A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
1/ Kiến thức
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Có thái độ sống, lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn.
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11.
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
12 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20 - Tiết 73, 74, 75, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 18/12/2011
Tiết 73 + TC19
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Phan Bội Châu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
1/ Kiến thức
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Có thái độ sống, lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Thơ chia tay, tống biệt, lưu biệt xưa nay thường mang âm điệu buồn với nhiều hình ảnh gợi cảm xúc bâng khuâng ngập tràn nỗi nhớ thương, trông ngóng. Và cũng thường là những tiếng nói của người ở lại tiễn người ra đi, rót vào lòng bạn đọc bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu ám ảnh... Vậy mà thú vị biết bao, mở đầu thời kì văn học hiện đại xuất hiện một bài thơ chia tay đặc biệt. Không phải lời người ở lại mà là lời người ra đi, hơn nữa đây là cuộc ra đi vì mục đích cao cả: tìm đường cứu nước. Đó là bài "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Gv yêu cầu hs đọc phần Tiểu dẫn Sgk.
- Hs đọc.
- Dựa vào phần Tiểu dẫn em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Phan Bội Châu?
- Hs trình bày.
- Gv chốt, ghi bảng.
- Gv giảng: Phan Bội Châu là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX. Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành, nhưng đã khơi dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu có những nét gì đáng chú ý?
- Thơ văn của ông thường đề cập đến vấn đề gì?
- Em hãy nêu hoàn cảnh lịch sử khi bài thơ ra đời?
- Gv làm rõ: Tình hình chính trị hết sức đen tối. Thời cuộc thay đổi đòi hỏi phong trào giải phóng dân tộc phải có một hướng đi mới, một số nhà Nho – trong đó có Phan Bội Châu đã nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản đầu tiên ở nước ta. Muốn thế, phải tìm đến những đất nước đã duy tân để học tập và quốc gia mà họ hướng đến là Nhật Bản.
- "Lưu biệt khi xuất dương" được ra đời như thế nào?
- Cho biết thể loại và bố cục bài thơ?
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc bài. Yêu cầu đọc với giọng mạnh mẽ, khỏe khoắn chú ý đến ngữ điệu của các câu khẳng định, câu hỏi tu từ, câu cảm thán...
- Gv gọi ba học sinh đọc bài lần lượt: phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Hs đọc hai câu đề.
- Em hiểu như thế nào về câu thơ mở đầu? "phải lạ" nghĩa là gì?
- Tác giả muốn nói điều gì ở câu "Há để càn khôn tự chuyển dời"?
- Hai câu thơ thể hiện điều gì về quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu?
- Chí làm trai có phải là nội dung hoàn toàn mới trong văn học hay không? Nét mới ở đây là gì?
Gv: Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự nghiệp. Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ ....
“Công danh nam tử còn vương nợ;
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Tỏ lòng - Phạm Ngũ lão)
“Làm trai sống ở trong trời đất;
Phải có danh gì với núi sông”
(Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ)
- Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Chinh phụ ngâm)
- Gv chuyển ý: Nếu như ở hai câu đề là quan niệm tiến bộ về chí làm trai , thì ở hai câu thực, quan niệm làm trai ấy được nhà thơ thể hiện cụ thể như thế nào?
- Với chí nam nhi ấy, cái tôi Phan Bội Châu đã hiện ra như thế nào trong lời thơ? Tác giả đã dùng những từ ngữ gì để "đo" tầm vóc của cái tôi này?
- Gv: - Tác giả tự ý thức về cái TÔI (ngã, tôi, tớ) à tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời (100) và trong xã hội lịch sử ( ngàn năm sau). à Khẳng định dứt khoát: Chí làm trai gắn với ý thức về “cái tôi” –
“cái tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại. (Tính phi ngã).
- Hs đọc hai câu luận.
- Điều gây bất ngờ, ngạc nhiên cho em khi đọc hai câu thơ trên là gì?
- Tại sao tác giả lại phủ định sách vở thánh hiền?
- Gv: Phủ định cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền – cách học không hợp thời, vô nghĩa. Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng: “Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc); “Si” (ngu). Các từ trong bản dịch: nhục, hoài; chưa thể hiện được các từ “Đồ nhuế”, “Si” trong nguyên tác.
- Hs đọc hai câu kết.
- Những từ ngữ nào đặc sắc trong hai câu thơ?
- Những từ ngữ ấy thể hiện điều gì?
- Bài thơ kết lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình như thế nào?
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Gv hướng dẫn Hs khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TC19
- Gv nêu câu hỏi.
- Hãy nêu những dẫn chứng về quan niệm chí làm trai của các tác giả trước.
- Vậy nét mới của Phan Bội Châu thể hiện ở điểm nào?
- Em hiểu quan niệm "Chết vinh còn hơn sống nhục" của nhân dân ta như thế nào?
- Trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu quan niệm này được nhắc đến như thế nào?
- Nét mới ở Phan Bội Châu khi nói đến quan niệm này là gì?
- Từ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, em rút ra được những bài học gì về lí tưởng, khát vọng sống của bản thân?
- Gv gợi ý.
- Hs tự trình bày ý kiến của bản thân.
- Gv nêu yêu cầu.
- Gv hướng dẫn hs làm bài.
- Hs viết bài.
- Gv thu vở chấm.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
a. Cuộc đời
- Phan Bội Châu (1867-1940).
- Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San. Hiệu là Sào Nam.
- Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thần đồng, thông minh, học giỏi.
- Là nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Năm 1904, ông lập Hội Duy Tân.
- Năm 1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội. Cũng năm này ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt.
- Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc ở Trung Quốc, chúng định đem ông về nước để thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, thực dân Pháp phải đem ông ra xét xử công khai, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, chúng phải xoá án khổ sai chung thân và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế, ông mất ở đây năm 1940.
b. Sự nghiệp thơ văn
- Phan Bội Châu là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ.
- Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại. Đặc biệt ông là người đã khơi dòng cho loại văn chương trữ tình – chính trị.
- Văn thơ Phan Bội Châu là một thành công rực rỡ của thể loại văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng.
- Nội dung: thơ văn ông luôn thể hiện lí tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu nước thương dân sâu nặng, thể hiện nhiệt huyết sục sôi trước số phận của đất nước. Thơ văn ông đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Ông được xem là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX.
2/ Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh lịch sử: Các phong trào yêu nước thất bại, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo.
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được Phan Bội Châu viết vào năm 1905, khi chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật dấy lên phong trào Đông du đề cứu nước.
b. Thể thơ
Thất ngôn bát cú Đường luật.
c. Bố cục: Đề - thực – luận – kết
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Hai câu đề:
Làm trai phải lạ ở trên đời
-> Chí làm trai, không sống tầm thường mà phải làm nên nghiệp lớn, lưu lại tiếng thơm muôn đời.
Há để càn khôn tự chuyển dời
-> Là nam nhi thì phải sống chủ động, tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Cách dùng câu khẳng định, lời thơ mộc mạc, nhịp thơ rắn rỏi, dứt khoát.
=> Hai câu thơ thể hiện một quan niệm hết sức mới mẻ về chí làm trai, khẳng định một lẽ sống đẹp và cũng là lý tưởng và tầm vóc của người làm trai: khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, thách thức với càn khôn.
2/ Hai câu thực
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
trăm năm >< muôn thuở
có tớ há không ai
(Hiện tại) (Tương lai)
-> Ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.
-> Giọng thơ nghi vấn nhưng nhằm khẳng định quyết liệt hơn quan niệm công danh mới mẻ, tiến bộ của nhà thơ hướng về Tổ quốc và nhân dân.
3/ Hai câu luận
Non sông đã chết sống thêm nhục;
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
-> Giọng điệu thơ đầy tâm huyết, khẳng định, tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, cách nói táo bạo, đầy khí phách thể hiện quan điểm chết vinh hơn sống nhục.
- Quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc: Ý thức về lẽ vinh nhục, tồn vong của đất nước, dân tộc. Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàn, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng tiên phong: “Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” – Nguyễn Khuyến)
4/ Hai câu kết
bể đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc
-> mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ, hoà nhập với con người trong tư thế “bay lên”.
=> Nhân vật ra đi như được chắp thêm đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. Nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua giọng điệu bài thơ: đó là con người tự tin, dám khẳng định mình, ý thức rõ về nỗi vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Mạnh mẽ hơn nữa: cùng một lúc bay lên với muôn trùng sóng bạc.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
- Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
- Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc, hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn. Những từ phủ định mạnh mẽ, đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc (Tử hĩ, đồ nhuế, si).
- Cách sử dụng từ ngữ: Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm (những từ ngữ chỉ đại lượng không gian, thời gian rộng lớn, mang tầm vóc vũ trụ - Đặc trưng thơ tỏ chí trung đại đó cũng là đặc trưng trong bút pháp thơ của Phan Bội Châu.
2/ Nội dung
- Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng một người anh hùng, tràn đầy ý thức về cái tôi của mình, cái tôi ý thức đầy trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước, để từ đó thể hiện vai trò của mình với giang sơn đất nước.
- Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ Em hãy làm rõ hơn nét mới trong quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu.
- Dẫn chứng về quan niệm chí làm trai của các tác giả trước.
- Nét mới: Phan Bội Châu đã thổi hồn vào "bổn phận" làm trai muôn thuở ấy hơi thở của thời đại, của cái tôi trữ tình với đất nước. Nó không còn là giấc mộng công danh gắn với hai chữ trung hiếu như truyền thống của văn học trung đại mà vươn đến một tầm vóc, một lí tưởng sống lớn lao hơn nhiều, lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
2/ Em hãy làm rõ hơn nét mới trong quan niệm về lẽ sống chết của Phan Bội Châu thể hiện ở hai câu luận.
"Chết vinh còn hơn sống nhục" của triết lí dân gian từng được nhắc đến nhiều lần trong thơ văn yêu nước chống Pháp. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từng quyết liệt: "Sống làm chi theo quân tả đạo... sống làm chi ở lính mã tà", "Thác mà trả nước non rồi nợ...thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ." Ở một đất nước có lịch sử ngàn năm chống ngoại xâm, tư tưởng về lẽ sống - chết, vinh - nhục của mỗi cá nhân dường như đã được mặc nhiên khẳng định.
- Nét mới: Câu thơ giàu sức lay động bởi nhiệt huyết, tình cảm của người nói ra. Nó thấm nỗi đau can tràng bởi hiện thực phơi bày trước mắt "non sông đã chết". Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ rối thất bại, rơi vào bế tắc, đất nước mất trọn vào tay kẻ thù.
3/ Từ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, em rút ra được những bài học gì về lí tưởng, khát vọng sống của bản thân?
Gợi ý: sống có lí tưởng, sống có ước mơ, hoài bão, bất chấp gian lao, thử thách để thực hiện lí tưởng...
4/ Viết cảm nhận của em về tâm trạng của người ra đi trong "Lưu biệt khi xuất dương".
4/ Hướng dẫn tự học
a. Bài cũ
- Viết hoàn thành bài tập 4.
- Học thuộc lòng bài thơ.
b. Bài mới
- Soạn bài "Nghĩa của câu":
+ Xem trước các ví dụ Sgk.
--------------------------eõf------------------------------
Ngày soạn: 20/12/2011
Tiết 74
NGHĨA CỦA CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thông tin) và nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm).
- Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt nghĩa sự việc vào hai thành phần bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
1/ Kiến thức
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2/ Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
- Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
3/ Thái độ
Có ý thức nắm bắt hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thông tin). Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm).
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Trong giao tiếp nghĩa của câu được mọi người cảm nhận theo thói quen, kinh nghiệm. Bài học này sẽ giúp chúng ta có được những cơ sở khoa học để nhận thức tốt hơn về vấn đề đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu
- Hs đọc bài tập 1 Sgk.
- Cặp câu a1 và a2 đều cùng đề cập đến một sự việc, đó là sự việc gì?
- Nhưng lại có sự khác nhau giữa hai câu. Đó là sự khác nhau gì?
- Tương tự câu b1 và câu b2 có sự giống và khác nhau nào?
- Từ sự so sánh trên em có thể rút ra được những nhận định nào về hai thành phần nghĩa của câu?
- Qua phân tích ngữ liệu ở trên, em hãy cho biết: Thế nào là nghĩa sự việc?
- Nghĩa sự việc thường được biểu hiện trong câu như thế nào?
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu là gì?
- Hs phân tích ví dụ Sgk.
- Một số những lưu ý nào đối với nghĩa của câu ở sự việc tồn tại và sự việc quan hệ?
- Trong câu, những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò gì? Hãy nêu ví dụ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs luyện tập
- Gv yêu cầu hai học sinh trả lời.
- Một học sinh đọc câu thơ, học sinh khác nêu sự việc ở câu thơ đó.
- Hs nhận xét, làm vào vở.
- Hs đọc bài tập 2.
- Hs thảo luận theo bàn.
- Gọi các bàn trình bày trước lớp.
- Gv: Chú ý ở câu c có hai sự việc và hai tình thái.
- Sự việc trong câu này là gì?
- Giải thích nghĩa tình thái của những từ được đưa ra: hình như, có thể, hẳn, lẽ nào, họa chăng.
I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
1/ Xét ví dụ:(BT1/Sgk/Tr6)
a1. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng...
b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng...
a. Cặp câu “a.1” và “a.2”
- Cả 2 câu đều đề cập đến cùng một sự việc: Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nho nhỏ”.
- Khác nhau: Câu “a.1” kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (bởi từ “hình như”). Câu “a.2” chỉ đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
b. Cặp câu “b.1” và “b.2”
- Cùng đề cập đến sự việc “ người ta cũng bằng lòng”.
- Khác nhau:
+ Câu b.1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.
+ Câu b.2: chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
2/ Kết luận:
- Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thơng tin): là nghĩa đề cập đến một hay nhiều sự việc. Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm): là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.
II. NGHĨA SỰ VIỆC
1/ Khái niệm: Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Sự việc biểu hiện hành động.
+ Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại
+ Sự việc biểu hiện quan hệ.
+ Sự việc biểu hiện sự tồn tại.
2/ Lưu ý
- Ở sự việc tồn tại, có thể câu chỉ có 2 bộ phận:
+ Động từ tồn tại (có, còn , mất, hết..).
+ Sự vật tồn tại ( khách, tiền, gạo, đệ tử, ông , tơi)
+ Có thể thêm bộ phận thứ 3 : nơi chốn hay thời gian tồn tại (Trong nhà có khách)
+ Ở vị trí động từ tồn tại, có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại (Ngồi song thỏ thẻ oanh vàng)
- Ở sự việc quan hệ thì có nhiều loại quan hệ như đồng nhất (là), sở hữu (của), so sánh như, giống, hệt, tựa, khác,...), nguyên nhân (vì, tại, do, bởi,...), mục đích (để, cho,...)
- Trong câu, những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, hoặc các thành phần phụ khác.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ
- Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong)à sự việc trạng thái.
- Câu 2: một sự việc (thuyền bé) à đặc điểm.
- Câu 3: một sự việc (sĩng gợn)à quá trình.
- Câu 4: một sự việc (lá đưa nhanh) à quá trình.
- Câu 5: hai sự việc (tầng mây - lơ lửng) àtrạng thái; (trời xanh ngắt)à đặc điểm.
- Câu 6: hai sự việc (ngõ trúc- quanh co) à đặc điểm; (khách – vắng teo)à trạng thái.
- Câu 7: Hai sự việc (tựa gối, buơng cần) à tư thế.
- Câu 8: Một sự việc ( cá đớp) à hành động.
Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu:
- Câu a:
+ Nghĩa sự việc: nói về Xuân.
+ Nghĩa tình thái: sự danh giá là có thực (thể hiện ở các từ thực), nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (kể); còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.
- Câu b:
+ Nghĩa sự việc: Quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.
+ Nghĩa tình thái thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề.
- Câu c: Câu này có hai sự việc và hai tình thái:
+ Sự việc thứ nhất : họ cũng phân vân như mình. à thái độ phỏng đốn chưa chắc chắn. ( từ “dễ”= có lẽ, hình như).
+ Sự việc thứ hai: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không à người nói nhấn mạnh bằng 3 từ tình thái (“đến chính ngay” mình)
Bài tập 3:
- Sự việc: một người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trong người tài không phải là người xấu.
- Cần chọn từ: hẳn.
4/ Hướng dẫn tự học
a. Bài cũ
- Học sinh nắm được khái niệm hai thành phần nghĩa của câu.
- Hoàn thiện phần bài tập Sgk.
b. Bài mới
- Soạn bài: "Hầu trời" – Tản Đà
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời những câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.
--------------------------eõf------------------------------
Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 75
HẦU TRỜI
(Tản Đà)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ trong quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
1/ Kiến thức
- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ trong quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động...
2/ Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Bình giảng những câu thơ hay.
3/ Thái độ
Học sinh biết nhận thức bản thân với tư cách chủ thể giữa cõi nhân gian này.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu và phân tích những điểm mới mẻ trong quan niệm chí làm trai của tác giả so với quan niệm của đại trượng phu hào kiệt trong chế độ xã hội phong kiến.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Lên thiên giới, xuống âm cung, sống với tiên, triều kiến Ngọc hoàng Thượng đế, trần tình trước Diêm Vương...là đề tài thường thấy trong nhiều sáng tác dân gian và văn học viết thời trung đại: Cóc kiện trời, Từ Thức gặp tiên, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên...Có bao nhiêu chuyện li kì có thể kể về những chuyến du hành như thế, về cuộc gặp những "con người" như thế. Và hàng loạt vấn đề của kiếp nhân sinh của được người ta nhận thức một cách sâu sắc. Sang đầu thế kỉ XX, nhà nho tài tử cuối mùa là Tản Đà như vẫn còn lưu luyến mộng xưa, từng ao ước được chị Hằng "nhắc lên chơi" nơi cung Quảng, để rồi một lần được trời sai gọi thì thích thú mãi nên hào hứng đã viết ra bài Hầu trời để chia sẻ cùng độc giả.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Gv gọi Hs đọc Tiểu dẫn.
- Dựa vào phần tiểu dẫn – SGK, em hãy giới thiệu một vài nét chính về tác giả Tản Đà?
- Phong cách thơ văn của ông có gì đặc sắc?
- Hãy kể tên các tác phẩm tiêu biểu của tác giả Tản Đà?
- Sự nghiệp thơ văn của ông được đánh giá như thế nào?
- Gv nêu một số nhận định của các nhà nghiên cứu về Tản Đà: “Thơ ông là gạch nối của hai thời đại thi ca”, “Người của hai thế kỷ”(Hoài Thanh), là “người dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh), là “người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932-1945.
- Em hãy nêu xuất xứ và cho biết bố cục bố cục của văn bản này?
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ với giọng kể chuyện, thay đổi giọng đọc theo diễn biến câu chuyện.
+ Phần đầu: chậm rãi, khôi hài.
+ Phần thi sĩ đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe cần đọc với giọng hào hứng, phấn khởi.
+ Đoạn thơ kể về lời an ủi, động viên của Trời đọc vỗ về, chậm rãi.
- Câu chuyện xảy ra vào lúc nào? Và nói về việc gì?
- Nhân vật trữ tình ở đây là ai? Mang tâm trạng gì?
- Nhận xét biện pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng trong khổ 1?
- Với cách giới thiệu như vậy đã gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
- Thái độ của thi nhân khi đọc thơ như thế nào?
- Thái độ của người nghe thơ (Trời và chư tiên) ra sao?
- Em thấy thái độ của các vị chư tiên có điều gì đặc biệt ?
- Thi nhân kể gì về hoàn cảnh của mình cho Trời nghe?
- Gv nói thêm: Cách xưng hô ở một số danh sĩ khác:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
(Nguyễn Công Trứ )
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quyệt rồi
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
- Em nhận thấy cuộc sống của tác giả như thế nào qua lời kể của ông với Trời?
- Gv diễn giảng: Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội bấy giờ – một cuộc sống cơ cực, tủi hổ, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, Một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn, nhà thơ khác. ( Liên hệ cuộc đời nhà văn Nam Cao chẳng hạn và cuộc đời thật của Tản Đà. Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.)
- Trời giao cho nhà thơ nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ mà Trời giao cho có ý nghĩa như thế nào?
- Hãy nêu những chi tiết chứng minh cái "ngông" của Tản Đà?
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Gv hướng dẫn Hs khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- Tản Đà (1889 – 1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu.
- Quê: Hà Tây.
- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, học chữ Hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.
- Phong cách thơ văn: Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái. Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
- Các tác phẩm tiêu biểu:( SGK)
- Ông đạt thành tựu trên nhiều lĩnh vực, nhưng thực sự nổi bật về thơ. Thơ ông là điệu tâm hồn mới mẻ với cái tôi lãng mạn bay bổng; vừa hài hoà, phóng khoáng, ngông nghênh lại vừa
File đính kèm:
- tuan 20.doc