I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , tục ngữ Việt Nam .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý sgk , sưu tầm những câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra việc soạn bài và nhắc nhở ý thức học tập của học sinh ở học kỳ II.
3. Giới thiệu bài .
274 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8 /1/2011
Ngày dạy:.11/1/2011
Tuần 20. Bài 20 .Tiết 73.
Tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất
I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , tục ngữ Việt Nam .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý sgk , sưu tầm những câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra việc soạn bài và nhắc nhở ý thức học tập của học sinh ở học kỳ II.
3. Giới thiệu bài .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nắm sơ lược về tục ngữ và những đặc điểm của nó .
1. Lệnh học sinh đọc chú thích (*)
2. Hãy khái quát những điểm cần lưu ý về tục ngữ .
Nói đến tục ngữ thường phải chú ý tới nghĩa đen và cả nghĩa bóng .
Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp , gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu .
Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp , nghĩa ẩn dụ , nghĩa biểu trưng .
* Tục ngữ với thành ngữ :
- Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói , đều dùng hình ảnh để diễn đạt , dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống .
- Khác nhau :
+ Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ , mang hình thức cụm từ cố định .
Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh .
+Thành ngữ có chức năng định danh – gọi tên sự vật , gọi tên tính chất trạng thái hay hành động của sự vật , hiện tượng .
Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận , một lời khuyên .
=> Một đơn vị thành ngữ chưa thể coi là một văn bản ; Mỗi câu tục ngữ được xem như một văn bản đặc biệt , một tổng thể thi ca nhỏ nhất .
* Tục ngữ với ca dao :
+ Tục ngữ là câu nói .
Ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca .
+ Tục ngữ thiên về duy lí .
Ca dao thiên về trữ tình .
+ Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm .
Ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu , khai thác những giá trị của các câu tục ngữ ; liên hệ được những câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm đúc kết về sự thay đổi môi trường khí hậu , thời tiết .
3. Lệnh học sinh đọc toàn văn bản , chú ý cách ngắt nhịp.
4. Có thể chia 8 câu tục ngữ làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó.
5. Với câu tục ngữ thứ nhất , hãy cho biết nghĩa của câu tục ngữ .
6.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
7. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
8.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện như thế nào ?
9. Hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong câu tục ngữ trên .
- Nhận xét , chốt ý .
10. Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ thứ hai là gì ?
11.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
12. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
13.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
14.Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ thứ ba ?
15.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong tục ngữ ?
16.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? 17.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ 4 ?
18.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
19.Nêu một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm trong câu tục ngữ ?
20.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
* Hãy nêu những câu tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên , thời tiết , khí hậu .
21.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 5 ?
22.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
23.Một số trường hợp áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
24.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
Tất đất chỉ là một mảnh đất rất nhỏ ( tấc : đơn vị cũ đo chiều dài , bằng 1/10 thước mộc ( 0,0425 m ) hoặc 1/10 thước đo vải ( 0,0645 m ) ; đơn vị đo diện tích đất bằng 1/10 thước , tức 2,4m2 (Bắc bộ )hay 3,3 m2 ( tấc Trung Bộ ) . Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li , hiếm khi đo bằng tấc , thước . Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn , quý giá vô cùng . Câu tục ngữ lấy cái rất nhỏ ( tấc đất ) để so sánh với cái rất lớn ( tấc vàng )
25.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 6 ?
26.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
27.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
28. Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 7 ?
Mở rộng :
+ Nước : một lượt tát, một bát cơm.
+ Phân : Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
29.Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
30.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
31.Câu tục ngữ thứ 8 có ý nghĩa như thế nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh khái quát lại những giá trị vừa tìm hiểu .
32.Hãy khái quát lại những nét nổi bật của các câu tục ngữ vừa phân tích .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập .
33. Chia lớp làm 4 nhóm thực hiện theo yêu cầu phần luyện tập ; nhóm nào nhiều hơn là nhóm giành chiến thắng .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Đọc .
Khái quát .
Nghe .
Nghe .
Đọc văn bản .
Xác định .
Hai nhóm :
+ Nhóm 1 ( câu 1 , 2 , 3 , 4) : thiên nhiên
+ Nhóm 2 ( câu 5 , 6 , 7 , 8 ) : lao động sản xuất .
Giải thích .
Tháng năm đêm ngắn , tháng mười ngày cũng ngắn -> kinh nghiệm nhận biết về thời gian .
Trình bày .
Kinh nghiệm được đúc rút từ sự quan sát của người xưa trước một hiện tượng lặp đi lặp lại.
Trình bày
Có thể vận dụng câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc trong mùa hè và mùa đông.
Nhận xét .
Giúp con người có ý thức sử dụng thời gian, có kế hoạch sắp xếp công việc.
Thảo luận theo bàn .
- Vế 1 : Đêm tháng năm ……
- Vế 2 : Ngày tháng mười …….
- năm – nằm ( ăm )
mười – cười ( ươi )
- Vần lưng ( vần gieo ở giữa vế ) hay còn gọi là yên vận .
- Đêm …… sáng ( V1 )
Ngày ……… tối ( V2 )
- Đêm tháng năm – ngày tháng mười .
- Đêm – ngày ; sáng tối .
Trình bày .
Nhiều sao ® ít mây ® nắng và ngược lại.
Trình bày .
Từ sự quan sát.
Trình bày .
Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc, thiết bị.
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Từ sự quan sát, nắm qui luật thiên nhiên để đối phó.
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Từ sự quan sát, kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết.
Trình bày .
Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc
Trình bày .
Nêu những câu tục ngữ đúc kết các hiện tượng tự nhiên .
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc .
- Tháng giêng rét dài , tháng hai rét lộc , tháng ba rét nàng Bân .
- Ông tha nhưng bà chẳng tha , còn sợ cái bão mồng ba tháng mười .
- Gió nam đưa xuân sang hè .
- Tua rua mọc : vàng cây héo lá ; tua rua lặn : chết cá chết tôm .
- Éùn bay thấp mưa ngập cầu ao ; én bay cao mưa rào lại tạnh .
……………………..
Trình bày .
Trình bày .
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở , người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất và bảo vệ được đất . Đất là vàng , một loại vàng sinh sôi . Vàng ăn mãi cũng hết ( Miệng ăn núi lở ) còn chất vàng của đất khai thác mãi cũng không cạn
Trình bày .
Phê phán hiện tượng lãng phí đất , đề cao giá trị của đất .
Trình bày .
Nghe .
Trình bày .
Trình bày .
Căn cứ vào giá trị kinh tế của các sản phẩm thu được. Có thể hiểu : tôm cá có giá trị cao nhất ® tiếp theo là rau quả ® sau mới đến lúa gạo.
® Tuy nhiên kinh nghiệm này đúng với tuỳ nơi có điều kiện.
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Áùp dụng rộng rãi và hoàn toàn đúng trong việc trồng lúa. Hiện nay nhà nước đang chú trọng công tác thuỷ lợi, sản xuất phân bón, nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao.
Trình bày .
Trình bày .
Điều kiện thời vụ quyết định hơn yếu tố cày , bừa , làm đất …
Khái quát .
Nghe .
Cá nhân trong mỗi nhóm tập hợp các câu tục ngữ đã sưu tầm theo đúng chủ đề .
I. Khái niệm tục ngữ.
- Về hình thức : mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn . Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn , hàm súc , kết cấu bền vững .
- Về nội dung tư tưởng : tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên , lao động sản xuất , con người , xã hội .
- Về sử dụng : tục ngữ được nhân dân vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống . Nó giúp nhân dân có được kinh nghiệm để nhìn nhận , ứng xử , thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống . Trong ngôn ngữ , tục ngữ làm đẹp , làm sâu sắc thêm lời nói .
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc văn bản .
2. Tìm hiểu văn bản .
Câu 1 :
Tháng năm ( âm lịch ) đêm ngắn, ngày dài.
Tháng mười ( âm lịch ) đêm dài, ngày ngắn.
® Con người có ý thức sử dụng thời gian, sắp xếp công việc.
- Kết cấu : ngắn gọn , có hai vế .
-Vần : vần lưng .
- Phép đối :
+ Đối vế .
+ Đối ngữ .
+ Đối từ .
+ Nhịp : 3/2/2
-> Các vế đối xứng nhau về hình thức , nội dung .
Câu 2 :
Đêm trước trời nhiều sao ® hôm sau nắng ; ít sao ® hôm sau mưa
® Con người có ý thức quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc
Câu 3 :
Khi trên trời có ánh mây vàng màu mỡ gà tức sắp có bão.
® Con người có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu … ( Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết – dự đoán bão ).
Câu 4 :
Tháng 7, nếu kiến bò nhiều (di chuyển lên cao) là sắp lụt.
® Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng , chống.
Câu 5 :
Đất được coi như vàng, quý như vàng.
® Con người có ý thức quý trọng và giữ gìn đất.
Câu 6 :
Thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho con người : nuôi trồng ® làm vườn ® làm ruộng.
® Con người có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất có hiệu quả.
Câu 7 :
Thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước ® phân bón ® công lao động ® giống lúa.
® Con người có ý thức về tầm quan trọng của các yếu tố trên.
Câu 8 :
Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với nghề trồng trọt.
® Con người có ý thức trồng đúng thời vụ và làm đất kĩ.
III. Tổng kết .
Ghi nhớ ( Sgk / Tr 5 )
IV. Luyện tập .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà .
- Tiếp tục sưu tâm tục ngữ theo chủ đề vừa học .
- Chuẩn bị phần học : “ Chương trình địa phương”
Sưu tầm ca dao , tục ngữ , bài thơ viết về Bến Tre . Đặc biệt những câu tục ngữ có liên quan đến môi trường .
Ngày soạn:9/1/2011
Ngày dạy:11/1/2011
Tuần 20. Bài 19 .Tiết 74 .
Chương trình địa phương
(Phần văn và Tập làm văn )
I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề . Sưu tầm những câu tục ngữ có liên quan đến môi trường .
- Bước đầu tiên biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa.
- Mở rộng thêm sự hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , địa chí Bến Tre , ca dao , dân ca đồng bằng sông Cửu Long .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh .
3. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh nội dung sưu tầm .
- Nội dung sưu tầm (phần I SGK)
- Các dị bản đều được tính.
- Nội dung ca dao, dân ca Bến Tre :
+ Nét nổi bật của ca dao Bến Tre là thể hiện tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên , sản vật , những nỗi niềm và khát vọng về tương lai xã hội , con người bằng ngôn ngữ và lối diễn đạt mang sắc thái địa phương .
* Về phong cảnh và sản vật :
+ Mượn sản vật để bày tỏ tình cảm hay giải bày tâm sự buồn vui , yêu thương, hờn giận .
+ Từ nỗi nhớ vị ngon ngọt của món ăn , người ta nhớ đến tên đất , tên làng , tên sông , tên hồ
+ Từ sản vật ,biến thành biểu tượng của quê hương non nước .
* Về xã hội và con người .
+ Lời tâm sự , sẻ chia về cái nghèo không nhuốm màu bi quan mà chứa đựng hi vọng ở sự đổi mới :
“Đừng than cái áo rách tay
Trời kia ngó lại vá may mấy hồi .
+ Tình yêu tình người gắn với với tôm , cá , đó , đăng …
“Anh đừng ham đó , bỏ đăng - Ham lê quên lựu , ham trăng quên đèn”
* Về thể thơ và ngôn ngữ :
+ Phần nhiều là hình thức lục bát biến thể .
+ Dùng từ ngữ thuộc vốn từ địa phương .
- Tục ngữ Bến Tre :
Tục ngữ Bến Tre được thể hiện bằng hình ảnh vần điệu và lối nói riêng mang sắc thái địa phương .
* Những kinh nghiệm nhận biết thời tiết như nắng , mưa , gió bão , hạn hán , lụt lội .
* Kinh nghiệm thời vụ , mùa màng sản xuất , thu hoạch .
* Về gia đình và xã hội :
+ Về truyền thống gia đình dòng tộc .
+ Nói về nếp sống tiết kiệm , dành dụm , lo toan :
Nợ quá gia tài đắp chiếu dài mà ngủ .
+ Nói về cách ứng xử vời con người và hoàn cảnh :
-Giàu cha giàu mẹ thì ham – Giàu cô chú bác ai làm nấy ăn
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh nguồn sưu tầm.
Tìm hiểu trên các thông tin sách , báo , những người xung quanh .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm.
Hỏi cha , mẹ , người địa phương , người già , nghệ nhân hoặc nhà văn hoá ở địa phương .
-Tìm trong sách báo địa phương
- Tìm trong các bộ sưu tập lớn về ca dao , dân ca , tục ngữ ở thư viện trường .
- Ghi chép vào vở bài tập .
- Phân loại ca dao , tục ngữ theo từng chủ đề .
- Các câu cùng chủ để sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu câu .
- Sau khi đã sưu tầm ghi chép đầy đủ yêu cầu về số lượng các thể loại trên , các em hãy sắp xếp , tổ chức các tư liệu đã có để thành một văn bản sưu tầm hoàn chỉnh về văn học dân gian địa phương Bến Tre .
- Mỗi em ít nhất 20 câu.
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Nghe .
Nghe .
Nghe .
I. Nội dung sưu tầm .
Các câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương Bến Tre ( mang tên riêng địa phương , nói về sản vật, di tích , thắng cảnh , danh nhân , sự tích , từ ngữ địa phương …) – Chú ý những câu tục ngữ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người .
II. Nguồn sưu tầm .
Tìm trong sách , báo in ấn ca dao, tục ngữ nói về địa phương.
III.Cách sưu tầm .
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân, nhà văn ở Bến Tre .
- Viết vào vở, phân loại ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Sắp xếp theo trật tự A,B,C….
Hoạt động 5 : Hướng dẫn công việc ở nhà .
- Lập kế hoạch sưu tầm cho những vấn đề trên .
- Chuẩn bị phần học : “ Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
+ xác định luận điểm , lí lẽ , dẫn chứng ở các văn bản .
+ Phân biệt mục đích văn nghị luận với tự sự , mieu tả , biểu cảm .
Ngày soạn:10/1/2011
Ngày dạy:13/14/1/2011
Tuần 20,21 Bài 20 .Tiết 75,76 .
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Nhận biết được văn nghị luận .
- Có ý thức đúng đắn khi bàn luận vấn đề .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , rèn luyện viết kĩ năng nghị luận , bảng phụ .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo gợi dẫn câu hỏi sgk .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3.Giới thiệu ba
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhu ầu nghị luận và văn bản nghị luận .
1.Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không ? (các ý SGK/7)
2. Hãy nêu thêm các câu hỏi về vấn đề tương tự ?
- Vấn đề cần giải quyết : bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn tạo nên lối sống đẹp .
- Dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc người nghe về tác hại của thuốc lá -> vấn đề cần giải quyết : thuyết phục mọi người hạn chế , xóa bỏ thói quen hút thuốc lá .
3.Gặp lại các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ?
4. Vì sao tự sự , miêu tả , biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi ?
5.Hàng ngày, trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường giặp những kiểu văn nào ?
6.Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ?
Þ Như vậy văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.
7. Như vậy dùng văn nghị luận để làm gì ?
Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó .
Văn nghị luận là một thể văn dùng lí lẽ phân tích , , giải quyết vấn đề .
7. Vậy khi nào thì có nhu cầu nghị luận ?
8. Lệnh học sinh đọc văn bản “Chống nạn thất học”
9. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì ?
10. Để thực hiện mục đích ấy, bài văn viết nêu ra những ý kiến nào ?
11. Những ý đó được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm đó ?
12. Câu luận điểm có đặc điểm gì ?
13. Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ? Hãy liệt kê lý lẽ ấy ?
Gợi ý :
- Vì sao nhân dân ta phải biết đọc, biết viết ?
- Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không ? Thực hiện được bằng cách nào ?
14. Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không ?
15. Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc , người nghe một tư tưởng , quan đểm nào ?
16. Lí lẽ , dẫn chứng Bác đưa ra thuyết phục ở chỗ nào ?
17. Vậy đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ?
18. Mục đích của văn nghị luận là gì ?
19. Có thể thực hiện mục đích trên bằng miêu tả , kể chuyện , biểu cảm được không ? Vì sao ?
20. Vậy , những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới điều gì ?
21. Lệnh học sinh đọc lại ghi nhớ .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập .
22. Lệnh học sinh đọc văn bản .
23. Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
24. Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Câu văn nào thể hiện ý kiến đó ?
25. Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó.
26. Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào ?
27. Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ?
28. Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
29. Hãy xác định bố cục của bài văn trên .
- Nhận xét , sử dụng bảng phụ chốt ý .
30. Lệnh học sinh đọc văn bản “ Hai biển hồ” .
31. bài văn trên là văn bản tự sự hay nghị luận ?
Dẫn chứng 1 : Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá , nên cũng có ,thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà , cả trong phòng khách lịch sự , sạch bong . Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn .
- Lí lẽ 2 : Một thói quen xấu ta thường gặp hành ngày , ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi . Aên chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa , ra đường … . Thói quen này thành tệ nạn .
Dẫn chứng 2 : Một xóm nhỏ , con mương sau nhà thành con sông rác … Những nơi khuất , nơi công cộng , lâu ngày rác cứ ùn lên , khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề .
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ , cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường . Vì thế trẻ em , cụ già giẫm phải , chảy máu chân rất nguy hiểm .
Nghe .
Trình bày .
Đó là những câu hỏi mà ta vẫn thường bắt gặp trong đời sống .
Nêu câu hỏi .
- Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì ?
- Vì sao hút thuốc lá là có hại ?
- Vì sao em đi học ?
- Vì sao con người cần phải có bạn bè ?
…vv
Trình bày .
Trả lời những câu hỏi đó bằng thể văn nghị luận , dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc , đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra .
Trình bày .
Vì các kiểu văn bản đã học chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục, chứ không phải là lý lẽ để đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi.
VD : Con người không thể thiếu bạn. Vậy “bạn” là gì ? ® không phải chỉ kể hoặc tả một người bạn là giải quyết được vấn đề, mà phải có luận điểm, lý lẽ dẫn chứng mới có tác dụng thuyết phục.
Trình bày .
Bài xã luận, phát biểu cảm nghĩ, các ý kiến trong cuộc họp .
Nêu tên văn bản .
-Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ 02/9/1945
-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác 23/9.
- Các bài khác trên báo, truyền hình …
Trình bày .
Nghe .
Trình bày .
Đọc văn bản .
Xác định .
Kêu gọi thuyết phục nhân dân chống nạn thất học.
Trình bày .
Nhân dân phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước ® muốn vậy phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ giúp đồng bào thoát khỏi cảnh mù chữ.
Thảo luận xác định luận điểm .
Câu văn : “Mọi người VN phải biết quyền lợi, bổn phận … xây dựng nước nhà “ ® thể hiện ở nhan đề.
Nhận xét .
Câu luận điểm khẳng định một ý kiến, một tư tưởng, quan điểm.
Trình bày .
- Pháp cai trị nước ta , thi hành chính sách ngu dân để dễ lừa dối và bốc lột dân ta.
- 95% người Việt Nam mù chữ thì tiến bộ làm sao được .
- Nay ta đã giành được quyền độc lập thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để mọi người có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước nhà.
- Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.
- Những người chưa biết chữ gắng sức học cho biết.
- Các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia.
- Phụ nữ càng cần phải học để theo kịp nam giới.
Trình bày .
Không . Vì , không có những lập luận sắc bén, thuyết phục để giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống.
Nhận xét .
Lí giải .
Thuyết phục ở chỗ :
- Nhân dân không hiểu biết , trình độ dâ
File đính kèm:
- Ngu van 7 hoc ky 2 nam 2011.doc