Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 30 - Tiết 103, 104, 105

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được vai trò của tiếng mẹ đẻ là nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

 - Hiểu được nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ, cách lập luận và lập trường của tác giả.

 1/ Kiến thức

 - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

 - Luận điểm, luận cứ rõ ràng, ngôn ngữ chính luận.

 2/ Kĩ năng

 - Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 3/ Thái độ

 - Biết giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng nước ngoài để tiếp thu nền văn hoá phương Tây, góp phần xây dựng đất nước - giải phóng dân tộc.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề.

 - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11.

 

doc11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 30 - Tiết 103, 104, 105, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 14/03/2012 Tiết 103 TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC (Nguyễn An Ninh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được vai trò của tiếng mẹ đẻ là nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức. - Hiểu được nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ, cách lập luận và lập trường của tác giả. 1/ Kiến thức - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. - Luận điểm, luận cứ rõ ràng, ngôn ngữ chính luận. 2/ Kĩ năng - Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ - Biết giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng nước ngoài để tiếp thu nền văn hoá phương Tây, góp phần xây dựng đất nước - giải phóng dân tộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ *Câu hỏi: Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao? 3/ Bài mới *Dẫn nhập Các em thân mến, tiếng Việt luôn luôn là niềm tự hào của người Việt. Trải qua bao bể dâu, tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu có. Đề cao vai trò của tiếng Việt, nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước tiến bộ Nguyễn An Ninh đã viết một áng văn chính luận đặc sắc: “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Đây là một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn tác giả Nguyễn An Ninh và áng văn chính luận đặc sắc đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Hs đọc tiểu dẫn Sgk. - Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn An Ninh? - Xuất xứ của tác phẩm? - Gv hướng dẫn Hs đọc tác phẩm. Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc, khi mỉa mai, châm biếm, khi đau đớn, xót xa - Qua phần đọc của bạn và phần bài soạn ở nhà em hãy cho biết bố cục của văn bản? - Hs trình bày. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Hs đọc thầm đoạn 1. - Em hiểu thế nào là “Tây hóa”? - Tác giả đã phê phán hành vi học đòi Tây hoá như thế nào? - Bản thân em có những biểu hiện ấy không? - Hs suy nghĩ trả lời. - Thái độ của tác giả trước những hành vi đó? Thái độ của em như thế nào? - Tại sao tác giả lại khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức? - Ở lớp tám, các em đã được học một văn bản nước ngoài, thông qua câu chuyện tác giả cũng ca ngợi tiếng Pháp. Đó là tác phẩm nào? - Gv liên hệ: “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê (Ngữ văn 6, tập 2) “Tiếng Pháp - là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng䀠bao giờ quên lãၮg nó, bởi vì kh䁩 một dân tộc rơi vào vòng nô lệࠬ chừng nào họ vẫn giữu được tiế䁮g nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.” - Căn cứ vào đâu tác giả khẳng định tiếng của ta không nghèo nàn? - Hs lấy thêm dẫn chứng minh họa. - Nguyễn An Ninh đã chỉ ra mối quan hệ nào giữa tiếng nước ngoài với tiếng nước mình? - Đối với đương th黝i bài viết có ý nghĩa như thế nào? - Ngoài Nguyễn An Ninh còn có tác giả nào đề cập đến vấn đề này? - Đối với thời đại ngày nay bài viết còn giá trị không? * Hoạt động 3: Tổng kết - Gv hướng dẫn Hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. I.TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Nguyễn An Ninh(1899-1943) - Nhà báo nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX. - Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết và các bài báo phản đối chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. - Là chủ bút tờ báo Tiếng chuông rè (1925) dịch Khế ước xã hôị (Rut-xô) soạn tuồng Hai Bà Trưng à Là người có tư tưởng tiến bộ, có lòng yêu nước thiết tha. 2/ Tác phẩm - Xuất xứ: Đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925 với bút danh Nguyễn Tịnh. - Thể loại: Văn chính luận * Bố cục: 3 phần - Phần 1: phê phán những người do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình từ bỏ “văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ”. - Phần 2: thuyết minh cho tư tưởng nòng cốt của bài viết: “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. - Phần 3: quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hiện tượng học đòi Tây hoá - Thích nói tiếng Tây “dù chỉ bập bẹ năm ba tiếng” + Coi việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của giai cấp quý tộc + Biểu trưng cho nền văn minh Châu Âu. - Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá Châu Âu mà được xem là đào tạo theo kiểu Tây phương. - Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, lại ngỡ là học theo văn minh Pháp. - Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn. => Thái độ của tác giả: châm biếm, phê phán gay gắt, lo lắng, xót xa. 2/ Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc - “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị” Dùng tiếng nói để phổ biến tri thức. Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với việc khước từ sự hi vọng giải phóng giống nòi. à Khẳng định tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh của dân tộc. 3/ Tiếng Việt không nghèo nàn - Ngôn từ thông dụng, phong phú - Ngôn ngữ của Nguyễn Du (Truyện Kiều) giàu hay nghèo? - Ngôn ngữ của ta có thể dịch được những tác phẩm lớn của Trung Quốc sao lại không thể viết được những tác phẩm tương tự. - Tác giả còn đưa ra nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ: điều gì suy nghĩ kĩ sẽ dễ dàng diễn đạt. à Đây là tư tưởng lớn và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với vấn đề chính trị mà ông đang trình bày mà còn khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ. 4/ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình - Biết ngoại ngữ để học hỏi Châu Âu thu thập kiến thức và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình khi đã giỏi tiếng nước mình. - Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ nước ngoài không hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. à Học và biết cách sử dụng tiếng nước ngoài còn có thể làm giàu cho tiếng nước mình. 4/ Tính chất thời sự của bài viết *Đối với đương thời - Cần phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ tiếng nói dân tộc là bảo vệ đất nước. + Hồ Chí Minh từng phê phán: “Của mình mình không dùng lại mượn của nước ngoài đó chẳng phải là đầu óc quen ỉ lại sao?” + Đông Kinh nghĩa thục cũng nhấn mạnh: “Muốn khai thông dân trí cho chóng ,truyền bá văn minh cho mau thì phải dùng tiếng mình, chữ mình”. - Khuyến khích học tiếng Pháp để tiếp thu nền văn hoá phương Tây, biết sử dụng đúng lúc (Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu cho trường hợp này) *Đối với thời đại ngày nay - Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu đòi hoỉ trong quá trình hội nhập nhưng vẫn phải song song với việc trau rồi và phổ biến tiếng mẹ đẻ ngày càng rộng khắp. - Tránh sử dụng ngôn ngữ lai căng ,pha tạpđể bảo vệ giá trị tiếng mẹ đẻ. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo. 2/ Nội dung - Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển. Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức. Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò của tiếng nói dân tộc. 4/ Củng cố - Biểu hiện của hành vi học đòi “Tây hóa” là gì? - Tầm quan trọng của tiếng nói đối với vận mệnh dân tộc. - Tại sao có thể khẳng định tiếng nước mình không nghèo? 5/ Dặn dò - Nắm những kiến thức trọng tâm của bài. - Soạn bài “Luyện tập thao tác lập luận bình luận” + Xem lại những kiến thức đã học ở bài : “Thao tác lập luận bình luận”. + Xem trước tất cả các bài tập ở phần luyện tập. --------------------------------š{›---------------------------------- Ngày soạn: 16/03/2012 Tiết 104 + TC 29 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Hướng dẫn học sinh nắm vững thao tác lập luận bình luận, biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn. 2/ Kĩ năng Học sinh hiểu và nắm được nội dung, tác dụng và cách vận dụng thao tác lập luận bình luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3/ Thái độ Có ý thức sử dụng thao tác lập luận bình luận đạt hiệu quả khi cần thiết. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận? - Cách bình luận như thế nào? 3/ Bài mới * Dẫn nhập Mọi vấn đề, mọi sự vật hiện tượng đều có thể trở thành đối tượng cho chúng ta nêu ý kiến nhận xét. Đó là bình luận trong cuộc sống. Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. Đưa ra được những nhận định, đánh giá đúng- sai, hay- dở, bàn bạc sâu rộng về vấn đề. Những nhận định, đánh giá phải có lí luận, thực tiễn thì mới có sức thuyết phục. Để sử dụng tốt hơn thao tác này trong viết cũng như nói ta đi vào tiết học “Luyện tập thao tác lập luận bình luận” Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt - Yêu cầu HS đọc đề bài SGK và những gợi ý. - Gv viết đề bài lên bảng. - Đề bài thuộc kiểu đề gì? GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề, hoặc chọn một vài khía cạnh. Ví dụ: nói cảm ơn, xin lỗi; giao tiếp với bạn bè... - Em hãy lập dàn ý cho đề bài? - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét. - Gọi một học sinh lên bảng viết dàn ý. - Nhắc lại tiến trình lập luận thông thường của bài bình luận là gì? - Hs viết bài. - HS có thể chọn 1 khía cạnh của vấn đề. - Gv đọc đoạn văn mẫu cho Hs tham khảo. - Hs trình bày vào vở. - Yêu cầu những bài hay trình bày trước lớp. - Em hãy liệt kê mười vấn đề chính của môi trường hiện nay? - Chọn một trong mười vấn đề đó, viết bài bình luận. - Gv đọc mẫu bài bình luận về vấn đề “biến đổi khí hậu”. - Hs có thể làm việc theo nhóm. - Hs trình bày trước lớp. - Gv nhận xét, cho điểm. - Gv viết yêu cầu đề lên bảng. - Em hãy nêu hướng triển khai của đoạn văn. - Gv nhận xét. - Hs lập dàn bài. - Gv: Từ dàn bài đó em hãy trình bày bài bình luận. - Hs viết bài. - Hs trình bày trước lớp. * Đề bài “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch” 1/ Tìm hiểu đề - Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội. - Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh. - Phương pháp nghị luận: chứng minh, phân tích, bình luận - Phạm vi tư liệu: trong cuộc sống hằng ngày, trường học. 2/ Lập dàn ý a. Mở bài b. Thân bài - Chỉ ra vấn đề cần bình luận. - Thực trạng lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay. - Chỉ ra nguyên nhân. - Nêu giải pháp. - Khẳng định vấn đề theo chuẩn mực. c. Kết bài Kết thúc vấn đề. Liên hệ bản thân. 3/ Tiến trình lập luận - Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. 4/ Triển khai viết bài - Đoạn văn mẫu cho hs tham khảo: Trong giao tiếp giữa con người với con người, một quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “cám ơn” và sau đó là “cám ơn”. Đối với lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch nói lời “cám ơn” còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiếp hằng ngày. Cần tập làm quen với lời “cám ơn” và biết “cám ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử. * Luyện tập Bài 1. Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm, 10 vấn đề chính của môi trường hiện nay là: 1/ Lỗ thủng tầng ô zon ngày càng mở rộng 2/ Biến đổi khí hậu toàn cầu 3/ Bùng nổ dân số 4/ Sự suy giảm tài nguyên rừng 5/ Ô nhiễm biển và các đai dương 6/ Sự suy giảm tài nguyên nước ngọt 7/ Ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa 8/ Suy giảm đa dạng sinh học 9/ Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản 10/ Rác thải gia tăng Theo bạn trong 10 vấn đề trên vấn đề nào hiện là vấn đề đáng ngại nhất hiện nay? Biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới mùa màng của người dân, làm băng ở 2 cực tan chảy đã đẩy loài gấu trắng bắc cực đứng bên bờ tuyệt chủng, làm thay đổi nhịp sinh học của các loài động vật. Biến đổi khí hậu không phải là biến đổi các điều kiện khí hậu ở một khu vực từ khô hạn sang ẩn ướt mà biến đổi khí hậu àm cho điều kiện khí hậu nơi đó trở nên khắc nghiệt hơn khô hạn sẽ khô hạn hơn, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm mực nước biển dâng cao, nếu nước biển sâng cao 1 m thì chúng ta sẽ mất toàn bộ các thành phố ven biển như Thượng Hải, Sydney đẩy hàng loạt người vào cảnh mất nhà cửa biến họ thành dân tị nạn môi trường. Theo ước tính, nếu nước biển dâng cao 1m thì đồng bằng Sông Cửu long sẽ biến mất hoàn toàn, 8 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa, biến đổi khí hậu sẽ là nguyên nhân chính của những cuộc xung đột giửa các quốc gia Bài 2. Viết đoạn văn bình luận: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo. 1. Tư tưởng nhân đạo là gì? Vai trò của tư tưởng nhân đạo đối với thành công của một tác phẩm và tầm vóc của một nhà văn? - Nhân đạo: + Là yêu thương con người (có thể so sánh với tư tưởng nhân văn) + Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo: Cảm thông với cảnh đời và số phận của những con người bất hạnh. Lên án những thế lực đã gây ra đau khổ cho con người. Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của con người đồng thời gửi gắm những khao khát ước mơ về tương lai tươi sáng cho họ. - Vai trò của tư tưởng nhân đạo: + Với tác phẩm: Tư tưởng nhân đạo là một trong những thang đo quan trọng để đánh giá giá trị của một tác phẩm. Văn học là nhân học. Tác phẩm văn học luôn tập trung phản ánh về con người và đời sống con người (trực tiếp hay gián tiếp). Tác phẩm văn học dù viết theo cách nào cũng phải hướng đến vẻ đẹp, tình yêu thương và hạnh phúc của nhân loại. + Với nhà văn: Tư tưởng nhân đạo sẽ góp phần tạo nên tầm vóc, vị trí văn học sử của một nhà văn. 2. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc của Nam Cao Bám vào các biểu hiện của tư tưởng nhân đạo ở trên, sử dụng thao tác so sánh (Với các tác phẩm cùng đề tài) để làm nổi bật sự mới mẻ (phát hiện) và sâu sắc (đào sâu, tìm tòi) của Nam Cao. 4/ Củng cố, dặn dò - Hoàn thành phần luyện tập đã làm trên lớp. - Chọn một vấn đề trong cuộc sống hoặc văn học và viết bài văn bình luận. ----------------------------------------›{š--------------------------------------- Ngày soạn: 20/03/2012 Tiết 105 Đọc thêm: BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC (Ăng ghen) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại. - Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Ăng-ghen. 1/ Kiến thức - Ba cống hiến vĩ đại của Mác. - Tình cảm của Ăngh-ghen đối với Mác. 2/ Kĩ năng Đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ - Giúp học sinh nhận thức được những nội dung và tầm vóc ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. - Hiểu được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng-ghen đối với Các Mác. - Hiểu được nghệ thuật so sánh tầng bậc để là tăng sức mạnh và sự chặt chẽ của lập luận trong bài viết. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Các Mác - vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản thế giới đã được lịch sử nhân loại ngợi ca bằng những áng văn hay nhất, đẹp nhất. Tại đám tang của Các Mác diễn ra ở nghĩa trang Hai- ghết, London (Vương quốc Anh), Ăng-ghen đã viếng linh hồn Mác bằng một bài văn tế đặc biệt,khác nhiều so với bài văn tế thông thường. Hôm nay,cô và các em sẽ tìm hiểu bài văn tế trang trọng,thiêng liêng đó để hiểu thêm về vị lãnh tụ thiên tài, về con người bất tử: Các Mác. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Tìm hiểu chung - Gv dẫn: Lịch sử nhân loại vô cùng tự hào được chứng kiến tình bạn gắn bó thân thiết của hai nhân vật vĩ đại Các Mác và Ăng-ghen. Nói đến Mác là đồng thời lịch sử nhắc tới Ăng-ghen và viết tên Ăngghen, nhân loại luôn ghi cùng tên tuổi Mác. Cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu vài nét về Các Mác và Ăng-ghen qua phần tiểu dẫn. - Học sinh đọc phần tiểu dẫn về Ăng-ghen và tóm tắt những hiểu biết về Ăng-ghen. - Gv chốt, ghi bảng. - Hãy nêu những hiểu biết của em về Các Mác. - Gv bổ sung: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận định mình là học trò của Các Mác, Lê Nin. Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản của Mác đã mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên CNXH và Cộng sản chủ nghĩa. Đây là mô hình xã hội lý tưởng mà đất nước ta đang cố gắng xây dựng. Kế thừa những tinh hoa của triết học cổ điển Đức và những di sản của triết học của nhân loại, bằng những nghiên cứu tổng kết thực tiễn cách mạng và khả năng sáng tạo thiên tài, Mác đã đặt nền móng cho sự ra đời của triết học Mác-xít. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam. - Em có hiểu biết gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Gv: Bài điếu văn không chỉ biểu hiện tình cảm tiếc thương của Ăng- ghen và những người cộng sản trước một tổn thất to lớn không thể bù đắp mà còn là bản tổng kết ngắn gọn, súc tích sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của Các Mác. - Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản. Yêu cầu đọc: Giọng rõ ràng, dứt khoát, trang nghiêm, mang tính hùng biện. - Hãy xác định thể loại của tác phẩm. GV: Văn tế là thể loại văn viết để đọc trong buổi lễ truy điệu, đưa tang. Các bài văn tế trung đại thường được viết theo thể phú Đường luật hoặc thơ song thất lục bát.(VD: Văn chiêu hồn - Nguyễn Du). Các bài văn tế hiện đại thường được viết bằng văn xuôi chính luận. - Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần? * Hoạt động 2. Đọc-hiểu văn bản - Hs theo dõi Sgk. - Sự ra đi của Mác được diễn tả qua không gian và thời gian như thế nào? - Không gian thời gian ấy gợi cho em cảm nhận gì? - Trên cái nền không gian, thời gian ấy, sự ra đi của Mác được tái hiện như thế nào? - Để diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng của Mác, Ăng- ghen đã sử dụng các bịên pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng ra sao ? - Gv giảng: Sự ra đi của Mác không chỉ để lại cho nhân loại niềm tiếc thương vô hạn. Ăng- ghen còn đề cập đến những mất mát của toàn nhân loại khi Mác qua đời. - Em hãy chỉ ra những dẫn chứng mà Ăng-ghen đã sử dụng để nói về tầm quan trọng của Mác? - Em hãy nhận xét cách lập luận của Ăng-ghen? - Hiệu quả diễn đạt của cách lập luận đó như thế nào? GV dẫn: Ngay trong phần mở đầu, Ăng – ghen đã đánh giá rất cao về Mác “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. Dựa vào đâu mà Ăng- ghen có thể nhận định về người bạn của mình như vậy? Đó là dựa vào những đóng góp của Các Mác cho nhân loại. - Cống hiến đầu tiên của Các Mác được Ăng-ghen đề cập đến trong tác phẩm là gì? - Quy luật đó được đề cập cụ thể như thế nào? Em hãy diễn đạt cách hiểu của mình về quy luật đó (Gợi ý: Trong mối quan hệ giữa Cái ăn, chỗ ở với làm chính trị, nghệ thuật, tôn giáo thì cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào?) - GV: Luận điểm đó sau này đã được Mác khái quát thành vấn đề lý luận triết học: “Cơ sở hạ tầng gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm các hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật”Kiến trúc thượng tầng lại tác động lại cơ sở hạ tầng. - Em hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả ? - Sau khi đưa ra mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Mác đã khẳng định điều gì ? - Kết luận của Mác có ảnh hưởng như thế nào tới cách giải thích về lịch sử của xã hội đương thời? Tại sao nó lại ảnh hưởng to lớn đến vậy? Cống hiến thứ hai của Mác được Ăng-ghen trình bày sau câu nói: “Nhưng không chỉ có thế thôi” câu nói đó có tác dụng gì? (Câu nói có tác dụng chuyển đoạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của cống hiến thứ hai với lịch sử nhân loại.) - Nội dung quy luật mà Mác phát hiện ra là gì? - Giáo viên giải thích về giá trị thặng dư theo chú thích cuối SGK (124) - Vậy việc chỉ ra bản chất của phương thức sản xuất TBCN có ý nghĩa gì với nhân loại? GV chuyển ý: Với chỉ một trong hai cống hiến trên, Mác đã xứng đáng trở thành nhà tư tưởng vĩ đại của mọi thời đại.Thế nhưng, những cống hiến đó vẫn chưa phải là lớn nhất của người. Vậy cống hiến vĩ đại thứ ba của người là gì? - Ăng- ghen đã sử dụng những dẫn chứng nào để chứng minh ? Có thể đưa ra kết luận gì về con người Mác? - Em hãy chú ý vào phần hai trong SGK để phát hiện ra cách thức lập luận của Ăng- ghen? Tác dụng của nghệ thuật lập luận? - Tác giả đưa ra lí do vì sao Mác lại là người bị vu khống, căm ghét nhiều nhất? - Vậy nhưng bên cạnh những vu khống mà Mác phải đón nhận, vẫn còn những con người rất thương xót Mác, đó là những ai? - Điều đó khẳng định gì về học thuyết Mác? - Tại sao Ăng-ghen lại khẳng định rằng Mác có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có kẻ thù riêng? * Hoạt động 3. Tổng kết - Gv hướng dẫn Hs khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả Ăng-ghen (1820-1895) - Tên đầy đủ là: Phi-đrích Ăng-ghen (Fried rich Engels) - Là nhà triết học người đức, nhà lý luận và hoạt động cách mạng nổi tiểng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. - Sự nghiệp sáng tác: Ăng-ghen chủ yếu viết những tác phẩm về triết học, chính trị, kinh tế, lịch sử. 2. Các Mác (1818-1883) - Là nhà triết học và lý luận chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Sự nghiệp sáng tác gắn liền với cuộc đời hoạt động chính trị. - Tác phẩm tiêu biểu: Bộ tư bản (1864-1876). 2. Tác phẩm “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ” - Hoàn cảnh ra đời: Văn bản được Ăng-ghen viết sau thời điểm Các Mác qua đời và được ông đọc tại lễ an táng Mác. - Thể loại: văn tế. - Bố cục: Văn bản gồm 7 đoạn và một câu kết luận, chia làm 3 phần. + Phần mở đầu (Đoạn 1,2): Sự ra đi của Mác (Không gian, thời gian, hệ quả ) + Phần thứ hai (Đoạn 3,4,5,6): Những cống hiến vĩ đại của Mác. + Phần cuối: (Đoạn 7 và câu cuối cùng): Đánh giá tổng quát giá trị của những cống hiến vĩ đại của Mác với lịch sử nhân loại. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1/ Sự ra đi của Mác - Không gian : Căn phòng - Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém 15 phút. Vẻn vẹn chỉ có hai phút → Không gian, thời gian cụ thể đến mức chi tiết gợi nên cái trang trọng, thiêng liêng của khoảnh khắc Mác qua đời. - Sự ra đi của Mác rất nhẹ nhàng: Ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành nhưng là giấc ngủ nghìn thu. - Nghệ thuật: + Những câu văn với giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng. + Biện pháp nói giảm, nói tránh. → Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc Mác. - Ăng – ghen đã chỉ ra rằng : Con người đó ra đi là một tổn thất không sao luờng hết được ↓ đối với giai cấp vô => Một nỗi sản đang đấu tranh ở trống vắng châu Âu và châu Mĩ ↓ đối với khoa học lịch sử → Lập luận theo kiểu kết cấu trùng điệp. - Hiệu quả diễn đạt : + Sự ra đi của Mác trở thành một mất mát lớn của nhân loại + Sự kính trọng và thương tiếc do đó được nhân lên nhiều lần. 2/ Những cống hiến to lớn và tầm vóc vĩ đại của Mác a. Cống hiến vĩ đại thứ nhất - Mác là người đã tìm ra “Quy luật phát triển của lịch sử loài người”. - Quy luật đó được đề cập cụ thể như sau: “Con người trước hết cần có cái ăn, cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học ,nghệ thuật, tôn giáo” →Trong mối quan hệ giữa “cái ănchỗ ở” với “làm chính trịtôn giáo” thì “cái ănchỗ ở” có trước và quyết định đến “làm chính trịtôn giáo” → Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng lại tác động trở lai cơ sở hạ tầng. - Nghệ thuật lập luật của tác giả : + Lập luận chặt chẽ + So sánh tương đồng (Giữa Mác và Đác uyn) - Mác đã khẳng định phải dựa vào cơ sở hạ tầng để giải thích sự phát triển của kiến trúc thượng tầng chứ không phải làm ngược lại. - Kết luận cuả Mác đã làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời, bởi tính đúng đắn, chính xác, khoa học của kết luận trên. b. Cống hiến vĩ đại thứ hai - Mác đã phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất TBCN đương thời cảu xã hội tư sản do phương thức ấy đẻ ra. + Cụ thể: Mác đã đưa ra quy luật về giá trị thặng dư (m). - Giai cấp tư sản bóc lột công nhân lao động làm thuê cho chúng chính là ở giá trị thặng dư này => bản chất của phương thức sản xuât TBCN. - Ý nghĩa: Là tiền đề khoa học quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, không có hiện tượng người bóc lột người. c. Cống hiến vĩ đại thứ ba - Đó là sự

File đính kèm:

  • doctuan 30.doc