Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 74 đến 76 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

- Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

- Vận dụng ở 1 mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

3. Thái độ:

- Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc.

- Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận

dụng vào đời sống.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác

b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Một số câu tục ngữ có liên quan đến chủ đề

2. Học sinh: Đọc và giải nghĩa các câu TN.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hợp tác, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Động não, học tập hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu NT và ý nghĩa các TN về thiên nhiên và LĐSX?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

? Đọc một số câu TN về con người và xã hội mà em biết?

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 74 đến 76 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay dạy: 08/01/2010( 7A1) 10/01/2020( 7A2) Tiết 74 – Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. - Vận dụng ở 1 mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Thái độ: - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc. - Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào đời sống. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một số câu tục ngữ có liên quan đến chủ đề 2. Học sinh: Đọc và giải nghĩa các câu TN. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hợp tác, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Động não, học tập hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu NT và ý nghĩa các TN về thiên nhiên và LĐSX? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Đọc một số câu TN về con người và xã hội mà em biết? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung GV HD đọc: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối... GV: Đọc mẫu -> HS đọc (2 HS) - Giải thích từ khó (Giải nghĩa kết hợp trong quá trình đọc - hiểu VB). ? Ta có thể chia 9 câu tục ngữ trong bài I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 3 nhóm: thành mấy nhóm? HS: HĐN ban/ 2’ HS: đọc câu 1 HĐ nhóm bàn – tìm hiểu ND, ý nghĩa câu TN? (3’) GV gợi ý: ? Nếu chữ mặt chỉ sự hiện diện thì một mặt người, mười mặt của có nghĩa là gì? ? Cả câu có nghĩa gì? - Sự hiện diện của 1 người bằng sự hiện diện của mười thứ của cải. ? Câu tục ngữ có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? ? Câu TN khẳng định điều gì? HS trả lời – HS NX, GV NX ? Bài học kinh nghiệm sống này là gì? ? Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào? - Phê phán những trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”. ? Tìm một số câu TN có nghĩa tương tự? - Người làm ra của chứ của không làm ra người. - Người sống hơn đống vàng. - Lấy của che thân chứ không lấy thân che của. HS: đọc câu 2 ? Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? Tại sao “Cái răng cái tóc là góc con người”? ? Kinh nghiệm nào của nhân dân ta được đúc kết từ câu tục ngữ này? ? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì? HS: đọc câu 3 ? Các từ: Đói, rách chỉ hiện tượng gì ở con người? - Thiếu thốn cái ăn cái mặc. HS: HĐ cặp đôi 1’ ? Sạch, thơm chỉ - Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1, 2, 3) - TN về học tập, tu dưỡng (câu 4,5, 6) - TN về quan hệ ứng xử (câu 7, 8, 9) II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Tục ngữ về phẩm chất con người a. Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của. -> NT: Nhân hoá, so sánh, hoán dụ - Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta. => Con người là thứ của cải quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải, vật chất. - Yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người. Không để của cải che lấp con người. b. Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người. - Những chi tiết nhỏ nhất cũng làm nên vẻ đẹp con người => Khuyên mọi người hãy biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất. c. Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. điều gì ở cong người? - Phẩm chất trong sáng bên trong của con người ? Cả câu có nghĩa là gì? ? Nghệ thuật câu tục ngữ sử dụng? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? ? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? GV: Liên hệ ? Tìm những câu tục ngữ tương tự với câu tục ngữ này? - Chết trong còn hơn sống đục. - Giấy rách phải giữ lấy lề. HS đọc câu 4 ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? Tác dụng của cách dùng từ đó? ? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? GV: Liên hệ thực tế ? Tìm một số câu nói có nghĩa tương tự? - Chim khôn tiếng hót rảnh rang; Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - Ăn trông nồi ngồi trông hướng. - Ăn không nên đọi, nói không nên lời. - Ăn có nhai, nói có nghĩ. - Lời nói gói vàng. - Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. HS: đọc câu 5 ? Em hiểu câu TN này ntn? - Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. ? Nói như vậy để nhằm mục đích gì? ? Câu TN còn có ý nghĩa gì khác nữa - Cho dù thiếu thốn vật chất nhưng vẫn phải giữ phẩm giá trong sạch. -> NT ẩn dụ, đối lập. Nhấn mạnh phẩm giá của con người. => Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi, bán rẻ lương tâm, đạo đức. 2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng a. Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở. -> NT: Điệp từ, liệt kê -> Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. => Phải học hỏi từ cái nhỏ cho đến cái lớn. Cần thành thạo mọi việc, khéo léo, giỏi giang, toàn diện, tỉ mỉ b. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. => Khẳng định vai trò và công lao to lớn của người thầy đối với sự thành công của người học. => Phải luôn kính trọng và biết ơn người trong việc giáo dục đạo đức con người? ? Tìm câu nói có nghĩa tương tự? - Muốn sang phải bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. HS: đọc lại câu 6, HĐ nhóm 2 (3’) HS trả lời- NX ? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? Mục đích của cách nói đó là gì? - Cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè. ? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? Từ đó dân gian muốn có lời khuyên nào cho con người? HS: TLN đôi (1p) ? Câu 5, 6 mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? GV: Liên hệ thực tế. HS: đọc câu 7 ? Giải nghĩa từ: Thương người, thương thân - Thương người: tình thương dành cho người khác; thương thân: tình thương dành cho bản thân mình. ? Câu TN có sử dụng BPNT nào? ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì? - Thương mình thế nào thì thương người thế ấy. ? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? HS: đọc câu 8 ? Giải nghĩa từ: quả, cây, kẻ trồng cây? ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì? ? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu TN này? ? Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh nào? HS: liên hệ và bộc lộ suy nghĩ ? Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó? thầy. c. Câu 6: Học thầy không tày học bạn. => Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn. - Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. 3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử a. Câu 7: Thương người như thể thương thân. -> NT: So sánh => Hãy thương người khác như thương chính bản thân mình. Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha. b. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, đó là điều ta nên nhớ. - Không có gì tự nhiên có cho ta. Mọi thứ ta được hưởng thụ đều do công sức của con người. => Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải trân trọng, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên thành quả đó. HS: đọc câu 9 ? Giải nghĩa các từ: một cây, ba cây, hòn núi cao. -> Một cây: chỉ sự đơn lẻ, ít ỏi. Ba cây: chỉ sự liên kết, nhiều. ? Nghĩa đen của câu 9 là gì? ? NT được sử dụng trong câu TN? Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì? GV: Liên hệ thực tế mọi mặt. ? Bài học rút ra từ kinh nghiệm đó là gì? - Tinh thần tập thể trong lối sống và việc làm - Tránh lối sống cá nhân. ? Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt? ? Chín câu tục ngữ trong bài đã đem đến cho ta những kinh nghiệm gì? ? Các câu tục ngữ có ý nghĩa gì đối với con người? Hoạt động 3: Luyện tập ? Để có được những câu TN thể hiện những kinh nghiệm quý báu như vậy thì phải đòi hỏi ở người ND điều gì? ? Khi vận dụng các câu TN cần chú ý điều gì? Không lãng phí, không được phản bội quá khứ. c. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. NT: Ẩn dụ, hoán dụ => Đoàn kết sẽ là sức mạnh. Chia rẽ sẽ không việc nào thành công. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp ngữ. - Tạo vần, nhịp làm cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Nội dung: - Truyền thống đạo lí và sự tôn vinh giá trị con người. - Bài học về cách ứng xử trong c/s. 3. Ý nghĩa: - Không ít các câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. III. Luyện tập: 1. Các kinh nghiệm của nhân dân chủ yếu dựa trên sự quan sát. -> Cần lưu ý khi vận dụng TN trong đời sống. 2. Tìm thêm một số câu TN về TN và LĐSX mà em biết. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dung - Viết 1 đoạn văn ngắn nâu suy nghĩ của em về 1 câu TN mà em thích trong bài học. - HS viết bài các nhân (5’) - HS trao đổi bài cho nhau, bổ sung, NX - HS đọc trước lớp, GV NX. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc các câu TN, tìm nghệ thuật được sử dụng và nội dung ý nghĩa của từng câu. - Làm bài tập phần luyện tập - Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn nghị luận + Đọc kĩ VD, trả lời các câu hỏi/SGK. + Nắm được nhu cầu NL, thế nào là văn nghị luận, đặc điểm của văn NL. ............................... * * * .............................. Ngày giảng: 08: /01/2020 ( 7A1) 10 /01/2020 ( 7A2) TIẾT 75: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (MỤC I) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kĩ hơn kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống. - Biết vận dụng văn nghị luận vào cuộc sống (dạng nói) 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một văn bản nghị luận mẫu. 2. Học sinh: Đọc chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong đời sống hàng ngày các em gặp rất nhiều bài thuộc dạng văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận, các dạng tồn tại của văn nghị luận, ý nghĩa trong đời sống, đặc điểm của văn nghị luận? Bài học hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung ? Trong cuộc sống hàng ngày, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như: Vì sao em đi học? Hoặc vì sao con người cần phải có bạn bè không? ? Em hãy nêu một số câu hỏi khác về những vấn đề tương tự? - Vì sao em thích xem phim? Vì sao em thích bóng đá? Làm thế nào để học giỏi môn Ngữ văn?... HS: HĐN đôi/ 2’ -> trình bày. ? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao? HS: TLN 4/2p ? Để trả lời những câu hỏi như thế, em thường gặp những kiểu VB nào trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình? Hãy kể tên một vài kiểu VB mà em biết? - Bình luận, xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học ? Như vậy em có nhận xét gì về nhu cầu nghị luận của con người trong đời sống? ? NL thường được thể hiện bằng những kiểu văn bản nào? HS: đọc VB “Chống nạn thất học” ? Bài viết đề cập đến nội dung gì? I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận. - Nhu cầu nghị luận của con người là rất lớn. Tồn tại khắp nơi trong đời sống, đề cập đến lĩnh vực trong đời sống => Văn nghị luận thường được thể hiện dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phê bình... 2. Thế nào là văn nghị luận? a. Ví dụ: Chống nạn thất học - Nội dung: Nêu thực trạng thất học của nhân dân ta và yêu cầu, biện pháp chống nạn thất học sau Cách mạng tháng Tám ? Bác viết bài này nhằm mục đích gì? ? Em có suy nghĩ gì về quan điểm, tư tưởng này của Bác? - Hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thực tế -> Có ý nghĩa ? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện? HS: HĐN bàn/ 4p ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? ? Tìm câu văn mang luận điểm (thể hiện cho ý chính) đó? ? Để ý kiến có sức thuyết phục Bác đã nêu lên những lí lẽ nào? ? DC nào được Bác nêu ra ở đây? ? LĐ2 là gì? ? Luận điểm này được thể hiện qua câu văn nào? ? Tìm các lí lẽ và dẫn chứng làm rõ cho luận điểm này? năm 1945. - Mục đích ý kiến: Thể hiện quan điểm, tư tưởng, ý thức chống nạn thất học của Bác, kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học: Phải nâng cao dân trí để xây dựng Tổ Quốc. - Đối tượng Bác hướng tới: toàn thể nhân dân VN. * Hệ thống luận điểm: *) LĐ1: Sự cần thiết, cấp bách phả nâng cao dân trí. + Câu mang luận điểm: "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí" + Lí lẽ: - Xưa, dân ta thất học là do chính sách ngu dân của Pháp. - Hầu hết người Việt Nam mù chữ thì đất nước không tiến bộ được. - Nay, muốn xây dựng nước nhà, mọi người dân đều phải cấp tốc nâng cao dân trí. + Dẫn chứng: - TDP hạn chế mở trường học, không muốn dân ta biết chữ để dễ bề cai trị. + 95% người dân VN mù chữ. *) LĐ2: Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học. + Câu mang luận điểm: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết cần phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”. + Lí lẽ: - Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ - Người chưa biết chữ cần gắng sức mà học cho biết. - Phụ nữ càng cần phải học. + Dẫn chứng: ? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? ( Không, vì phải có lý lẽ, giải thích rõ một một vấn đề) ? Nhận xét gì về lí lẽ và dẫn chứng mà Bác đã đưa ra trong bài viết này? ? Vấn đề được đưa ra bàn luận có ý nghĩa gì? ? Bài văn muốn xác lập cho người đọc người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó cần phải làm gì? GV: Chốt ? Vậy em hiểu thế nào là văn NL? Đặc điểm của văn NL. HS: đọc phần ghi nhớ sgk GV: khái quát lại nội dung bài học. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Trong các tình huống sau, tình huống nào y/cầu dùng phương thức NL: ? a. Quang cảnh lũ lụt ở miền Trung vừa qua. b. Một tấm gương học tốt c. Cảm nghĩ của em về phong trào “ Vì em hiếu học” d. Bàn về biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. ? Làm thế nào để nhận biết một văn bản thuộc thể văn nghị luận? - Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp đồng bào thất học trong những năm qua. - Vợ chưa biết - chồng bảo, em chưa biết - anh bảo, cha mẹ không biết - con bảo, người ăn người làm không biết - chủ nhà bảo, các nhà giàu có - mở lớp học dạy người không biết chữ... => Lí lẽ: Đầy đủ, chặt chẽ, có lí, có tình, làm cơ sở cho luận điểm => Dẫn chứng: Cụ thể, toàn diện, thiết thực, thuyết phục người đọc, người nghe => Ý nghĩa: Đây là vấn đề quan trọng, to lớn, góp phần đẩy lùi giặc dốt sau Cách mạng tháng Tám 1945. => Muốn xác lập cho người đọc người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó cần phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. => Văn nghị luận b. Ghi nhớ: sgk * Bài tập: 1. Bài 1: d. Bàn về biện pháp phòng chống cận thị học đường 2. Bài 2: Một văn bản thuộc thể văn nghị luận bao giờ cũng thể hiện ở một số khía cạnh: - Nội dung: Bàn bạc về các vấn đề thiết yếu được mọi người quan tâm tranh luận - Mục đích: hướng tới một hoặc nhiều đối tượng nhằm bàn luận, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc, làm sáng tỏ chân lí, đồng thời thuyết phục người đọc, người nghe. - Phương thức biểu đạt: chủ yếu là lập luận, có luận điểm cụ thể rõ ràng, hệ thống lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. * HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng HS hoạt động nhóm (3’): GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ: 4 tổ tự ra đề nghị luận tổ nào ra được nhiều đúng tổ đó sẽ thắng GV nhận xét, đánh giá - Văn nghị luận dùng để làm gì? Ta thường gặp trường hợp nghị luận ở đâu? Đặc điểm của văn nghị luận? * HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng - Khi nào ta cần nghị luận? Trong đời sống hàng ngày chúng ta có khi nào dùng văn nghị luận chưa? - EM thường gặp văn NL ở đâu? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học bài theo ghi nhớ sgk, nhớ kĩ thế nào là văn nghị luận, đặc điểm của văn nghị luận. - Chuẩn bị phần luyện tập. + Làm bài tập 1,2 ra nháp. - Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận (bài tập 3 trang 10) ? Đọc kĩ ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk, đọc trước phần ghi nhớ và bài tập. ............................... * * * .............................. Ngày giảng: 11/01/2020 (7A1A2) TIẾT 76:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (MỤC II) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn lại đặc điểm văn nghị luận. - Giải các bài tập phần II. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kĩ hơn kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnnăng lực sử dụng ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một văn bản nghị luận mẫu. 2. Học sinh: Học bài, làm trước bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.... 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn nghị luận? ? Mỗi nhóm 2 bàn ra 3 đề văn nghị luận trong 2 phút. - HS thi làm nhanh, tổ nào làm đúng hết được biểu dương trước lớp. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Giờ trước các em đã nắm được khái niệm và đặc điểm của văn nghị luận. Hôm nay, chúng ta cùng làm các bài tập phần II để củng cố kiến thức về văn NL. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 3: Luyện tập HS đọc bài tập 1. ? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? ? Tác giả đề xuất ý kiến gì? ? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? ? Tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? HS: HĐN4 / bảng phụ (5p) GV: Đưa bảng phụ HS đối chiếu II. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Đây là một bài văn nghị luận. - Vì nhan đề là một ý kiến, một luận điểm. Mở bài là nghị luận, kết bài là nghị luận, thân bài trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. - Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. + Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu sau: có thói quen tốt và thói quen xấu - Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách - Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa bãi ( ăn chuối xong ? Bài NL này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế không? ? Em có tán thành ý kiến của người viết không? Vì sao? - Chúng ta tán thành với ý kiến trong bài viết vì những ý kiến giải thích của tác giả nêu đều đúng đắn, cụ thể tốt xấu nhưng đã thành thói quen của XH. HS đọc bài tập 2. ? Hãy tìm bố cục của bài văn trên? HS: HĐN 6( 5’) HS: Trình bày kết quả GV: Đưa dàn bài/ bảng phụ để đối chiếu, nhận xét... HS đọc VB: "Hai biển hồ” ? VB đó là văn bản tự sự hay NL? GV: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống của con người. là vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường...) những nơi khuất, nơi công cộng, rác đầy rẫy, ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy hiểm. - Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế đời sống. 2. Bài tâp 2: - MB: Giới thiệu các thói quen: tốt và xấu. - TB: Trình bày các thói quen xấu cần loại bỏ, phên phán. - KB: Đề xuất hướng phân đấu tự giác của mọi người để tạo nếp sống đẹp, văn minh. 3. Bài tập 4: - Đây là bài văn nghị luận viết theo lối quy nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra một suy nghĩ, một định lí trong cuộc sống con người. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV ra đề bài: HS cũng cần tích cực tham gia chống rác thải ở địa phương. Hãy nêu ý kiến của em trong một đoạn văn 5 dòng. - HS HĐ cá nhân. Tự viết, trao đổi bài, NX và bổ sung. GV NX - Văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì? - Văn nghị luận có gì khác so với văn miêu tả, tự sự và biểu cảm? * HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Yêu cầu mỗi học sinh tự ra 1 đề và trao đổi tại sao đó là đề nghị luận? GV nhận xét. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học ghi nhớ, Xem lại bài tập phần luyện tập. - Học bài, nắm kĩ thế nào là văn nghị luận, đặc điểm của văn nghị luận. - Chuẩn bị bài: Đặc điểm chung của văn nghị luận ? Đọc kĩ các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk. Đọc trước phần ghi nhớ và bài tập. ............................... * * * ...............................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_74_den_76_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan