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều biết -> Vì Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được -> Tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
? Cách nói giản dị như vậy có tác dụng như thế nào ?
H: Trong đoạn này, lời bình luận: "Những chân lý giản dị ... có ý nghĩa như thế nào ?
*Tác giả đã chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết bằng những câu nói nổi tiếng của Bác.
* Hoạt động 4
? Những đặc sắc trong cách lập luận của văn bản
? Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác Hồ ?
? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả ?
? Hãy dẫn những câu thơ, bài thơ, mẩu chuyện về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác ?
I. Đọc hiểu văn bản
1. Tác giả, tác phẩm
- Phạm Văn Đồng (1907-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.
-Trích trong bài diễn văn lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ...
2. Đọc, hiểu chú thích:
a) Đọc
b) Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại:
Nghị luận chứng minh.
2. Bố cục: 2 phần.
- MB: Từ đầu... “tuyệt đẹp”: Nhận xét chung về tính giản dị của Bác Hồ.
TB: Còn lại: chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.
3. Phân tích:
+ Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
a) Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
- Cách nêu vấn đề trực tiếp.
b) Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
+ 3 luận điểm nhỏ:
- Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt.
- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Bác giản dị trong cách nói và viết.
* Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt.
+ Bữa cơm: đạm bạc, tiết kiệm, chỉ có vài ba món đơn giản dân dã, ...
+ Cái nhà: sàn gỗ thoáng mát, chỉ có vài ba phòng, ...
+ Lối sống: Tự mình làm việc từ lớn đến nhỏ.
-> Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, gần gũi, dễ hiểu, dễ thuyết phục.
- Có sự đánh giá, bình luận
- Khẳng định lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm của người viết
* Bác giản dị trong quan hệ với mọi người:
-Viết thư cho 1 d.chí.
-Nói chuyện với các cháu M.Nam.
-Đi thăm nhà tập thể của c.nhân.
=>Bác là người giản dị trong s.hoạt cũng như trong công việc.
* Bác giản dị trong cách nói và viết:
Những câu nói nổi tiếng của Bác:
- "Không có gì ..."
- "Nước Việt Nam là một ..."
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc -> khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng -> khẳng định tài năng của Bác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
IV. Luyện tập:
- "Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà."
(Tố Hữu).
- "Tôi nói đồng bào nghe rõ không"
(02/9/1945 - Hồ Chí Minh).
Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn."
(Việt Phương.)
* Củng cố - Dặn dò
? Khái quát giá trị ND và NT của văn bản
HS: Học bài, chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động ...
**************************
Ngày soạn: 20 / 02/ 2010
Ngày giảng: 25/ 02/2010
Tiết 94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Hiểu được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Em hãy cho biết trạng ngữ có những công dụng nào? lấy VD
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
HS: đọc 2 ví dụ a, b.
? Xác định CN của 2 câu trong 2 ví dụ
? Em hãy so sánh ý nghĩa của 2 câu ?
? ý nghĩa của CN trong 2 câu khác nhau như thế nào ?
? Em hiểu tại sao lại gọi câu b là câu bị động?
-> (Câu a, b là một cặp luôn luôn đi với nhau. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động -> câu bị động và ngược lại).
? Vậy em hãy khái quát lại đặc điểm của câu chủ động và câu bị động ?
* - Câu chủ động: câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động: CN chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
* Bài tập nhanh:
?Tìm câu bị động tương ứng những câu sau
- Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
- Mẹ may áo cho em bé.
- Nhiều người tin yêu Lan.
* Hoạt động 3
* H/s đọc ví dụ:
? Em hãy so sánh ý nghĩa 2 câu a và b ?
? Gọi tên 2 câu a, b đó ?
? Em hãy chọn câu a hay b để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ?
? Vì sao em chọn cách điền đó ?
? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết câu, góp phần làm cho việc giao tiếp trở lên sinh động và có hiệu quả hơn.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
GV: Lưu ý: Câu chủ động và câu bị động là một cặp câu luôn đi liền với nhau nghĩa là có thể chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. Ngoài ra những câu khác không thể đổi được là câu bình thường
VD: Vải được mùa; Nó rời sân ga...
* Hoạt động 4
HS: Đọc yêu cầu bài tập
? Xác định các câu bị động?
? Lý do sử dụng ?
HS: Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét
HS: Đọc yêu cầu bài tập
? Xác định câu bị động trong số câu chứa từ bị , được sau
a. Xóm làng bị giặc đánh phá
b. Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần
c. Anh em đã diệt gọn được cả một trung đội giặc
d. Mình được một sâu cá
? Trong hai cách viết sau cách viết nào hợp lí? Tại sao?
- Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc nó dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
- Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc nó dừng lại ngửi ...
I. câu chủ động và câu bị động:
1. Ví dụ:
- Hai câu có nội dung miêu tả giống nhau.
- ở câu a: CN là chủ thể của hành động.
- ở câu b: CN là đối tượng của hành động.
-> Câu a là câu chủ động.
Câu b là câu bị động tương ứng.
2. Ghi nhớ: (SGK)
- Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.
- Em bé được mẹ may áo cho
- Lan được nhiều người tin yêu
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ví dụ:
- Hai câu a và b tương ứng nhau.
- Câu a - câu chủ động.
- Câu b - câu bị động.
- Điền câu b vào đoạn văn vì nó tạo liên kết câu: Em tôi là chi đội trưởng, là ... Em được mọi người yêu mến.
2. Ghi nhớ:
III. luyện tập:
1. Bài tập 1
Đoạn 1: "Có khi được trưng bày ..."
Đoạn 2: "Tác giả "Mấy vần thơ" liền được ..."
=> Tránh lặp kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
2. Bài tập 2
BT bổ sung:
- Cách viết thứ hai hợp lí hơn. Vì tập trung vào một đối tượng là con chó.
* Củng cố - Dặn dò
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động
HS: Học bài, ôn tập văn nghị luận chứng minh chuẩn bị viết bài TLV
Ngày soạn: 21/ 02/ 2010
Ngày giảng: 26/ 02/2010
Tiết 95 + 96
Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, ra đề, đáp án
HS: Ôn tập văn nghị luận chứng minh
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3 . Bài mới.
I. Đề bài
Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người vì vậy con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
II. Yêu cầu
1. Yêu cầu chung
- Thể loại: Nghị luận CM có xen lẫn giả thích
- Nội dung: Chứng minh rừng mang lại nhiều lợi ích cho con n gười
Hình thức: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu...
2. Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài
Khái quát giá trị của rừng đối với cuộc sống của con người
Trích dẫn lời khuyên trên
b. Thân bài
HS trình bày được các luận điểm sau
- Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giácung cấp cho con người nguồn lâm sản quý. ( Động thực vật, nguồn dược liệu quý)
- Rừng là hệ sinh thái điều hoà khí hậu
- Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn đối với con người
( Có những dẫn chứng cụ thể sinh động)
c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của rừng và lời khuyên
III, Hướng dẫn chấm
Kĩ năng: Biết trình bày bài văn nghị luận chứng minh.( Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu...
Điểm khá giỏi
Bố cục rõ ràng, chữ viết đúng chính tả, phân tích được các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra xác thực có sức thuyết phục. Bài viết có sự sáng tạo, lưu loát trong cách dùng từ chuyển đoạn.
Điểm trung bình
Bài viết có bố cục , đã biết phân tích dẫn chứng, lí lẽ song sắp xếp còn lộn xộnkhông theo trình tự, dùng từ chuyển đoạn chưa lưu loát. Bài viết còn khô khan.
Điểm yếu kém
Bố cục không rõ ràng , các dẫn chứng mới chỉ đưa ra nhưng chưa phân tích được, sắp xếp ý còn lộn xộn, chưa nêu bật được vấn đề.
* Củng cố - Dặn dò
GV: Thu bài, nhận xét giờ làm bài
HS: Ôn tập, soạn bài:ý nghĩa văn chương
File đính kèm:
- tuan 25.doc