Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 4 - Tiết 14, 15, 16

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả.

 - Thấy được những đặc điểm nổi bật của thể hát nói.

 1/ Kiến thức

 - Đặc điểm nổi bật của thể hát nói.

 - Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam.

 - Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.

 2/ Kĩ năng

 - Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.

 3/ Thái độ

 Giáo dục lí tưởng và nhân cách sống lành mạnh, đúng mực, cao đẹp.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 4 - Tiết 14, 15, 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 18/08/2012 Tiết 13 + 14 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả. - Thấy được những đặc điểm nổi bật của thể hát nói. 1/ Kiến thức - Đặc điểm nổi bật của thể hát nói. - Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam. - Phong cách sống, thái độ sống của tác giả. 2/ Kĩ năng - Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Giáo dục lí tưởng và nhân cách sống lành mạnh, đúng mực, cao đẹp. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11 ... Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Nguyễn Công Trứ. 2/ Học sinh SGK, đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số, tác phong. 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của tình bạn thủy chung, sâu sắc của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Em hãy vẽ sơ đồ và phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 3/ Bài mới *Lời dẫn nhập Trong lịch sử văn học Việt Nam, người ta thường nói đến chữ “ngông”: ngông như Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân và ngông như Nguyễn Công Trứ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được chữ ngông ấy của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK. Cuộc đời của tác giả Nguyễn Công Trứ có điểm gì đáng lưu ý? + Hs đọc và trình bày. - Trình bày vài nét về sự nghiệp của ông. - Nêu vài nét về bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” *Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu Hs đọc với giọng mạnh mẽ, tự hào (6 câu đầu, 7 câu cuối), đùa vui, như trêu ngươi (6 câu giữa). + Gv đọc mẫu + Hs đọc. - Trừ nhan đề bao nhiêu lần tác giả nhắc đến ngất ngưởng trong bài thơ? - Theo em, ngất ngưởng diễn tả một tư thế như thế nào của con người, sự vật ? - Nếu hiểu ngất ngưởng là một thái độ sống thì đó là thái độ sống như thế nào? - Mỗi từ ngất ngưởng gắn liền với quãng đời của nhà thơ, thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài ? - Nguyễn Công Trứ đã ngất ngưởng như thế nào trong thời gian ông còn làm quan? - Gv giải thích rõ các chức quan. - Nhận xét gì về nghệ thuật, giọng điệu của đoạn thơ + Hs nghiên cứu văn bản, phát hiện, đánh giá. - Nguyễn Công Trứ công khai khoe tài năng, danh vị bản thân phải chăng ông là một kẻ khoe khoang, hợm hĩnh? - Hs thảo luận, đưa ra ý kiến. Gv dẫn dắt: Sáu câu thơ đầu là bức chân dung tự họa của nhà thơ về tay ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ. Đương chức thì ngất ngưởng như thế, vậy lúc đã cáo quan rồi ông Hi Văn còn ngông nữa không ? - Tác giả đã làm những gì kể từ lúc “đô môn giải tổ”? + Hs tái hiện theo nội dung tự thuật trong văn bản - Gv tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm. Gv dẫn dắt, nêu vấn đề: Không chỉ có vậy, cái ngất ngưởng của nhà thơ còn thể hiện rõ ở quan niệm sống, thái độ sống. Hãy phân tích điều đó trong các câu 13-17 + HS làm việc theo nhóm, phân tích cái tôi ngất ngưởng thể hiện ở thái độ, quan niệm sống. - Tác giả khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng của mình ở chốn triều chung? Dụng ý của nhà thơ khi khẳng định như vậy? - Tại sao đang nói về cái ngất ngưởng trong những năm tháng đô môn giải tổ, nhà thơ lại quay về chốn quan trường để khẳng định cái ngất ngưởng trong câu thơ cuối cùng chốt lại toàn bài + Hs thảo luận, trả lời. * Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs khái quát những nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả Cuộc đời - Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) - Quê : Nghi Xuân – Hà Tĩnh - Xuất thân trong gia đình Nho học. - Học giỏi, giàu chí, tài hoa, văn võ song toàn nhưng nhiều thăng trầm trên đường công danh. Sự nghiệp: - Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. - Có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một bài phú Nôm nổi tiếng “Nhà nho vui cảnh nghèo” 2/ Tác phẩm Được làm sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu. - Thể loại : hát nói – một thể thơ tự do , phóng khoáng II. Đọc – hiểu văn bản 1/ Ngất ngưởng - Xuất hiện bốn lần. - Một con người, sự vật có chiều cao hơn so với con người và sự vật khác nhưng ngả nghiêng, chực đổ nhưng không đổ à gây cảm giác khó chịu cho người xung quanh. - Thái độ: xem mình cao hơn người khác, thoải mái, tự do, phóng túng không theo một khuôn khổ nào hết. Chốn quan trường ( 6 câu đầu) Ngất ngưởng Chốn hành lạc ( 11 câu tiếp) Chốn triều chung ( Câu cuối) 2/ Ngất ngưởng ở chốn quan trường: Vũ trụ nội mạc phi phận sự à Tưởng như là sự thể hiện lí tưởng nhà nho, nhưng thực chất là sự khẳng định vai trò lớn lao của kẻ sĩ tài tử đối với nợ công danh mà mình phải đảm nhiệm trong cuộc chơi. Hơn nữa đó còn là niềm kiêu hãnh, tự hào vì sự có mặt của mình trên cõi thế, hay nói khác hơn là sự khẳng định bản lĩnh cá nhân cái tôi cá nhân - Khoe tài : giỏi văn chương( thủ khoa), tài dùng binh( thao lược) à văn võ song toàn. - Khoe danh vị xã hội hơn người : tham tán, tổng đốc, đại tướng, phủ doãn. *Nghệ thuật Từ Hán Việt, điệp từ, liệt kê, giọng khoe khoang, phô trương à thể hiện rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân. 3/ Ngất ngưởng ở chốn hành lạc *Việc làm: Cưỡi bò cái về hưu Trái khoáy, Đeo đạc ngựa cho bò khác người, Đi chùa mang theo như trêu hai cô đầu ngươi Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng à phóng túng, tự do, thích gì làm nấy. * Quan niệm sống, thái độ sống: Được mất dương dương người tái thượng -Thái độ: Khen chê phơi phới ngọn đông phong Xem nhẹ những ham muốn vật chất tầm thường vươn lên cuộc sống thanh cao, nghệ sĩ Không tụcà chẳng giống ai Chẳng Trái, Nhạcsơ chungà tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng. è Khẳng định, tự hào, kiêu hãnh: Một mình nhà thơ giữa cõi thế gian, không phải siêu phàm, không vướng nợ trần tục, nhưng cũng vào loại ít ai sánh kịp. Tất cả cũng là để thể hiện cho hết cái tôi cá nhân ngạo nghễ, ngất ngưỡng 4/ Ngất ngưởng ở chốn triều chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông Câu hỏi: chủ từ aiđầy thách thức, đầy tự tin, nhưng cũng đầy cá tính ngông ngạo. à Sự khác biệt của mình với tập đoàn phong kiến đương thời. Một cái tôi riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt, tấm lòng sắt son, trước sau như một đối với đất nước. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Đây là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do, đặc biệt là tự do về vần, nhịp. - Sự kết hợp hài hòa giữa một hệ thống từ ngữ Hán Việt với số lượng lớn từ ngữ Nôm, trong đó có nhiều từ thông tục hằng ngày. 2/ Nội dung Qua thái độ ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống đẹp, có bản lĩnh: hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi được – mất, khen – chê.Ý thức rõ về giá trị bản thân : tài năng, địa vị , phẩm chất. 4/ Củng cố - Từ ngất ngưởng trong bài thơ được hiểu là : a. Một người với thân hình cao vượt hẳn xung quanh trong tư thế ngả nghiêng , chông chênh, không vững chắc. b. Một thái độ khoe tài, tự tôn, cố tình làm những điều khác thường trái với thế tục, lễ giáo phong kiến. c. Một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý thức rất rõ về bản thân của nhà thơ. d. Một quan niệm sống, triết lí sống cao đẹp của Nguyễn Công Trứ “mình vì mọi người, mọi người vì mình” - Suy nghĩ của em về triết lí sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ ? Liên hệ cuộc sống hiện nay. 5/ Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn : 20/08/2012 Tiết 15 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT ( Sa hành đoản ca ) - Cao Bá Quát - A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ mang đầy lí tưởng nhưng lại bế tắc, bất lực và không tìm thấy lối ra trên đường đời trong hoàn cảnh xã hội phong kiến chuyên chế. Hiểu được các hình tượng trong bài và đặc điểm của thơ cổ thể. 1/ Kiến thức - Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát đổi thay. - Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể. 2/ Kĩ năng - Đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại. - Tìm hiểu và phân tích tác phẩm hát nói. 3/ Thái độ Khát vọng kiếm tìm con đường đi đúng đắn trong cuộc đời mỗi con người. Thấy được tình yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tâm hồn phóng khoáng, hướng Phật của nhà thơ. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11 ... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Phân tích cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng”. Chỉ ra điểm hạn chế và tích cực trong quan niệm và phong cách sống đó. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Sống trong một xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” Hoạt động của Gv – Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn ở SGK, rút ra một vài nét chính về cuộc đời Cao Bá Quát. - Gv nói thêm về cuộc đời của tác giả. - Gv em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Bài thơ thuộc thể loại gì? Em hãy nêu đặc điểm của thể loại ấy. - Gv nói rõ hơn về đặc điểm của thể loại. Bài thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Bài thơ có tình cảm phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp khẩn trương, lưu loát mà không bị ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai đặc điểm thì gọi là ca hành. * Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu 3 Hs đọc lần lượt từng cặp câu trong phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ . Lưu ý Hs đọc chậm, đặc biệt là phần dịch nghĩa. - Hs đọc. Vd: + Hs1: Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng + Hs2: (Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số. + Hs3: Người say vô số, tỉnh bao người. - Sau khi đọc xong bài thơ em thấy hiện lên hình tượng văn học nào? - Hãy tìm những chi tiết trong bản dịch thơ miêu tả bãi cát. - Hình ảnh bãi cát được miêu tả trong bài thơ có đặc điểm gì? Đặc điểm ấy cho biết điều gì về con đường mà khách đang phải đi, vượt qua? Cảm nhận của em nếu phải vượt qua một chặng đường như vậy? - Em hãy cho biết ý nghĩa của hình tượng bãi cát. - Trước Cao Bá Quát đã xuất hiện hình ảnh bãi cát trong thơ ca. Đó là những tác phẩm nào? Ý nghĩa biểu tượng của chúng. - Hãy đọc thầm lại câu 1. Qua đó, hãy hình dung dáng điệu và tâm trạng của khách? - Nguyên nhân của sự ngao ngán, mệt mỏi là gì? - Hãy đọc lại hai câu 5, 6 và cho biết điều gì về khách ? - Hạng người ham danh lợi trong cuộc sống đã được tác giả đặc tả và minh họa đặc sắc ra sao? - Tư tưởng sâu sắc mới mẻ của tác giả thông qua câu cuối cùng? - Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. *Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs tổng kết bài học. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Cao Bá Quát ( 1809? – 1855 ), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh. - Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh được người đời tôn là “thánh Quát” - Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX. 2/ Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác Tác phẩm được hình thành trong những lần tác giả đi thi hội qua các tỉnh miền Trung đất cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Thể loại: Thể ca hành II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hình tượng bãi cát dài a. Hình ảnh bài cát Bãi cát lại bãi cát dài Bãi cát dài, bãi cát dài ơi à Điệp ngữ à dài, nối tiếp nhau tưởng như vô tận, trắng xóa đến nhức mắt. Thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của các tỉnh miền Trung. Đi một bước như lùi một bước à việc đi trên cát khó khăn, mệt mỏi, cô đơn. Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng Phía nam núi Nam, sóng dào dạt à Cảm giác về sự bó buộc, ngột ngạt, bế tắc. b. Ý nghĩa của hình tượng bãi cát - Đường đời không bằng phẳng, đầy gian khổ, chông gai. - Sự bế tắc, mệt mỏi, chán nản. à Hình tượng bãi cát dài là một sáng tạo riêng, độc đáo, mới mẻ của Cao Bá Quát. 2/ Hình tượng khách Trường sa phục trường sa à nhịp điệu câu thơ chậm rãi “phục” , tiếng thở dài chán nản, mệt mỏi * Nguyên nhân - Đường đi dài lại khó khăn - Mặt trời đã lặn mà vẫn phải tất tả đi. - Bản thân “không học được ông tiên có phép ngủ kĩ” ,quên sự đời, để rồi cứ phải tự hành hạ thân xác. Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ Cứ trèo non lội suối mãi, bao giờ cho hết ta oán ! àtrách bản thân. à Hình ảnh một con người, một trang nam nhi đã mệt mỏi chán ngán việc theo đuổi lí tưởng, hoài bão công danh sự nghiệp * Suy nghĩ của “khách” Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời Người say vô số tỉnh bao người? à ẩn dụ, đối, câu hỏi tu từ Kẻ ham danh lợi: phải chạy ngược xuôi, bôn tẩu nhọc nhằn. Danh lợi như một thứ rượu dễ làm say, mấy ai thoát khỏi cám dỗ rượu. - Khách chán gét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. - Chán ghét sự xuống cấp của học thuật, khoa cử đời Nguyễn. - Phê phán, bất hợp tác với triều nhà Nguyễn. * Tư tưởng của tác giả Anh đứng làm chi trên bãi cát? à Không thể tiếp tục như thế, tìm một con đường khác lối đi khác, khao khát thay đổi cuộc sống đương thời, khao khát sự đổi mới. Nhận thấy tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ, sự baot thủ trì trệ của xã hội đương thời à Khao khát đổi mới. 3/ Nghệ thuật - Sử dụng đại từ xưng hô, linh hoạt: khách, ta, anh à Thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh sự nghiệp. - Sử dụng nhiều câu hỏi, cảm thán thể hiện sự chất vấn băn khoăn về con đường đời. - Nhịp điệu diễn đạt sự gập gềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đáng trách. III. TỔNG KẾT “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình và con đường danh lợi gập gềnh, trắc trở. 4/ Củng cố - Học bài cũ - Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát. - Tâm trạng của Cao Bá Quát qua bài thơ. - Thông qua quan niệm sống tích cực của Cao Bá Quát em rút ra được bài học gì cho bản thân. 5/ Dặn dò Soạn bài “Lẽ ghét thương” + Đọc lại tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên. + Đọc bài thơ. + Trả lời những câu hỏi Sgk. + Tìm hiểu những nhân vật được tác giả nhắc tới trong đoạn trích. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn : 23/08/2012 Tiết 16 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học 1. Kiến thức: Thao tác phân tích và mục đích của phân tích. Yêu cầu và một số cách phân tích. Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích. 2. Kĩ năng: Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích. Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích các hiện tượng xã hội và các tác phẩm văn học. Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3. Thái độ: Có thái độ tập trung học tập nghiêm túc, tự giác, vận dụng kiến thức làm bài tập. B. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên : - Soạn giáo án, SGK, SGV - Bảng phụ 2/ Học sinh : - Học bài cũ, soạn bài đầy đủ. C. PHƯƠNG PHÁP Phát vấn, gợi dẫn, thảo luận, tích hợp, nêu vấn đề, giảng giải, thuyết trình. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Nhân cách nhà nho chân chính của hai tác giả Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát được thể hiện qua hai bài thơ Bài ca ngất ngưởng và Sa hành đoản ca như thế nào ? 3/ Bài mới * Dẫn nhập Trong tiết làm văn trước, chúng ta đã học về mục đích, yêu cầu và cách sử dụng lập luận phân tích trong bài văn nghị luận. Bài hôm nay chúng ta sẽ tập trung luyện tập thao tác lập luận phân tích. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 : Luyện tập - : Gv yêu cầu Hs nhắc lại những kiến thức đã học + Phân tích là gì ? + Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. - : Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ trong Sgk. - : Chia lớp thành 2 nhóm : + Nhóm 1 : Em hãy phân tích đề và lập dàn ý cho đề 1 + Nhóm 2 : Em hãy phân tích đề và lập dàn ý cho đề 2 + Gv hướng dẫn, gợi ý. Đề 1: - Tự ti là gì ? - Những biểu hiện và tác hại của tự ti. - Tự phụ là gì ? - Những biểu hiện và tác hại của tự phụ. - Xác định thái độ hợp lí ra sao ? Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể. Đề 2 : - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ - Đảo trật tự cú pháp - Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường - Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trong trường ốc xưa. - : Gv yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày . Nhận xét, cho điểm. - : Gv trình bày dàn ý đã hoàn chỉnh lên bảng. - Gv dùng bảng phụ để hướng dẫn cho Hs về cách làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. I. LUYỆN TẬP Cho hai đề văn sau : - Đề 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Hãy phân tích hai căn bệnh trên. Đề 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua 2 câu thơ sau: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa” ( Tú Xương ) * ĐỀ 1: 1/ Phân tích đề: - Dạng đề mở - Nội dung: + Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ + Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ + Khẳng định một thái độ sống hợp lý - Yêu cầu phương pháp: + Phạm vi dẫn chứng: xã hội + Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình Lập dàn ý: a. ĐVĐ: - Tự ti và tự phụ là 2 thái độ ta có thể gặp ở rất nhiều người - Nhận thức được những ảnh hưởng không tốt của tự ti và tự phụ có vai trò quan trọng để mỗi người tự hoàn thiện mình. b. GQVĐ: * Thái độ tự ti của con người: - Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân ( Phân biệt tự ti với khiêm tốn) - Những biểu hiện của thái độ tự ti: + Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... của mình + Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người + Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao - Tác hại của thái độ tự ti: + Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối + Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại à Tự ti là một nhược điểm của con người * Thái độ tự phụ của con người: - Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đá nh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác ( Phân biệt tự phụ với tự tin) - Những biểu hiện của thái độ tự phụ: + Luôn đề cao quá mức bản thân mình + Luôn tự cho mình là đúng + Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân. - Tác hại của tự phụ: + Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân + Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người à Tự phụ là mặt hạn chế của con người. c. Xác định thái độ hợp lí Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu. Thái độ sống đúng đắn: Không tự ti cũng không tự phụ. Sự tự tin là điều cần thiết nhất, hữu ích nhất với mỗi người. Muốn có sự tự tin thì mỗi người cần sự dũng cảm, mạnh mẽ để vượt qua thái độ tự ti, đồng thời cần sự khiêm tốn, chừng mực để tránh khỏi suy nghĩ tự phụ. Luôn biết sống hoà nhập với xung quanh, đấy là cách tốt nhất để rèn luyện sự tự tin. c. KTVĐ: Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định thái độ hợp lý qua phân tích hai căn bệnh trên * ĐỀ 2 1/ Phân tích đề: - Dạng đề có định hướng - Yêu cầu nội dung: + Phân tích nghệ thuật sử dụng từ. + Phân tích biện pháp đảo ngữ + Phân tích hình ảnh: “Vai đeo lọ” của sĩ tử và“Miệng thét loa” của quan trường - Yêu cầu phương pháp: + Phạm vi dẫn chứng: Hai câu thơ và một số bài thơ khác về cảnh trường thi của Tú Xương (Giễu người thi đỗ) + Thao tác lập luận: phân tích, bình, so sánh 2/ Lập dàn ý: ĐVĐ: - Giới thiệu bài thơ - Nêu nội dung hai câu thơ b. GQVĐ: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giầu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe, - Đảo trật tự cú pháp: nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường - Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường đã khái quát quang cảnh trường thi thiếu sự nghiêm túc lại rất hài hước, lố lăng - Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trong trường ốc xưa. c. KTVĐ: - Cái hay của câu thơ (về nội dung và nghệ thuật) - Thấy được tài năng và tình cảm của Tú Xương II. KẾT LUẬN Bảng phụ Lô gíc nhận thức Chân lí khoa học Nghị luận xã hội THUYẾT PHỤC Tác phẩm Tác giả Nghị luận văn học Lô gíc tình cảm Chân lí đời sống Con người Cuộc đời Sự nghiệp Thời đại... Hoàn cảnh, xuất xứ Thể loại Hình ảnh, từ ngữ Biện pháp tu từ... 4/ Củng cố - Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích. Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích các hiện tượng xã hội và các tác phẩm văn học 5/ Dặn dò - Lập dàn ý bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình”(II) của Hồ Xuân Hương. - Chọn một đề văn đã lập dàn ý, viết thành bài hoàn chỉnh.( Chọn đề 1 hoặc đề 2 ) - Soạn bài Lẽ ghét thương – Nguyễn Đình Chiểu + Đọc đoạn trích + Soạn bài theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Lô gíc nhận thức Chân lí khoa học Nghị luận xã hội THUYẾT PHỤC Tác phẩm Tác giả Nghị luận văn học Lô gíc tình cảm Chân lí đời sống Con người Cuộc đời Sự nghiệp Thời đại... Hoàn cảnh, xuất xứ Thể loại Hình ảnh, từ ngữ Biện pháp tu từ... -----------------------------------------fõe----------------------

File đính kèm:

  • docTuần 4.doc