Giáo án Ngữ văn 11 tiết 33: Tìm hiểu thêm về thành ngữ điển cố (tiết 2)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THÀNH NGỮ ĐIỂN CỐ ( T2 )

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu một số giá trị của thành ngữ. Cho ví dụ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 33: Tìm hiểu thêm về thành ngữ điển cố (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 33 ( lớp 11a5, 11a6 ) Ngày soạn: TÌM HIỂU THÊM VỀ THÀNH NGỮ ĐIỂN CỐ ( T2 ) Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nêu một số giá trị của thành ngữ. Cho ví dụ. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv nêu yêu cầu của bài tập, sau đó gọi hs lên bảng làm. Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường Gv cho một số thành ngữ, yêu cầu Hs đặt câu với mỗi thành ngữ đó. - Mẹ tròn con vuông - Đi guốc trong bụng - Trứng khôn hơn vịt - Nước đổ đầu vịt - Nấu sử sôi kinh - Dĩ hoà vi quý - Lòng lang dạ thú - Con nhà lính, tính nhà quan - Phú quý sinh lễ nghĩa Trước khi hs đặt câu, gv yêu cầu hs phải giải thích nghĩa của những thành ngữ trước. Gv cho hs những điển cố và yêu cầu hs đặt câu với những điển cố đó. Trước kho đặt câu, yêu cầu hs giải thích nghĩa của điển cố. - Gót chân A – sin - Gã Sở Khanh - Nợ như chúa Chổm - Sức trai Phù Đổng - Đẽo cày giữa đường Bài tập 1. – Ma cũ bắt nạt ma mới: Người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nat, doạ dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm. b. - Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, không đi sâu, sát, không tìm hiểu thấu đáo giống như người cưỡi ngựa (đi nhanh), thì không thể ngắm kĩ để phát hiện vẻ đẹp của bông hoa. Có thể thay bằng: qua loa " Nhìn chung, nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện đựơc phần nghĩa, nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng mà sự diễn đạt lại dài dòng. Bài tập 2. Gợi ý: Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì Đó là bọn người lòng lang dạ thú, hãm hại người vô tội đến chết đi sống lại Nhà thì nghèo, nhung lại quen thói con nhà lính tính nhà quan Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi ấy chứ Mày chỉ trứng khôn hơn vịt Anh ấy ngày đêm nấu sử sôi kinh Thôi! Tôi với bác dĩ hoà vi quý Bài tập 3. Gợi ý: Cậu đừng có làm theo kiểu đẽo cày giữa đường như thế Chúng ta hãy tỏ rõ sức trai Phù Đổng vươn mình đứng dậy Tớ thừa biết gót chân A-sin của cậu rồi Vợ chồng họ nợ như chúa Chổm Củng cố Nhắc lại những giá trị của thành ngữ và điển cố Dặn dò. Sưu tầm thêm một số thành ngữ và điển cố, giải thích nghĩa của chúng. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctim hieu ve thanh ngu, dien co, t2.doc