Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 34 - Tiết 115, 116, 117

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.

 - Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.

 1/ Kiến thức

 - Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận.

 - Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.

 - Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

 2/ Kĩ năng

 - Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài khoảng 1000 chữ).

 - Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể.

 3/ Thái độ

 Có ý thức tóm tắt để nắm bắt tốt những văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, vấn đáp.

 - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án.

 2/ Học sinh

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 34 - Tiết 115, 116, 117, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn: 16/04/2012 Tiết 115 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản nghị luận. - Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. 1/ Kiến thức - Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận. - Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận. - Cách tóm tắt văn bản nghị luận. 2/ Kĩ năng - Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài khoảng 1000 chữ). - Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể. 3/ Thái độ Có ý thức tóm tắt để nắm bắt tốt những văn bản nghị luận. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, vấn đáp... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn, muốn nắm được các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc – hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản để đúc rút những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó. Vậy để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu, nội dung của tiết học này sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận. Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ. - Lớp 10 đã được học về tóm tắt văn bản tự sự, tóm tắt văn bản thuyết minh. Vậy hãy cho biết: - Tóm tắt là gì? - Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận? - Hs nhắc lại. - GV yêu cầu HS theo dõi phần lí thuyết trong SGK để trả lời các câu hỏi: - Nêu mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận? - HS trả lời. - GV nhận xét và khái quát lại. * Hoạt động 2. Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận - Hs đọc lại văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh? - Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là gì? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? - Mục đích viết văn bản là gì? - Tác giả đã trình bày những luận điểm nào để dẫn người đọc đến mục đích ấy? - Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm ấy? - Trình bày luận điểm, luận cứ bằng lời văn của mình. - Hs trả lời. - Gv chốt. - Qua tìm hiểu mục đích, yêu cầu, hãy rút ra phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận? - HS dựa vào SGK để trả lời. - GV nhận xét và kết luận. * Hoạt động 3. Gv hướng dẫn Hs luyện tập - Hs đọc bài tập 1. - Hs đọc văn bản và cho biết chủ đề nghị luận của văn bản. - Hs trả lời. - Gv nhận xét, ghi bảng. - Hs đọc văn bản và yêu cầu bt2. - Xác định vấn đề và mục đích nghị luận. - Tìm các luận điểm trong văn bản. - Tóm tắt văn bản bằng ba câu. - Hs trình bày. - Gv sửa. - Hs tự viết vào vở. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1/ Mục đích - Giúp người đọc có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản gốc. - Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết. - Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận. - Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt văn bản nghị luận. 2/ Yêu cầu - Người tóm tắt phải có năng lực hiểu rõ văn bản và có năng lực tổng hợp, khái quát. - Giữ đúng nội dung cơ bản, thứ tự sắp xếp ý và câu chữ quan trọng. - Không biến nội dung bài tóm tắt thành bài phân tích văn bản hay bài nhận xét nguyên bản một cách chủ quan. II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1/ Xét ví dụ - Vấn đề cần nghị luận: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến - Mục đích: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. - Luận điểm: + Khác với Âu châu, dân Việt Nam không có luân lí. + Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến học trò các viên chức nhỏ. + Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể truyền bá tư tưởng tiến bộ. - Luận cứ: + Để nêu bật tình trạng đen tối của luân lí xã hội ở Việt Nam, tác giả nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và Âu châu. + Nguyên nhân: Lũ vua quan phản động, thối nát tìm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị và vơ vét bóc lột. Bọn người xấu đua nhau tìm đủ mọi cách nào chạy ngược chạy xuôi để được ra làm quan, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. + Dân không có ý thức đoàn thể, không biết đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình. 2/ Kết luận - Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. Đọc từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ cho chúng. - Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc. III. LUYỆN TẬP * Bài tập 1 a. Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a b. Xuân Diệu-nhà nghiên cứu, phê bình văn học * Bài tập 2 - Vấn đề cần nghị luận: sự lãng phí nước sạch - Mục đích nghị luận: không nên lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá. - Các luận điểm: + Nước là nguồn tài sản quí thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất + Dân số tăng, nguốn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu + Một số quốc gia hiện nay đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng. - Tóm tắt văn bản: Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dan số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và mai sau. 4/ Củng cố - Qua bài học chúng ta cần nắm được mục đích, yêu cầu và phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận. Qua đó biết cách tóm tắt những văn bản nghị luận đã được học. 5/ Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, làm lại bài tập 2 và bài tập 3 . - GV hướng dẫn HS về chuẩn bị bài mới “Ôn tập tiếng Việt”, soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK. ------------------------------------------›{š----------------------------------------- Ngày soạn: 20/04/2012 Tiết 116+117+TC33 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hệ thống hóa và củng cố, nâng cao một bước kiến thức về tiếng Việt đã học. - Nâng cao kĩ năng thực hành có liên hệ với những kiến thức lí thuyết đã học và hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng. 1/ Kiến thức - Kiến thức chung về tiếng Việt: đặc điểm loại hình của tiếng Việt, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. - Kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ: ngữ cảnh, nghĩa của câu. - Kiến thức về phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận. 2/ Kĩ năng - Nhận biết và phân tích các yếu tố ngôn ngữ, hiện tượng ngôn ngữ (các thành phần nhĩa của câu, sự biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng của cá nhân trong ngôn ngữ văn bản, sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung và hình thức ngôn ngữ của văn bản). - Hệ thống hoá kiến thức bằng bảng tổng hợp trong đó có sự so sánh đối chiếu (hai thành phần nghĩa của câu, đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận). 3/ Thái độ Có ý thức hệ thống hóa và ôn tập lại những kiến thức tiếng Việt đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: vấn đáp, tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi trong SGK (theo nhóm) - Hs đọc câu hỏi 1. - Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Hs trình bày. - Gv nhận xét, ghi bảng. - Hs đọc bài tập 2. - Hs đọc bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. - Yếu tố chung và phần cá nhân trong bài thơ? - Hs đọc bài tập 3. - Theo em lời giải thích nào đúng khái niệm ngữ cảnh. - Hs trả lời. - Hs đọc yêu cầu bài tập 4. - Hs trình bày. - Gv nhận xét, chốt. - Hs viết đáp án vào vở. - Hs kẻ bảng so sánh. - Hs trình bày. - Gv chốt những ý chính yêu cầu. - Hs viết những ý cơ bản vào vở. - Hs lấy ví dụ. - Hs đọc bài tập 6. - Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu. - Hs trình bày. - Gv nhận xét, chốt. - Gv kẻ bảng. - Tìm ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm loại hình tiếng Việt và ghi vào bảng so sánh. - Hs viết đáp án vào vở. - Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận? - Gv treo bảng phụ bài tập 9. - Hs làm việc theo nhóm. - Hs trình bày. - Gv nhận xét, chốt. - Gv treo bảng phụ bài tập 10. - Hs làm việc. - Gv nhận xét, chốt. Câu 1. Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân *Ngôn ngữ chung - Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm, tiếng, từ - Có qui tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. * Lời nói cá nhân - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể. - Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp. - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: Trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân. Câu 2. * Yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân: - Các từ trong bài đều thuộc ngôn ngữ chung. - Các thành ngữ của ngôn ngữ chung. - Các quy tắc kết hợp từ. - Các quy tắc cấu tạo câu. * Cá nhân: - Lựa chọn từ ngữ. Vd: quanh năm-suốt năm-cả năm; nuôi đủ - nuôi cả - nuôi hết - Sắp xếp từ ngữ: Lặn lội thân cò - Thân cò lặn lội * Câu 3. Đánh dấu vào ô thứ hai. * Câu 4. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14-12-1861. Trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Các nghĩa sĩ giết được tên hai quân Pháp và một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại. Vì thế trong bài văn tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh: Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai họ. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. * Câu 5. So sánh nghĩa sự việc và nghĩa tình thái Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái - Ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại... - Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu. - Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc. - Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. - Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái. * Câu 6. Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu. - Nghĩa sự việc: Không phải đi gọi họ. - Nghĩa tình thái: Từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ của chị Tý rằng họ sẽ ở trong huyện ra. Còn từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán. * Câu 7. Đặc điểm loại hình tiếng Việt: 1. Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. Mỗi tiếng là một âm tiết(âm tiết có thể là từ hoặc là yếu tỗ cấu tạo từ) Ví dụ: Chúng /ta/đang / ôn / tập /tiếng /Việt. (7 tiếng, 7 âm tiết, 4 từ ) 2. Từ không thay đổi hình thái Ví dụ: Ta về ta tắm ao ta 3. Trật tự từ và hư từ là biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ: Tôi thích bạn >< Bạn thích tôi. Quyển sách của tôi rất hay. * Câu 8. Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận * Phong cách ngôn ngữ báo chí 1. Tính thông tin thời sự 2. Tính ngắn gọn 3. Tính sinh động hấp dẫn * Phong cách ngôn ngữ chính luận Tính công khai về quan điểm chính trị Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Tính truyền cảm thuyết phục * Câu 9. Phân tích đặc điểm của loại hình tiếng Việt thể hiện trong đoạn thơ: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu (Tố Hữu, Việt Bắc) Gợi ý: - Đoạn thơ có 28 âm tiết, đọc và viết tách rời nhau. - Từ không biến đổi hình thái: mình - Sử dụng hư từ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp: từ với, từ lại. * Câu 10 Phân tích biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ xã hội và nét riêng của lời nói cá nhân trong đoạn thơ: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ) Gợi ý: - Tính chung: + Từ ngữ + Quy tắc kết hợp thông thường: Hoa bắp lay, thuyền ai...có chở trăng về kịp tối nay? - Nét riêng: + Dòng nước buồn thiuà nhân hóa + Sông trăngà ẩn dụ 4/ Củng cố - Nắm chắc những kiến thức đã được ôn tập. - Hoàn thành phần bài tập. 5/ Dặn dò - Lập các bảng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. - Soạn bài: “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” + Ôn lại các thao tác lập luận đã học. + Làm nháp trước phần luyện tập. -------------------------------------š{›---------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 34.doc