A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Thấy được tài năng thơ Nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ
1/ Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng của tác giả.
- Sự tinh tế tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh, trong sử dụng ngôn tử của Nguyễn
Khuyến.
2/ Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích bình giảng thơ.
3/ Thái độ
- Qua vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, học sinh có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thái độ thêm trân trọng nhà thơ Nguyễn Khuyến.
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 2 - Tiết 5 đến tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 03/08/2012
Tiết 5
CÂU CÁ MÙA THU
( Nguyễn Khuyến)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Thấy được tài năng thơ Nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ
1/ Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng của tác giả.
- Sự tinh tế tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh, trong sử dụng ngôn tử của Nguyễn
Khuyến.
2/ Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích bình giảng thơ.
3/ Thái độ
- Qua vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, học sinh có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thái độ thêm trân trọng nhà thơ Nguyễn Khuyến.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. Tích hợp so sánh với hai bài “Thu vịnh”, “Thu ẩm”.
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Nguyễn Khuyến và quê hương của tác giả.
2/ Học sinh
- SGK, học bài cũ.
- Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Tự tình II. Tại sao có thể nói Tự tình II của Hồ Xuân Hương là một nỗi đợi chờ?( Đợi chờ điều gì? Đợi chờ như thế nào?)
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Trong các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng cảnh nông thôn Việt Nam. Điều đó không chỉ được thể hiện qua tình yêu của nhà thơ đối với cảnh vật mà còn là sự đánh giá về nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả cảnh, tả tình của ông. Điều đó được thể hiện rất rõ trong chùm thơ thu mà đặc biệt là Thu điếu
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Trong di chúc, Nguyễn Khuyễn dặn con:
“Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng con nhà Nguyễn cáo về đã lâu”
Phần tiểu dẫn trong SGK cho em biết gì về vị “con nhà Nguyễn cáo về đã lâu” đó?
+ Hs theo dõi Sgk, trả lời.
+ Gv tổng hợp, bổ sung, đưa thêm một số hình ảnh của Nguyễn Khuyến để Hs hiểu thêm về tác giả.
- Nêu những nét chính về sự nghiệp của tác giả?
- Nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ “Thu điếu”
- Gv đọc cho Hs nghe bài “Thu vịnh”, “Thu ẩm”.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Nhịp ngắt chủ yếu 2/2/3 (hoặc 4/3).
+ Gv đọc mẫu.
+ Hs đọc.
- Bức tranh thiên nhiên được thu vào bài thơ từ điểm nhìn nào? Từ điểm nhìn ấy tác giả đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Cảnh sắc màu thu được Nguyễn Khuyến khắc họa như thế nào? (hình ảnh, màu sắc, đường nét).
- Nêu cảm nhận của em về không gian thu mà Nguyễn Khuyến đã thể hiện ở “Thu điếu”?
- Hs trình bày.
- Gv chốt.
- Như vậy, “Thu điếu” đã vẽ nên một bức tranh mùa thu như thế nào?
- “Cảnh nào ảnh chẳng đeo sầu”, bức tranh thu được hé mở cho chúng ta tình thu của người trong cảnh. Đó là nỗi lòng gì của tác giả?
- Em hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Khuyến để làm rõ những tâm sự u hoài, thời thế của tác giả?
- Hs trả lời.
- Gv làm rõ.
* Hoạt động 3: Tổng kết
Gv hướng dẫn Hs khái quát những nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909)
- Lớn lên và sống ở quê nội làng Và – Yên Đổ - Bình Lục – Hà Nam.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo.
- Học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan 10 năm, phần lớn cuộc đời ông làm nghề dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
- Con người cương trực tiết tháo, kiên quyết bất hợp tác với thực dân Pháp. Cuộc đời của một tri thức giàu tài năng, có cốt cách khí tiết cao đẹp, có tấm lòng yêu nước, thương dân.
b. Sự nghiệp
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm.
- 800 bài (thơ, văn, câu đối).
- Nội dung: (SGK)
- Được mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.”
2/ Bài thơ Thu điếu
- Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Cảnh thu
* Điểm nhìn:
Tầng mây
Ngõ trúc Thuyền câu Lá vàng
Ao thu, sóng biếc
à Bao quát ra xung quanh
Hướng lên cao.
Quay trở lại điểm nhìn ban đầu
à Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Cảnh sắc mùa thu mở ra theo nhiều chiều hướng sinh động.
* Cảnh sắc thu:
- Hình ảnh: ao, lá vàng, trời xanh, ngõ trúc à quen thuộc, đặc trưng.
- Màu sắc: trong veo, sóng biếc, xanh ngắt, lá vàng.
- Đường nét: đường bao thanh mảnh của rừng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu à mảnh mai tinh tế.
- Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng đưa vèo, tầng mây lơ lửng à khe khẽ.
à Trời thu đẹp dịu nhẹ, thanh sơ, hồn thu dân dã của làng quê Bắc Bộ.
* Không gian thu:
- Ao thu lạnh lẽo.
- Vắng: một chiếc thuyền câu, vắng teo.
- Tĩnh lặng:chuyển động, đường nét khẽ khàng.
à Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, một cái động nhỏ ở cuối bài và những chuyển động khẽ khàng của lá, của lá không phá vỡ được bầu không khí tĩnh lặng à tăng thêm sự im ắm, tĩnh mịch của cảnh vật.
à Bức tranh mùa thu đẹp nhưng vắng lặng, đượm buồn, điển hình cho mùa thu làng quê Việt Nam.
2/ Tình thu
- Nhan đề: “Câu cá mùa thu” là một cái cớ để bộc lộ tâm tình.
- Cảm nhận cảnh thu:
+ Vẻ đẹp bình yên dân dã.
+ Quan sát bằng thị giác, cảm nhận bằng tất cả các giác quan.
à Tâm hồn nhạy cảm. Tấm lòng yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương vùng nông thôn Việt Nam.
- Không gian thu: vắng, lạnh, tĩnh à tâm hồn thi nhân cũng lạnh lẽo, vắng lặng và cô quạnh.
- Hai câu cuối:
+ Câu cá: thư thế bất động
+ Tiếng động nhỏ: giật mình.
(Bị đánh thức không yên tĩnh)
à tâm sự u hoài thời thế.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Bài thơ sử dụng những nét vẽ hiện thực, hình ảnh từ ngữ đậm đà tính dân tộc.
2/ Nội dung
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.
4/ Củng cố
- Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam?
- Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ?
5/ Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm và đọc thuộc hai bài Thu vịnh và Thu ẩm. Theo Xuân Diệu thì trong ba bài thơ thu Thu điếu điển hình hơn cả. Hãy chứng minh ý kiến đó.
- Chuẩn bị bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”
+ Ôn lại những kiến thức đã học về văn nghị luận.
+ Thế nào là thao tác phân tích đề? Sự cần thiết của thao tác này khi viết bài văn nghị luận?
+ Các bước để lập dàn ý.
-----------------------------------------fõe------------------------------------------
Ngày soạn: 08/08/2012
Tiết 6
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận.
- Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
1/ Kiến thức
- Các nội dung cần tìm hiểu trong một bài văn nghị luận.
- Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận
- Yêu cầu mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận
- Một số vấn đề xã hội, văn học.
2/ Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
3/ Thái độ
Có ý thức rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn.
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11 ...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng ta đã làm quen với văn nghị luận, đặc biệt là đã rèn luyện được một số kĩ năng như: cách lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứ...Để làm được một bài tập làm văn hay, chặt chẽ, có sức thuyết phục đòi hỏi khâu đầu tiên đọc, phân tích đề, lập dàn ý là rất quan trọng. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những công đoạn này để có được bài viết tốt nhất. Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I – Phân tích đề
- Gv yêu cầu học sinh đọc các đề bài và trả lời câu hỏi ở dưới (SGK / 23)
+ Học sinh đọc và trình bày.
+ Gv chốt.
- Vì sao nhất thiết phải học phân tích đề.
+ Hs trình bày.
+ Gv chốt: phân tích đề là công việc đầu tiên. Phân tích đề không đúng, mọi khâu tiếp theo sẽ sai theo.
- Trong các lớp dưới em đã phân tích nhiều đề văn nghị luận. Hãy cho biết đề bài là gì và phân tích đề là làm gì?
- Phải phân tích đề như thế nào để đạt được những yêu cầu đã nêu trên?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II – Lập dàn ý.
- Gv nói nhanh về mối quan hệ giữa phân tích đề và lập dàn ý.
+ Phân tích đề : yêu cầu cụ thể à dàn ý (bản kế hoạch) – cách thực hiện.
+ Không phân tích đề: không có định hướng lập dàn ý.
+ Dàn ý không tốt: kết quả phân tích đề không còn ý nghĩa.
- Việc lập dàn ý gồm những bước nào?
- Tìm luận điểm, luận cứ ở đâu?
à Bài học nhà trường và thực tế cuộc sống-
- Luận điểm, luận cứ đưa vào dàn ý phải đạt yêu cầu như thế nào?
(Chính xác, phù hợp, đầy đủ, tiêu biểu)
- Việc sắp xếp luận cứ, luận điểm cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể nào?
(Hợp logic,hợp tâm lí tiếp nhận của người đọc)
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài 1/ Sgk.
+ Hs đọc.
+ Gv hướng dẫn hs lập dàn ý cho đề bài.
+ Hs suy nghĩ trả lời.
+ Gv nhận xét, ghi dàn ý lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Hs đọc lại đề bài.
+ Hs trình bày những luận điểm chính của bài cần triển khai.
+ Gv nhận xét.
+ Hs viết dàn ý vào vở.
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
1/ Xét VD SGK
a. Đề 1
- Có định hướng cụ thể.
- Vấn đề cần nghị luận: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Nội dung:
+ Điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Phương pháp: sử dụng các thao tác lập luận, bình luận, giải thích, chứng minh. Dẫn chứng từ thực tế xã hội là chủ yếu.
b. Đề 2
- Tự xây dựng hướng triển khai.
- Vấn đề cần nghị luận: tâm sự của hồ Xuân Hương.
- Yêu cầu về nội dung: nêu suy nghĩ của bản thân về diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương.
- Phương pháp: phân tích, nêu cảm nghĩ.
- Phạm vi: thơ Hồ Xuân Hương.
2/ Kết luận
- Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.
- Mục tiêu: Tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của đề bài.
- Khi phân tích đề,cần đọc kĩ đề bài,chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung,hình thức,phạm vi tư liệu cần sử dụng.
II. LẬP DÀN Ý
1/ Xác lập luận điểm (Ý lớn của bài viết).
2/ Xác định luận cứ ( lí lẽ và dẫn chứng phục vụ cho luận điểm)
3/ Sắp xếp luận điểm, luận cứ thành dàn ý.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1
- Mở bài
- Thân bài.
* Con người Việt Nam có nhiều điểm mạnh:
- Thông minh.
- Sự nhạy bén với cái mạnh.
- Sự cần cù chịu khó.
à Lí lẽ, dẫn chứng
- Vd: Ngô Bảo Châu. Robôcn, Olynpic
* Con người Việt Nam có nhiều điểm yếu
- Chạy theo thời thượng
- Lối học chay, học vẹt
- Sự thoả mãn
àLí lẽ, dẫn chứng
Chọn lọc học ngành để kiếm tiền
*Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
2/
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về vị trí, tài năng vànhững đóng góp của Hồ Xuân Hương về thơ Nôm. Khái quát bài Tự tình II
b. Thân bài:
- Cách sử dụng từ ngữ thể hiện được tâm trạng: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, tí con con, san sẻ.
- Cách sử dụng các hả thể hiện bi kịch của nhà thơ: chén rượu hương đủa, vầng trăng, xuân di xuân lại.
- Cách sử dụng linh hoạt thế thơ Đường luật: đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lung trôi qua
- Kết
+ Đánh giá
+ So sánh
4. Củng cố
- Chốt lại kiến thức cơ bản
5. Dặn dò
- Hoàn thiện phần luyện tập. Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề bài tập 2.
- Chuẩn bị: Thương vợ - Tú Xương
+ Hình ảnh bà Tú.
+ Tâm sự của ông Tú.
+ Đọc văn bản, tìm hiểu cuộc đời của Tú Xương.
-----------------------------------------fõe------------------------------------------
Ngày soạn: 08/08/202012
Tiết 7
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
1/ Kiến thức
- Thao tác phân tích và mục đích phân tích.
- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
2/ Kĩ năng
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của cách phân tích trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học
3/ Thái độ
Có thái độ tập trung học tập, biết viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Đặt câu hỏi, diễn giảng, thảo luận, vẽ sơ đồ, tích hợp...
- Phương tiện: SGV, SGK, sách chuẩn bị kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 11, giáo án.
2/ Học sinh
- Học bài cũ làm bài tập đầy đủ.
- Đọc SGK, SBT và các tài liệu tham khảo để củng cố kiến thức đã học, soạn bài và chuẩn bị bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận?
3/ Bài mới
* Dẫn nhập: Trong bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích giữ vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến sự thành công của bài văn. Thao tác lập luận phân tích nhằm mục đích gì, cách thức tiến hành như thế nào, bài học hôm nay sẽ làm rõ những vấn đề này.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I.
+ Gv đề nghị Hs kể lại những hoạt động thường được gọi là phân tích mà các em vẫn thường gặp trong đời sống ( VD: phân tích đề bài, phân tích thiệt hơn, phân tích thành phần hóa học)
+ Hs lấy Vd.
- Trong tất cả các trường hợp ấy từ phân tích có ý nghĩa chung nào?
- Gv gọi học sinh đọc đoạn trích ở mục I SGK.
- Hs đọc.
- Trong đoạn trích này tác giả có làm công tác phân tích không? Vì sao?
- Gv gợi mở. (Tác giả có nêu vấn đề cần xem xét? Tác giả có chia vấn đề thành từng phần, từng yếu tố không?)
- Nhưng có phải cứ làm công việc phân tích là có ngay một lập luận phân tích không? Vì sao?
- Đoạn trích trong SGK có phải là một lập luận phân tích không? Vì sao?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II.
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn trích SGK.
- Hs đọc.
- Em hãy phân tích cách phân tích đối tượng trong đoạn trích đó?
-Vậy muốn phân tích chúng ta phải làm gì?
*Hoạt động 3: Luyện tập.
- Gv yêu cầu Hs làm bài tập 1 Sgk
- Hs làm bài
- Gv hướng dẫn và yêu cầu Hs về nhà hoàn thiện những bài tập còn lại.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
1/ Mục đích
- Phân tích là chia một sự vật, sự việc, vấn đề ra thành các phần nhỏ để xem xét cặn kẽ, chi tiết nhằm mục đích nhận thức được chúng một cách đúng đắn, sâu sắc hơn.
- Mục đích của phân tích: làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng( sự vật, hiện tượng).
Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất của sự việc, sự vật, giữa lời nói và việc làm, giữa hình thức và nội dung, giữa ngoài và trong,
2/ Xét ví dụ:
Sự bẩn thỉu, ti tiện của Sở Khanh
Sở Khanh là sự thể hiện mức cao nhất thực tế đồi bại của xã hội phong kiến suy tàn
1
2
3
4
5
1. Sở Khanh thuộc vào số những kẻ sống bằng “nghề” bám vào nhà chứa.
2. Nhưng Sở Khanh tồi tàn hơn những kẻ cùng nghề ở sự giả dối, đội lốt nhà Nho, hiệp khách để lừa gạt.
3. Người bị Sở Khanh lừa gạt lại là Thúy Kiều, người con gái hiếu thảo, đã hết lòng tin hắn, đội ơn hắn.
4. Và Sở Khanh đã lừa gạt Kiều để nàng càng khổ nhục thêm.
5. Đã thế hắn còn vác mặt mo trở lại mắng Kiều và định đánh Kiều.
3/ Yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
- Lập luận phân tích: + Lập luận
+ Phân tích
- Yêu cầu: Ghi nhớ SGK/27
II. CÁCH PHÂN TÍCH
1/ Xét vd (1)/Sgk 26.
Sức mạnh tác quái rất ghê của đồng tiền trong Truyện Kiều.
- Mặt tốt:
+ Từ Hải, Thúc Sinh chuộc Kiều.
+ Kiều báo ân.
+ Kiều báo ân cho người khác.
- Mặt xấu:
+ Tú Bà, Mã Giám Sinh
+ Bị Hồ Tôn Hiến lừa
à Kết luận: Cho nên khi nói về đồng tiền phần nhiều Nguyễn Du rất hằn học và khinh bỉ.
2/ Kết luận
Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn ven, thống nhất.
III. LUYỆN TẬP
1/ Luận điểm: Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong một đêm đau khổ trước lúc nói lời trao duyên cho Thúy Vân.
- Yếu tố nghệ thuật: Hình ảnh (ngon đèn, dòng lệ) ý nghĩa từ bàng hoàng.
- Âm điệu của câu thơ.
b. Luận điểm: Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần.
Chia điều cần bàn thành hai mặt đối lập nhau.
Vận dụng thao tác tổng hợp, sau khi phân tích để rút ra kết luận đầy sức thuyết phục ở cuối đoạn văn.
4/ Củng cố
- Nắm được những kĩ năng cơ bản của thao tác lập luận phân tích.
5/ Dặn dò
- Tập viết các đoạn văn vận dụng thao tác phân tích.
- Soạn bài “Thương vợ” – Trần Tế Xương
-----------------------------------------fõe------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuần 2.doc